Rong kinh là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị rong kinh
Rong kinh là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị rong kinh như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có được câu trả lời bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Rong kinh là gì? Dấu hiệu bị rong kinh
Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 - 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình là từ 3 - 5 ngày và có thể mất khoảng 50 - 80ml máu. Hiện tượng rong kinh cũng sẽ diễn ra đúng nhu chu kỳ kinh nguyệt nhưng có thể kéo dài tới 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ.
Biểu hiện của việc rong kinh chính là lượng kinh nguyệt ra nhiều, bạn có thể phải thay thế băng vệ sinh liên tục, thậm chí lượng máu kinh vẫn có thể ra nhiều vào ban đêm. Bên cạnh đó, máu kinh còn thường bị vón cục và các chị em sẽ xuất hiện đau bụng dưới kèm theo.
Bị rong kinh có nguy hiểm không?
Rong kinh là biểu hiện của bệnh gì? Rong kinh có nguy hiểm không? Đây là vấn đề mà khá nhiều chị em quan tâm hiện nay.
Nếu tình trạng rong kinh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể mang đến nhiều hệ lụy cho chính sức khỏe của chị em phụ nữ. Cụ thể như:
- Tình trạng rong kinh kéo dài liên tục khiến cho lượng máu bị mất đi nhiều, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu hoặc những hiện tượng mệt mỏi, khó thở...
- Rong kinh khiến chị em luôn cảm thấy khó chịu, làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.
- Bên cạnh đó, rong kinh dài ngày còn tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn có thể xâm nhập làm viêm nhiễm bộ phận sinh dục, đồng thời có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng vô sinh sau này.
- Rong kinh có thể liên quan tới một số bệnh như viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang.... Chính vì thế, nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì những căn bệnh này có thể diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em.
Nguyên nhân bị rong kinh là gì?
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rong kinh được chia làm 2 loại là rong kinh cơ năng và do nguyên nhân thực thể.
- Rong kinh cơ năng: Rong kinh cơ năng thường sẽ hay gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối của thời kỳ dậy thì hoặc tiền mãn kinh. Ở giai đoạn này, nội tiết tố của người phụ nữ bị thay đổi nhiều, lượng estrogen có thể tăng lên đột ngột hoặc giảm mạnh khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài hơn thông thường.
- Do nguyên nhân thực thể: Là do những tổn thương thực thể ở buồng trứng hoặc tử cung như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, polyp buồng tử cung...
Ngoài ra rong kinh cũng có thể do một số loại thuốc, điển hình là thuốc tránh thai khẩn cấp gây ra.
Bị rong kinh có thai được không?
Rong kinh có thể làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Nếu hiện tượng rong kinh diễn ra thường xuyên, nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng và dẫn tới việc khó thụ thai.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi nếu bạn phát hiện và điều trị hiện tượng rong kinh kịp thời thì khả năng đón bé yêu vẫn rất lớn nhé.
Cách trị rong kinh hiệu quả nhất
Khi có dấu hiệu bị rong kinh, chị em cần tới cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân gây rong kinh, từ đó có được hướng điều trị kịp thời nhất.
Bên cạnh đó, chị em bị rong kinh cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cho hợp lý, tránh làm bản thân căng thẳng, áp lực, nên duy trì chế độ ăn ít thịt, ít chất béo và bổ sung thêm kẽm, sắt, vitamin.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về hiện tượng rong kinh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Rong kinh là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị rong kinh
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Nghệ đen có tác dụng gì cho sức khỏe? Cách sử dụng nghệ đen
- Ăn gì để dễ ngủ? Những món ăn giúp an thần dễ ngủ
- Uống nước gì để dễ ngủ? Các loại nước uống giúp ngủ ngon
- Ăn gì dễ thụ thai? 10 Thực phẩm giúp trứng khỏe, dễ đậu thai
- Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Những thực phẩm dễ làm sảy thai mẹ bầu nên tránh
- Máu kinh nguyệt là máu gì? Màu sắc kinh nguyệt nói lên điều gì?