Ngành Marketing là gì? Các tổ hợp xét tuyển và ngành nghề tương lai cho "dân Marketing"

Ngành Marketing đang trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ quan tâm bởi môi trường học tập năng động, thú vị và đặc biệt là cơ hội việc làm lương cao. Nếu bạn còn mơ hồ về ngành học này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngành Marketing là gì, các tổ hợp xét tuyển và ngành nghề tương lai cho "dân Marketing" nhé!

Ngành Marketing đang trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ quan tâm bởi môi trường học tập năng động, thú vị và đặc biệt là cơ hội việc làm lương cao. Nếu bạn còn mơ hồ về ngành học này, hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu ngành Marketing là gì, các tổ hợp xét tuyển và ngành nghề tương lai cho "dân Marketing" nhé!

1Ngành Marketing là gì? 

Trong thời gian gần đây, ngành Marketing là một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất khi càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty, tổ chức cần đến Marketing. 

Marketing là một phần quan trọng trong kinh doanh. Cụ thể, Marketing có nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu, kết nối khách hàng và doanh nghiệp, đồng thời duy trì mối quan hệ giữa hai bên. 

Khái niệm ngành Marketing

Hiện nay, nhu cầu Marketing càng cao giúp cho những bạn trẻ theo học ngành này có nhiều cơ hội việc làm ở nhiều vị trí khác nhau, thỏa sức sáng tạo và thể hiện bản thân.

Tuy nhiên, đây là một ngành học khá năng động và có sự canh tranh khốc liệt khi có nhiều người học trái ngành vẫn có thể làm các công việc liên quan đến Marketing, tạo cho sinh viên ngành này những thách thức không nhỏ.

2Ngành Marketing tuyển sinh khối nào?

Để theo học ngành Marketing, bạn có nhiều lựa chọn về khối thi, trong đó ba khối thi cơ bản nhất mà hầu hết các trường đều tuyển sinh đó là khối A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh). 

Ngoài ra đối với từng trường đào tạo ngành Marketing, tổ hợp xét tuyển cũng có sự khác nhau, vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về trường mình muốn thi. Một số trường còn tuyển sinh các khối như:

  • Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa lí).
  • Khối A08 (Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân).
  • Khối A09 (Toán, Địa lí, Giáo dục công dân).
  • Khối A16 (Toán, KHTN, Văn).
  • Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp).
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh).
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Anh).
  • Khối D09 (Toán, Sử, Anh).
  • Khối D11 (Văn, Vật lí, Tiếng Anh).
  • Khối D72 (Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh).
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh).
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
  • Khối D96 (Toán, KHXH, Anh).
  • Khối B00 (Toán, Lý, Hóa).
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa).
  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý).
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa).
  • Khối C03 (Văn, Toán, Sử).
  • Khối C04 (Toán, Văn, Địa).
  • Khối C07 (Văn, Vật lý, Sử).
  • Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân).
  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH).

Ngành Marketing tuyển sinh khối nào?

3Các trường đào tạo ngành Marketing

Marketing là ngành nghề "hot" đang được nhiều bạn trẻ quan tâm trong các mùa tuyển sinh, do vậy ngày càng có nhiều trường đào tạo ngành Marketing trải dài từ Bắc đến Nam. Dưới đây là một số trường tiêu biểu:

Miền Bắc

  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Đại học Thương mại.
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội.
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
  • Đại học Thăng Long.
  • Đại học Hà Nội.
  • Khoa Quốc tế – ĐHQG Hà Nội.
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
  • Đại học RMIT.
  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên.

Các trường đào tạo ngành Marketing

Miền Trung 

  • Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
  • Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học Nha Trang.
  • Đại học Đông Á.

Miền Nam

  • Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM).
  • Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM.
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
  • Đại học Công nghệ TP.HCM.
  • Đại học Tôn Đức Thắng.
  • Đại học Mở TP.HCM.
  • Đại học Tài chính - Marketing.
  • Đại học Nguyễn Tất Thành.
  • Đại học Văn Lang.
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía Nam).
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM.
  • Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM.
  • Đại học Hoa Sen.
  • Đại học Hùng Vương.
  • Đại Học An Giang.
  • Đại học Cần Thơ.

4Ngành Marketing học những gì?

Khi theo học ngành Marketing, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về marketing truyền thống và hiện đại, đặc biệt là nghiên cứu thị trường, thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu (Brand), định giá sản phẩm,...

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Marketing sẽ được học khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, tâm lý hành vi người tiêu dùng, quan sát và đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường,... Đồng thời, sinh viên cũng được rèn luyện những kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, đàm phán,... 

Ngành Marketing học những gì?

5Ngành Marketing gồm các khối ngành nào?

Mỗi trường đại học đào tạo ngành Marketing có cách chia các nhóm chuyên ngành khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là chuyên ngành cụ thể dưới đây:

  • Truyền thông Marketing: Đào tạo chuyên sâu về Truyền thông Marketing, đặc biệt là lĩnh vực truyền thông với các môn học tiêu biểu như Truyền thông Marketing tích hợp, Tổ chức sự kiện, Chiến lược phương tiện truyền thông,... 
  • Marketing Thương mại: Đào tạo chuyên sâu về Marketing, nghiên cứu hành vi khách hàng, phân tích, đánh giá, tổ chức quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại...
  • Quản trị Marketing: Đào tạo chuyên sâu về phương thức xây dựng, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp, tìm kiếm, phân tích thị trường đồng thời thiết lập các chiến lược Marketing.
  • Quản trị Thương hiệu (Brand): Đào tạo chuyên sâu về thương hiệu và cách quản trị thương hiệu với các môn học tiêu biểu như Quan hệ công chúng, Quản trị thương hiệu, Nhượng quyền thương hiệu,...
  • Quảng cáo: Cung cấp các kiến thức chuyên môn về truyền thông, quảng cáo, tìm hiểu các chiến lược và chiến thuật phương tiện, quảng cáo trực tuyến, cách thức quảng bá sản phẩm, tổ chức sự kiện.

Ngành Marketing có nhiều khối ngành nhỏ để bạn lựa chọn

6Học Marketing ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing có nhiều cơ hội nghề nghiệp để lựa chọn bởi bất cứ công ty, tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần đến Marketing. Sinh viên có thể xin vào các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức phi lợi nhuận, công ty quảng cáo, công ty truyền thông,... với các vị trí sau:

  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường.
  • Chuyên viên truyền thông, quảng cáo.
  • Chuyên viên sáng tạo nội dung Marketing.
  • Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu.
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng.
  • Giảng dạy, nghiên cứu về Marketing.
  • Content Marketing.

7Một số lưu ý khi theo học ngành Marketing

Để có thể theo học ngành Marketing, bạn cần có những tố chất quan trọng như kỹ năng giao tiếp tốt, mối quan hệ rộng, thích lắng nghe, quan sát và phân tích hành vi, đặc biệt là có kỹ năng làm việc nhóm, đàm phán và thuyết phục người khác.

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Marketing phải luôn biết làm mới mình, không ngừng học hỏi, trau dồi vốn ngoại ngữ và các kiến thức văn hóa - xã hội - kinh tế, kiên trì, năng động và nhiệt huyết để trở thành một ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.

Nguồn tham khảo và tổng hợp: tuyensinhso.vn. Ngày cập nhật: 12/08/2021.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về ngành Marketing, chúc bạn sớm chọn được ngành học phù hợp nhé!

Bạn đang xem: Ngành Marketing là gì? Các tổ hợp xét tuyển và ngành nghề tương lai cho "dân Marketing"

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết