Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là chuẩn? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt cực đơn giản
Kinh nguyệt đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe sinh sản của nữ giới, nhưng nhiều chị em vẫn chưa biết chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là chuẩn nhất? Hãy cùng META tìm hiểu về vấn đề này và tham khảo cách đơn giản để tính chu kỳ kinh nguyệt nhé!
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là chuẩn?
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là chuẩn?
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý thông thường ở các bạn gái, chị em phụ nữ. Nó được định nghĩa là hiện tượng chảy máu tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt giảm đột ngột estrogen hoặc cả estrogen cùng progesteron có tính chất chu kỳ. Kinh nguyệt thường xuất hiện mỗi tháng 1 lần trong độ tuổi sinh đẻ, tức là từ khi bắt đầu dậy thì đến thời kỳ mãn kinh. Trong thời kỳ này, chị em phụ nữ thường phải sử dụng các sản phẩm thấm, hút kinh nguyệt như băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san... để đảm bảo vệ sinh, tránh khỏi các bệnh phụ khoa.
Kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng là do có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, trật tự và phức tạp của hệ thống nội tiết sinh sản bên trong cơ thể người phụ nữ bao gồm vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng. Nếu như một trong những vùng này hoạt động bất thường sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt cũng như ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và sức khỏe của bản thân người phụ nữ. Vì vậy, hiện nay, rất nhiều người quan tâm đến vấn đề chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là chuẩn nhất.
Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo, chuẩn nhất thường là 28 - 30 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt lặp lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32 - 35 ngày cũng vẫn được coi là bình thường. Độ dài ngày "đèn đỏ" thường từ 3 - 5 ngày, kéo dài từ 2 - 7 ngày cũng có thể chấp nhận được. Có kinh nguyệt quá 7 - 10 ngày cũng được gọi là bình thường nếu như lượng máu đào thải ra rất ít.
Bên cạnh đó thì sự dài ngắn giữa các chu kỳ có sự chênh lệch cũng là điều khá bình thường. Ví dụ nếu chu kỳ kinh nguyệt tháng trước của bạn là 28 ngày thì chu kỳ tháng sau là 30 ngày cũng không phải vấn đề. Đôi khi, nhiều tác nhân khách quan và chủ quan như tâm lý căng thẳng hay bệnh tật, sử dụng thuốc... cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có thể bị sai khác hoặc trì hoãn nên bạn không cần phải lo lắng khi lỡ một chu kỳ.
Để xác định chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình, chị em nên quan sát khoảng 3 - 4 tháng liên tục. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng chu kỳ rối loạn không có quy luật, tắt kinh dài ngày mà không mang thai... thì tốt nhất nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.
>>> Xem thêm: Cốc nguyệt san là gì? Có nên dùng cốc nguyệt san không?
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản cho chị em
Nhiều chị em thường không có thói quen tính kỳ kinh nguyệt mà hay mặc kệ khi nào đến thì đến. Đây không phải là điều gì quá nguy hại, tuy nhiên việc biết được cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em nắm rõ chu kỳ kinh, xác định ngày rụng trứng. Từ đó, chị em có thể dễ dàng tính được ngày đậu thai và tránh thai an toàn cũng như sớm phát hiện những triệu chứng bất thường của cơ thể, đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt nhất cho bản thân.
Theo lời khuyên của các chuyên gia về sản phụ khoa thì chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của chu kì này đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo. Sau đây là cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản nhất cho các chị em:
-
Bước 1: Đánh dấu ngày bắt đầu khi kinh nguyệt xuất hiện để theo dõi sát sao chu kì của bản thân.
-
Bước 2: Theo dõi liên tục đến ngày bắt đầu của chu kì tiếp theo và đánh dấu tiếp tục.
-
Bước 3: Qua 2 bước trên bạn đã có được ngày đầu tiên giữa 2 chu kỳ, từ đó, bạn sẽ dễ dàng tính được thời gian lặp lại giữa các chu kỳ là bao lâu.
-
Bước 4: Theo dõi liên tục trong khoảng 6 tháng, bạn sẽ có được kết quả trung bình và biết được chu kì tiếp theo rơi vào ngày nào.
Ví dụ: Một người có kỳ kinh bắt đầu chu kì lần 1 vào ngày 20/6/2020 và ngày bắt đầu chu kì lần 2 là 19/7/2020 thì thời gian giữa 2 kỳ kinh nguyệt người này là 30 ngày.
Một chu kỳ kinh nguyệt được phân chia thành hai phần: Chu kỳ buồng trứng và chu kỳ niêm mạc tử cung.
- Chu kỳ buồng trứng là thời điểm nhóm các nang trứng tạo thành một đoàn hệ. Chúng được kích thích bởi nồng độ tăng dần và được phân chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn nang noãn và giai đoạn hoàng thể. Cuối giai đoạn nang noãn là thời điểm phụ nữ có khả năng thụ thai cao nhất. Nếu noãn phóng ra không được thụ tinh, sau 14 ngày, hoàng thể sẽ thoái hóa gây nên hiện tượng tụt giảm đột ngột estradiol và progesteron. Đây gọi là hoàng thể chu kỳ, giai đoạn này kéo dài trung bình 14 ngày và cố định ở tất cả mọi chu kỳ kinh và mọi phụ nữ.
- Niêm mạc tử cung bao gồm 2 phần là màng rụng đáy ở dưới và màng rụng chức năng ở trên. Màng rụng đáy có nhiệm vụ tái tạo lại niêm mạc tử cung sau khi hành kinh, còn màng rụng chức năng là phần niêm mạc bị bong ra hàng tháng khi hành kinh. Chu kỳ niêm mạc tử cung thường được phân chia thành 3 giai đoạn là giai đoạn tăng sinh, giai đoạn chế tiết và hành kinh.
>>> Xem thêm:
- Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh nguyệt không đều
- Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày đơn giản cho chị em
Cách nhận biết chu kỳ kinh nguyệt khác thường
Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người thường khác nhau, có người dài, có người ngắn. Điều này tạo ra tâm lý chủ quan, nhiều người nghĩ rằng những thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt xảy ra do thời tiết, ăn uống không hợp lý... từ đó tạo điều kiện cho những mầm bệnh gây hại phát triển trong cơ thể và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta thường xuyên phải tự theo dõi và phát hiện những bất thường để có thể kịp thời đến các cơ sở y tế chữa trị.
Dưới đây là một số bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt dễ nhận biết mà bạn cần chú ý:
- Rong kinh: Là hiện tượng khi kinh nhiều và ra quá 7 ngày, có tính chu kỳ.
- Rong huyết: Là hiện tượng ra máu dài hơn 7 ngày nhưng không mang tính chu kì.
- Rong kinh - rong huyết: Là hiện tượng rong kinh kéo dài trên 15 ngày. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được chuẩn đoán bệnh lý kịp thời.
- Cường kinh: Là hiện tượng máu kinh nguyệt ra nhiều và diễn ra dài ngày khiến sức khỏe chúng ta bị giảm sút mạnh do mất nhiều máu.
- Thiếu kinh: Là hiện tượng lượng kinh nguyệt ra ít và chỉ trong thời gian ngắn khoảng 1 - 2 ngày.
- Kinh nguyệt không đều và màu sắc thay đổi.
>>> Có thể bạn quan tâm: PMS là gì? Hội chứng tiền kinh nguyệt PMS kéo dài bao lâu, có nguy hiểm không?
Trong "mùa dâu" chúng ta thường nghĩ rằng cơ thể sẽ mất rất nhiều máu, tuy nhiên, trên thực tế, lượng máu mà cơ thể mất đi trung bình chỉ khoảng 2 thìa, nhiều nhất là khoảng 4 - 6 thìa. Vì vậy, nếu bạn phải dậy thay băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san... vào giữa đêm hoặc phải thay với mật độ dày, khoảng 2 - 3 giờ liên tục thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, trong ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt, nếu xuất hiện những cục máu đông nhỏ thì đó cũng là một biểu hiện rất bình thường, nhưng nếu xuất hiện cục máu đông lớn bằng quả bóng golf hoặc hơn thì đây cũng là một biểu hiện không bình thường và bạn nên đi khám ngay lập tức.
>>> Tham khảo:
- Review một số cốc nguyệt san tốt nhất hiện nay cho bạn nữ
- Nên chọn cốc nguyệt san hay băng vệ sinh vào ngày đèn đỏ?
Qua bài viết trên đây, hy vọng rằng các bạn gái trong độ tuổi dậy thì, các chị em phụ nữ đã hiểu chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường cũng như cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản nhất để chăm sóc cơ thể toàn diện hơn. META.vn hiện nay đang cung cấp các sản phẩm cốc nguyệt san chính hãng, một dụng cụ vệ sinh phụ nữ vô cùng tiện lợi cho "kỳ dâu", giúp bạn trải qua 7 ngày này một cách thoải mái và dễ dàng hơn. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, bạn có thể truy cập website của chúng tôi hoặc liên hệ hotline dưới đây:
Bạn đang xem: Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là chuẩn? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt cực đơn giản
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rong kinh là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị rong kinh
- Cách giảm ngứa vùng kín nhanh nhất với 15 mẹo chữa tại nhà
- Cách trị ngứa 2 bên mép vùng kín tại nhà an toàn, hiệu quả
- Đến tháng nên ăn gì? Tới tháng nên uống gì?
- Ngày đèn đỏ có nên dùng dung dịch vệ sinh? Vệ sinh kinh nguyệt thế nào là đúng cách?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?