Định nghĩa của quản trị kinh doanh và ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là gì? học những gì? có nên lựa chọn chuyên ngành này không? Với những quan điểm mập mờ do tìm hiểu chưa sâu, hầu hết học sinh đều đang hiểu sai về ngành nghề đặc thù này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nha!

Quản trị kinh doanh là gì? học những gì? có nên lựa chọn chuyên ngành này không? Với những quan điểm mập mờ do tìm hiểu chưa sâu, hầu hết học sinh đều đang hiểu sai về ngành nghề đặc thù này. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nha!

1Quản trị kinh doanh là gì?

Theo Wikipedia, Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị.

Để có thể thành công với ngành học năng động và nhiều thử thách này , các bạn phải nắm vững những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về từng chuyên ngành cụ thể, kinh tế và xã hội. Đây là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tiến hành thực thi công việc cụ thể và đào sâu nghiên cứu những kiến thức liên quan. Bên cạnh đó, kỹ năng và ngoại ngữ cũng là những yếu tố quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

QTKD

Điểm nổi bật của Ngành

  • Tạo cho sinh viên có tư duy logic, năng động, tự tin, nhạy bén trong kinh doanh
  • Có cơ hội việc làm rộng mở, có khả năng làm việc tại nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp hay các tổ chức kinh tế – chính trị – xã hội đa dạng
  • Có cơ hội học lên cao và học liên thông với các trường nước ngoài.

Mục tiêu Đào tạo

Cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh tại có kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị kế hoạch tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị chuỗi cung ứng.

Có khả năng quản trị điều hành doanh nghiệp, tự khởi nghiệp, đàm phán thương mại, xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, có đầy đủ kiến thức để học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành QTKD hay liên thông với một số trường đại học khác trong và ngoài nước.

2Ngành quản trị kinh doanh học những gì?

Những môn học của ngành Quản Trị Kinh Doanh

Các môn học nằm trong chương trình giảng dạy và đạo của chuyên ngành quản trị kinh doanh được phân thành 3 nhóm là : nhóm môn học đại cương ; nhóm môn học chuyên ngành và nhóm môn học chuyên sâu và bổ trợ 

QTKD

Nhóm môn các môn học đại cương

Hiểu một cách đơn giản thì nó có nghĩa là những môn học về những kiến thức mang tính chất xã hội , dù không có khá nhiều điểm tương đồng đến những môn học chuyên ngành trong việc quản trị doanh nghiệp, thế nhưng kiến thức của những môn học đại cương lại là nền tảng quan trọng trên con đường phát triển về ngành quản trị kinh doanh tương lai sau này. Ở mỗi môn học đại cương, chương trình học sẽ được phân thành từng phần khác để các học viên có thể tiếp thu một cách dễ dàng nhất , cụ thể là:

  • Lý luận chính trị: bao gồm kiến thức về những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin 1; nguyên lý cơ bản của CN Mac - Lênin 2, đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh .
  • Ngoại ngữ: bao gồm tiếng Anh căn bản 1,2,3, tiếng Anh nâng cao 1, 2, 3, tiếng Anh thương mại 1, 2, 3,4 .
  • Tin học đại cương và tùy chương trình giáo dục ở môi trường mà có thể có thêm một số những môn cơ bản ngành khác .
  • Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng: chia thành 3 phần là Giáo dục quốc phòng; Giáo dục thể chất 1 và Giáo dục thể chất 2.

Các môn cơ sở ngành 

  • Kiến thức cơ sở khối ngành: bao gồm kinh tế vĩ mô, kinh tế vĩ mô; quản trị học và giao tiếp kinh doanh
  • Kiến thức cơ sở ngành: bao gồm tiếp thị căn bản; nhập môn QTKD; môi trường kinh doanh quốc tế quan hệ kinh tế quốc tế
  • Kiến thức ngành: nguyên lý kế toán, quản trị dự án; thống kê trong kinh doanh; quản trị sự kiện, quản trị chất lượng, quản trị tiếp thị, thương mại điện tử
  • Kỹ năng mềm: tôi luyện các kỹ năng mềm sẽ bao gồm như: kỹ năng xây dựng kế hoạch & thực thi hiệu quả; kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc hiệu quả; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích vấn đề & logic hóa vấn đề đó; kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng quyết định giải quyết vấn đề .

Các môn học chuyên sâu và bổ trợ

  • Các môn học bổ trợ kiến thức bổ trợ kiến thức quản trị kinh doanh bao gồm như : Luật kinh tế ; thị trường chứng khoán, ngoại ngữ, thanh toán quốc tế; kế toán quản trị .
  • Các môn học chuyên sâu về quản trị kinh doanh bao gồm các môn học như: quản trị dự án; hệ thống sản xuất tinh gọn; quản trị nguồn nhân lực, quản trị marketing, đạo đức kinh doanh; quản trị tài chính; giao tiếp kinh doanh; nghiên cứu thị trường, quản trị rủi ro; quản trị chiến lược, hành vi tổ chức, quản trị chất lượng .

