Ngành Quan hệ công chúng (PR) là gì, học ở đâu? Cơ hội việc làm cho khối ngành PR
Bạn đang quan tâm đến ngành Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) nhưng vẫn chưa hiểu rõ về ngành học "hot" này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngành Quan hệ công chúng: Các tổ hợp xét tuyển, trường đào tạo, cơ hội việc làm và một số lưu ý khi học ngành PR nhé!
Bạn đang quan tâm đến ngành Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) nhưng vẫn chưa hiểu rõ về ngành học "hot" này? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu ngành Quan hệ công chúng: Các tổ hợp xét tuyển, trường đào tạo, cơ hội việc làm và một số lưu ý khi học ngành PR nhé!
Xem nhanh
1Ngành Quan hệ công chúng là gì?
Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) là ngành học khá mới mẻ và được nhiều bạn trẻ quan tâm trong các mùa tuyển sinh. Thực chất, Quan hệ công chúng là phương tiện giúp định vị, xây dựng thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp, đồng thời tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa các bên liên quan với nhau.
Người làm ngành Quan hệ công chúng có vai trò tạo ra các chiếc lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa công ty, doanh nghiệp với công chúng, đối tác,...
Hiện nay, nhu cầu định vị thương hiệu, thiết lập mối quan hệ của các công ty, doanh nghiệp ngày càng cao khiến ngành Quan hệ công chúng trở nên vô cùng quan trọng. Đó chính là cơ hội và cũng là thách thức dành cho các bạn trẻ theo học ngành này.
2 Ngành PR tuyển sinh khối nào?
Khi học ngành Quan hệ công chúng, môn Ngữ Văn và các môn ngoại ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với từng trường khác nhau, tổ hợp xét tuyển của ngành Quan hệ công chúng cũng khác nhau.
Nhìn chung, ngành PR thường tuyển sinh các tổ hợp sau:
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học).
- A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh).
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga).
- D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung).
- D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức).
- D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật).
- D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh).
- D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh).
- D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh).
- D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh).
- D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức).
- D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga).
- D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật).
- D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp).
- D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung).
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý).
- C12 (Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử).
- C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân).
- C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân).
3Các trường đào tạo ngành PR
Ngành Quan hệ công chúng (PR) được đào tạo ở nhiều trường ở miền Bắc và miền Nam, tiêu biểu như:
Miền Bắc
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
- Đại học Nguyễn Trãi.
- Đại học Đại Nam.
Miền Trung và Tây Nguyên
- Đại Học Yersin Đà Lạt.
Miền Nam
- Đại học Văn Lang.
- Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM.
- Đại Học Văn Hiến.
- Đại Học Nguyễn Tất Thành.
- Đại học Công Nghệ TPHCM.
- Đại học Công nghệ Miền Đông.
- Đại học Nam Cần Thơ.
- Đại học RMIT.
4Quan hệ công chúng học những gì?
Khi theo học ngành Quan hệ công chúng, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành về hoạt động truyền thông, nghiệp vụ báo chí, tổ chức sự kiện, xây dựng chiến dịch quan hệ công chúng,...
Đặc biệt, ngành Quan hệ công chúng sẽ giúp sinh viên hiểu được vị trí, vai trò của PR trong doanh nghiệp, công ty, tổ chức, nhiệm vụ PR trong các lĩnh vực xã hội và tất cả hình thái của PR.
Bên cạnh đó, ngành Quan hệ công chúng cũng là môi trường thuận lợi để sinh viên trau dồi những kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, viết lách, khả năng tư duy sáng tạo,...
5Quan hệ công chúng gồm các khối ngành nào?
Sinh viên ngành Quan hệ công chúng đều được đào tạo các kiến thức nền tảng về PR, truyền thông, tổ chức sự kiện,... và ở mỗi chuyên ngành, sinh viên sẽ được nghiên cứu chuyên sâu hơn lĩnh vực mình muốn theo đuổi. Cụ thể, ngành Quan hệ công chúng thường bao gồm các chuyên ngành sau:
- Chuyên ngành quản lý – Tổ chức sự kiện: Tổ chức sự kiện, lên kế hoạch quảng bá thương hiệu cho công ty, tổ chức, doanh nghiệp nhằm gây ấn tượng với đối tác, khách hàng.
- Chuyên ngành báo chí – Truyền thông: Học tập chuyên sâu trong lĩnh vực viết, biên tập báo chí, quảng cáo, truyền thông đại chúng.
- Chuyên ngành công nghệ truyền thông: Được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về truyền thông bao gồm truyền thông đa phương tiện, truyền thông dữ liệu, thiết kế ứng dụng truyền thông trong quảng cáo,...
6Học Quan hệ công chúng ra trường làm gì?
Trong thời đại công nghệ số với sự phát triển của truyền thông đại cúng, việc xây dựng, định vị thương hiệu của các doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do vậy, sinh viên ngành Quan hệ công chúng cũng có nhiều cơ hội để phát triển bản thân với nhiều vị trí công việc khác nhau trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, xã hội,...
Dưới đây là một số vị trí công việc dành cho sinh viên ngành Quan hệ công chúng:
- Chuyên viên Tổ chức sự kiện.
- Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng.
- Chuyên viên Marketing.
- Chuyên viên Truyền thông nội bộ.
- Chuyên viên Truyền thông doanh nghiệp.
- Chuyên viên Quan hệ khách hàng.
- Chuyên viên Quan hệ báo chí.
- Chuyên viên Sáng tạo nội dung.
- Giảng dạy và nghiên cứu về PR.
- Phóng viên, biên tập viên.
- Người dẫn chương trình, phát ngôn viên.
7Một số lưu ý khi theo học Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là một ngành học khá mới mẻ và năng động, đòi hỏi người theo học ngành này cũng có những tố chất cần thiết như kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình, đàm phán vững vàng, có óc tư duy, sáng tạo và khả năng quan sát, phân tích xã hội.
Bên cạnh đó, để có thể theo học ngành Quan hệ công chúng, bạn cần trau ngồi khả năng ngoại ngữ của mình để có thể nắm bắt được nhiều cơ hội tốt. Đồng thời, bạn cần tự mày mò, học hỏi những kiến thức mới, thiết lập kế hoạch, mục tiêu cho riêng mình sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với người khác.
Lưu ý, PR là ngành học làm việc với nhiều người, nhiều mối quan hệ, vì vậy bạn phải rèn luyện tính kiên trì, chịu áp lực tốt.
Nguồn tham khảo và tổng hợp: tuyensinhso.vn. Ngày cập nhật: 12/08/2021.
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về ngành Quan hệ công chúng, chúc bạn sớm chọn được ngành học phù hợp!
Bạn đang xem: Ngành Quan hệ công chúng (PR) là gì, học ở đâu? Cơ hội việc làm cho khối ngành PR
Chuyên mục: Tra cứu thông tin