[Giải đáp thắc mắc] Có nên tập yoga trong thời kỳ kinh nguyệt không?
Tập yoga mỗi ngày là phương pháp rèn luyện sức khỏe, cải thiện tinh thần được rất nhiều chị em áp dụng. Vậy có nên tập yoga trong thời kỳ kinh nguyệt không? Bài viết của META.vn sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Tập yoga mỗi ngày là phương pháp rèn luyện sức khỏe, cải thiện tinh thần được rất nhiều chị em áp dụng.
Nội dung
Tập yoga trong thời kỳ kinh nguyệt có nên hay không?
Phụ nữ trong những ngày đèn đỏ thường rất nhạy cảm và phải kiêng kị rất nhiều thứ, chẳng hạn như tránh uống đồ lạnh, tránh vận động mạnh, tránh tắm quá lâu, hạn chế ăn đồ chua, đồ cay nóng,… Ngoài những vấn đề này, thì điều mà không ít chị em quan tâm là có kinh có nên tập yoga không.
Theo tiến sĩ Stacy Sims - nhà sinh lý học Mỹ, phụ nữ khi có kinh vẫn có thể tập yoga. Bởi vì khi tập yoga, cơ thể sẽ đổ mồ hôi, giải phóng hooc môn Endorphin, từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả và giúp tinh thần thoải mái hơn. Hơn nữa, các bài tập yoga không đòi hỏi người tập phải vận động mạnh hay dùng quá nhiều sức nên sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe chị em trong thời kỳ kinh nguyệt.
Tập yoga trong thời kỳ kinh nguyệt giúp chị em giảm đau và cải thiện tâm trạng
Những điều nên biết khi tập yoga thời kỳ kinh nguyệt
Tập yoga khi có kinh nguyệt là điều mà chị em nên làm nhưng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Chỉ nên thực hiện những bài tập đơn giản, không có quá nhiều động tác kỹ thuật cao hoặc động tác đòi hỏi dùng nhiều sức.
- Thời gian luyện tập không nên kéo dài quá lâu
- Mặc quần áo tập thật thoải mái
- Để tạo cảm giác thoải mái, tự tin khi tập, chị em có thể sử dụng cốc nguyệt san thay vì băng vệ sinh thông thường để tránh bị tràn khi thực hiện các động tác. Tìm hiểu Hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san
Một số động tác tập yoga không nên thực hiện khi bị hành kinh
Khi bị kinh nguyệt, chị em nên tránh thực hiện các tư thế lộn ngược, trồng cây chuối bởi vì nó làm tăng nguy cơ chảy ngược ống dẫn trứng và có thể gây chứng lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra còn một số tư thế khác mà bạn cũng không nên thực hiện như kỹ thuật khóa cơ thể, vặn, xoắn, thăng bằng tay, các tư thế cần nhiều lực lên vùng xương chậu, bụng,…
Gợi ý bài tập yoga nên thực hiện khi có kinh
Bài tập 1
- Đặt hai đầu gối vuông góc trên mặt thảm tập, khoảng cách giữa hai đầu gối rộng hơi lưng.
- Hai tay chống lên hông rồi từ từ bẻ cong phần hông xuống và uốn người về phía sau.
- Giữ chặt bắp đùi, đưa người thấp hơn về phía sau. Tiếp đó, đưa tay hai tay di chuyển từ mông xuống bắp chân và dần xuống gót chân. Đặt tay nhấn vào phần gót.
- Thả lỏng người, giữ nguyên tư thế này trong 10 giây rồi nhấc bàn chân lên, rướn người trở về vị trí ban đầu.
Tư thế trong bài tập 1
Bài tập 2
- Nằm trên thảm tập yoga sao cho phần đốt sống và thắt lưng chạm với mặt thảm.
- Co gối, từ từ áp sát đùi vào bụng và dùng hai tay ôm trọn lấy đầu gối. Tư thế này giúp các bộ phận bên trong cơ thể được thư giãn nên rất tốt cho chị em trong kỳ kinh nguyệt.
Tư thế trong bài tập 2
Bài tập 3
- Nằm sấp trên thảm yoga rồi từ từ chuyển sang tư thế quỳ gối vuông góc với mặt thảm.
- Hai đầu gối quỳ, hai tay đặt dưới và rộng bằng vai.
- Để bàn chân tiếp xúc với mặt sàn, các ngón tay xòe đều.
- Đẩy người lên từ từ, sau đó duỗi thẳng đầu gối.
- Để đầu nằm giữa hai cánh tay và nâng hông lên từ từ cho đến khi bạn cảm thấy hơi căng ở phần chân và lưng.
- Hít thở sâu, chậm rãi
Tư thế trong bài tập 3
>>> Tham khảo thêm:
- Cách tính ngày rụng trứng chu kỳ 28 - 30 ngày để thụ thai chính xác
- Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh nguyệt không đều
- Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là chuẩn? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt cực đơn giản
Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc có nên tập yoga trong thời kỳ kinh nguyệt không. Để được tư vấn và đặt mua các loại thảm tập yoga chất lượng, giá rẻ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo website META.vn hoặc gọi tới hotline dưới đây.
Bạn đang xem: [Giải đáp thắc mắc] Có nên tập yoga trong thời kỳ kinh nguyệt không?
Chuyên mục: Thể thao
Các bài liên quan
- Ngày đèn đỏ có nên dùng dung dịch vệ sinh? Vệ sinh kinh nguyệt thế nào là đúng cách?
- Nhảy dây có to chân không? Nhảy dây bị đau bắp chân phải làm gì?
- Cách nhảy dây cho người mới bắt đầu và những điều cần lưu ý
- Dây nhảy thể dục là gì? Có những loại nào? Cách chọn dây nhảy thể dục
- Trẻ em nhảy dây có tốt không? Mua dây nhảy thể dục cho bé loại nào tốt?
- Vòng tứ kết là gì? Tứ kết rồi đến gì?