3Các chuyên ngành của quản trị kinh doanh

Những chuyên ngành phổ biến của ngành quản trị kinh doanh là gì nhỉ? Hãy khám phá nhanh 6 chuyên ngành dưới đây nha:

  • Quản trị kinh doanh quốc tế (International Business Administration)

Quản trị kinh doanh quốc tế hay còn biết đến là International business administration. Là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các kế hoạch, lãnh đạo và kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu và phát triển công việc kinh doanh quốc tế.

Các chuyên ngành của quản trị kinh doanh khá hấp dẫn trong đó bản chất của kinh doanh quốc tế là quá trình mà trong đó các nhà quản trị sử dụng các công cụ phương pháp để tác động có mục đích vào quá trình kinh doanh để duy trì và phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

QTKD

  • Quản trị Marketing (Marketing Management)

Ngành Quản trị marketing là một ngành học khá mới, đây là một ngành tích hợp từ ngành Quản trị kinh doanh và Marketing. Với xu thế 4.0 hiện nay thì ngành Quản trị marketing chiếm một vai trò vô cùng quan trọng.

Quản trị marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những mục tiêu đã định của doanh nghiệp.

  • Quản trị kinh doanh tổng hợp (General Business Administration)

Quản trị kinh doanh tổng hợp là một chuyên ngành thuộc ngành quản trị kinh doanh, chuyên đào tạo về quản lý giám sát các hoạt động kinh doanh và nguồn nhân lực. Những người làm việc trong lĩnh vực này sẽ phải lên kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm soát để thực hiện tốt tất cả các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.​

Những kiến thức cần có để làm quản trị kinh doanh tổng hợp:

- Quản trị doanh nghiệp

- Các kiến thức về quản trị học

- Các chiến lược kinh doanh

- Quản trị dự án

- Quản trị bán hàng

- Quản trị sản xuất

QTKD

  • Quản trị doanh nghiệp (Corporate Management)

Đây là một ngành đào tạo các kiến thức chuyên sâu của quản trị kinh doanh. Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý các hoạt động doanh nghiệp.

Ngoài ra sinh viên còn được học những kỹ năng cần thiết của ngành. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên kiến thức, kỹ năng cần thiết để triển khai các kế hoạch kinh doanh, thành lập và điều hành doanh nghiệp, dự toán được kinh phí thực hiện, kiểm soát được tình hình tài chính doanh nghiệp và thẩm định các dự án đầu tư trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay.

  • Quản trị Khởi nghiệp

Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp sẽ phác họa toàn cảnh quá trình một tổ chức, công ty được thành lập, tồn tại, phát triển và đạt đến thành công. Đây được xem là nguồn thông tin giá trị cho những cá nhân có đam mê kinh doanh, nuôi hoài bão làm chủ doanh nghiệp hoặc mong muốn đưa doanh nghiệp gia đình đến một tầm cao mới.

  • Quản trị Logistic (Logistics Management)

Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hoá, dịch vụ... và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiêu thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

4Cơ hội việc làm ngành Quản trị Kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành học mà cơ hội tìm kiếm việc làm hiện nay vô cùng rộng mở. Rất nhiều doanh nghiệp, công ty đều mong muốn tuyển dụng những nhân sự được đào tạo chính quy ngành quản trị kinh doanh. Đây là ngành học có thể làm việc ở rất nhiều những vị trí nghề nghiệp khác nhau.

QTKD

Một số công việc mà những sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc như:

  • Nhân viên phòng Marketing
  • Nhân sự phát triển các dự án
  • Nhân viên phòng kế hoạch
  • Nhân viên kinh doanh
  • Nhân viên giám sát và quản lý kinh doanh
  • Chuyên viên tổ chức nhân sự, tổ chức sự kiện
  • Chuyên viên hành chính tổng hợp, thư ký giám đốc và nhiều vị trí công việc quản lý khác nhau.
  • Có khả năng trở thành CEO quản trị điều hành doanh nghiệp, tự khởi nghiệp, chuyên gia đàm phán thương mại, chuyên gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh…

Bên cạnh đó, nếu bạn có khả năng ngoại ngữ tốt, kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp có thể tham gia làm việc vào các tổ chức nước ngoài. Nói chung là quản trị kinh doanh có thể làm việc ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Đây là lĩnh vực sẽ đem đến cho bạn rất nhiều những cơ hội việc làm hấp dẫn.

Trên đây là định nghĩa của Seeding và lý do cần phải dùng Seeding trong marketing. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về Seeding và có thể phát triển quan hệ gắn bó với khách hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn!

Bạn đang xem: Định nghĩa của quản trị kinh doanh và ngành quản trị kinh doanh

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết