Ngành Du lịch học những gì, thi khối nào? Các ngành nghề tương lai cho dân chuyên ngành Du lịch
Đối với những bạn trẻ thích khám phá những vùng đất mới, con người mới thì ngành Du lịch chính là một sự lựa chọn tuyệt vời. Nếu đang quan tâm đến ngành học thú vị này, hãy cùng bài viết tìm hiểu ngành Du lịch học những gì, thi khối nào và các ngành nghề tương lai cho dân chuyên ngành Du lịch bạn nhé!
Xem nhanh
1Ngành Du lịch là gì?
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phục vụ nhu cầu vui chơi, khám phá, nghỉ ngơi của du khách trong và ngoài nước, góp phần quảng bá hình ảnh của quê hương đất nước và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Từ trước đến nay, Du lịch là ngành học "hot" với số lượng học sinh đăng ký luôn nằm trong top đầu những ngành được quan tâm nhất.
Sinh viên ngành Du lịch luôn có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân, theo đuổi niềm đam mê của mình với nhiều vị trí công việc sau khi ra trường. Tuy rằng trước mắt, dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch thế nhưng khi dịch được kiểm soát, ngành du lịch hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.
2Ngành Du lịch tuyển sinh khối nào?
Du lịch là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội có nhiều trường đào tạo với điểm chuẩn khá cao. Để nắm rõ hơn về phương thức tuyển sinh cũng như tổ hợp xét tuyển, bạn nên tìm hiểu thông tin chi tiết của trường mình muốn thi.
Dưới đây là những khối thi tiêu biểu nhất dành cho các bạn trẻ muốn vào ngành Du lịch:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học).
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh).
- Khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí).
- Khối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học).
- Khối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
- Khối D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh).
- Khối D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh ).
- Khối D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh).
- Khối D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh).
- Khối D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức).
- Khối D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật).
- Khối D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp).
- Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh).
- Khối D96 (Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh).
3Các trường đào tạo Du lịch ở Việt Nam
Với ngành Du lịch, các bạn trẻ không khó để tìm được một môi trường năng động để theo đuổi đam mê về du lịch của mình. Có nhiều trường đại học đào tạo ngành Du lịch ở nước ta, tiêu biểu nhất là các trường sau đây:
Miền Bắc
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội.
- Trường Đại Học Hà Nội.
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Trường Đại học Thương mại.
- Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Đại học Văn hóa Hà Nội.
- Đại học Hùng Vương.
- Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
- Đại học Hoa Lư.
- Đại học Việt Bắc.
Miền Trung
- Khoa Du lịch - Đại học Huế.
- Đại học Hồng Đức.
- Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.
- Đại học Vinh.
- Đại học Đông Á.
Miền Nam
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM.
- Đại Học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM.
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
- Đại học Kinh tế TP. HCM.
- Đại học Tài chính - Marketing.
- Đại học Hoa Sen.
- Đại học Văn hóa TP. HCM.
- Đại học Nguyễn Tất Thành.
- Đại học Văn Hiến.
- Đại học Tây Đô.
- Đại học Mở TP. HCM.
- Đại học Thủ Dầu Một.
- Đại học An Giang.
4Ngành Du lịch học những gì?
Khi theo học ngành Du lịch, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về du lịch với các môn học chuyên sâu như tiếp thị du lịch, thiết kế tour, tâm lý du lịch, luật du lịch, luật kinh doanh, quản trị khách sạn, quan hệ quốc tế,...
Bên cạnh đó, tiếng Anh chuyên ngành cùng kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế là những bài học không thể thiếu cho sinh viên ngành Du lịch.
Ngoài những kiến thức chuyên sâu, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết trong ngành dịch vụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục người khác, kỹ năng thuyết trình, giải quyết tình huống,...
5Ngành Du lịch gồm các chuyên ngành nào?
Hiện nay, mỗi trường đào tạo ngành Du lịch đều có cách gọi tên và cách phân chia chuyên ngành khác nhau nhằm tạo điều kiện để sinh viên nghiên cứu chuyên sâu một lĩnh vực thuộc ngành du lịch. Trong đó, các chuyên ngành tiêu biểu nhất là:
- Lữ hành - Hướng dẫn du lịch: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về du lịch và đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để có thể tổ chức, xây dựng những chương trình du lịch hấp dẫn, thu hút du khách.
- Quản trị Nhà hàng - Khách sạn: Đào tạo sinh viên chuyên về lĩnh vực quản lý nhà hàng, khách sạn, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ dưỡng của du khách trong chuyến du lịch.
- Văn hoá du lịch: Đào tạo chuyên sâu những kiến thức về văn hóa du lịch, đặc biệt là kiến thức về quy hoạch, đầu tư và phát triển du lịch phù hợp với từng địa phương, đồng thời tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch thu hút du khách.
- Hướng dẫn du lịch quốc tế: Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về ngành du lịch trong và ngoài nước, kiến thức về xuất, nhập cảnh, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực Tiếng Anh.
6Học Du lịch ra trường làm nghề gì?
Sau khi tốt nghiệp các ngành Du lịch, sinh viên có thể chọn phát triển theo nhiều hướng nghề nghiệp khác nhau chứ không chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là hướng dẫn viên du lịch.
Với những kiến thức và kỹ năng đã được học, các bạn trẻ có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:
- Nhân viên, hướng dẫn viên du lịch.
- Thuyết minh viên tại các khu du lịch, điểm du lịch.
- Kế toán lữ hành.
- Quản lý các văn phòng công ty du lịch.
- Điều hành trung tâm thông tin du lịch.
- Chuyên viên tư vấn du lịch trong và ngoài nước.
- Chuyên viên tổ sức sự kiện, du lịch nhà hàng, khách sạn.
- Chuyên viên marketing, tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
- Nhân viên lễ tân nhà hàng, khách sạn.
- Giảng dạy chuyên ngành Du lịch tại các trường đại học, cao đẳng.
7Một số lưu ý khi theo học Du lịch
Du lịch là một ngành học có môi trường năng động và luôn đổi mới, đòi hỏi sự nhiệt huyết, đam mê của các bạn trẻ. Bên cạnh đó, để học tập và làm việc lâu dài trong ngành Du lịch, bạn trẻ cần có những tố chất như kỹ năng giao tiếp tốt, nền tảng ngoại ngữ vững vàng, chịu được áp lực,...
Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên ngành Du lịch phải luôn biết tìm tòi, học hỏi thêm nhiều kiến thức văn hóa, lịch sử, xã hội để mở rộng vốn hiểu biết, luyện tập kỹ năng ăn nói, giao tiếp, không ngại thử thách bản thân với những chuyến đi xa,... Như vậy, bạn mới có thể trở thành một ứng viên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng sau khi ra trường.
Nguồn tham khảo và tổng hợp: tuyensinhso.vn, cập nhật ngày 19/08/2021.
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về ngành Du lịch, chúc bạn sớm chọn được ngành học phù hợp nhé!
Bạn đang xem: Ngành Du lịch học những gì, thi khối nào? Các ngành nghề tương lai cho dân chuyên ngành Du lịch
Chuyên mục: Tra cứu thông tin