Nên chọn cốc nguyệt san hay băng vệ sinh vào ngày đèn đỏ?

Cốc nguyệt san là sản phẩm thay thế băng vệ sinh thông thường, tiện lợi hơn và được rất nhiều chị em tin dùng. Nếu bạn đang phân vân không biết chọn sản phẩm nào vào ngày đèn đỏ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Hiện nay cốc nguyệt san được rất nhiều người tin dùng. Sản phẩm được sinh ra để thay thế băng vệ sinh truyền thống cho chị em dùng trong ngày đèn đỏ. Nếu bạn còn thấy chần chừ và bỡ ngỡ về cốc nguyệt san hãy đọc bài viết khuyên dùng của chúng tôi để chọn được cho mình sản phẩm tốt nhất nhé!

Nên chọn cốc nguyệt san hay băng vệ sinh vào ngày đèn đỏ?

Những điều cần biết về băng vệ sinh

Băng vệ sinh (BVS) là một trong những dạng thức vệ sinh dành cho phụ nữ lâu đời nhất và vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay.

Ưu điểm của băng vệ sinh rất rõ ràng, đa dạng về chủng loại. Chất liệu được làm từ mặt bông cho da nhạy cảm, mặt lưới khô thoáng thấm hút tốt, chiều dài, cấu tạo. 

  • BVS rẻ nhất, dễ mua nhất, công ty sản xuất được trong nước, nên phù hợp với phần đông phụ nữ Việt. Không như các nước phương Tây phát triển đề cao tính tiện lợi tuyệt đối khi vận động thể chất và khả năng giải phóng vùng kín, khi khảo sát người tiêu dùng Việt Nam thì nhiều người cho rằng BVS tiện dụng nhất. Việc tới kì kinh là bất chợt, nên người ta thường dùng BVS vì có thể dễ tìm thấy ở bất cứ tạp hoá nào. Hơn nữa tâm lí phụ nữ Việt Nam nói chung thường không muốn thay đổi.
  • Một ưu điểm khác đó là băng vệ sinh có thể sử dụng giữa các kỳ kinh nguyệt, với dạng thức hàng ngày.

Băng vệ sinh

Nhược điểm của BVS truyền thống

  • Không thân thiện với môi trường: trung bình một năm 1 phụ nữ sẽ thải ra môi trường gần 350 miếng BVS (gần 35 gói BVS) và đòi hỏi lượng cây để sản xuất giấy, bông cho một lượng tương tự, so với việc mua 1 cốc nguyệt san sử dụng nguyên năm.
  • Không thuận tiện cho các hoạt động thể chất: đặc biệt là các bộ môn thể thao dưới nước.
  • Dễ gây ngứa, kích ứng, viêm nhiễm, mùi: khi máu tiếp xúc với không khí sẽ tạo mùi, độ ẩm trên bề mặt BVS và việc không thay rửa thường xuyên sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển, chưa kể chất liệu hay mùi hương của BVS có thể khiến da nhạy cảm bị kích ứng hay ngứa ngáy.
  • Không thể bảo vệ tuyệt đối những ngày nhiều hoặc khi đi ngủ: dù rằng có BVS ban đêm dài hơn hay những BVS dành cho những ngày nhiều với khả năng thấm hút nhiều hơn nhưng vẫn không thể đảm bảo bạn không bị trào hay dây ra ngoài. Nhiều người thường khắc phục điều này bằng việc dùng kết hợp tampon hoặc cốc nguyệt san trong kỳ kinh nguyệt. Tìm hiểu: Tampon là gì? Cách sử dụng tampon chuẩn như thế nào?

Ưu và nhược điểm của cốc nguyệt san (menstrual cup)

Cốc nguyệt xuất hiện từ đâu?

Cốc nguyệt san đã xuất hiện từ những năm 1930s, cùng với tampon nhưng mức độ phổ biến không bằng. Đến năm 2014, một dự án của Kickstarter huy động được hơn 325,000 USD cho một phiên bản mới có thể xếp gập lại được, kèm hộp đựng của cốc nguyệt san, thu hút thêm sự quan tâm của cư dân mạng.

Cốc nguyệt san

Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết cốc nguyệt san là gì, định nghĩa đơn giản thì đây là một loại cốc có chất liệu mềm linh hoạt, được thiết kế đặt trong âm đạo để “hứng” kinh nguyệt, thay vì thấm hút như tampon hay BVS.

Có mấy loại cốc nguyệt san?

Hiện trên thị trường có 2 loại cốc nguyệt san: Loại dùng một lần và loại tái sử dụng thường có hình dạng giống quả chuông, làm bằng chất liệu latex (cao su) hoặc silicone, có thể làm sạch sau mỗi lần dùng và tái sử dụng. Đối với những người nhạy cảm với thành phần cao su hay dễ viêm nhiễm thì nên mua loại 100% silicone.

Cốc nguyệt san

Ưu điểm của cốc nguyệt san

  • Chi phí thấp hơn và ít chất thải, nhiều loại cốc được thiết kế để sử dụng hàng năm nếu bảo quản đúng cách, sẽ là một bài toán kinh tế và thân thiện hơn với môi trường.
  • Ít tạo mùi hôi do máu hoàn toàn được hứng bên trong âm đạo và không tiếp xúc với không khí, tạo cảm giác thoải mái cho người dùng.
  • Đảm bảo độ cân bằng pH cho vùng âm đạo và các vi khuẩn có lợi. Không như băng vệ sinh, thấm hút không chỉ máu mà tất cả dung dịch vùng âm đạo, có thể ảnh hưởng đến cân bằng pH và môi trường tự nhiên vùng âm đạo.
  • An toàn hơn, tiết kiệm thời gian hơn: Phụ nữ dùng cốc nguyệt san phải vệ sinh và thay cốc ít hơn 2.8 lần so với tần suất sử dụng tampon hay BVS. Và tỉ lệ bị tràn, dây ra ngoài cũng thấp hơn 0.5 lần. Điều này tương ứng với việc bạn có thêm nhiều thời gian giữa các lần thay/kiểm tra vệ sinh. Nếu băng vệ sinh cần thay cứ mỗi 4 - 8 giờ thì cốc nguyệt san có thể sử dụng lên đến 12 giờ, tất nhiên còn tùy thuộc vào từng người và thời điểm khác nhau.

Đi bơi

  • Trên kinh nghiệm thực tế, nhiều người những ngày đầu phải vệ sinh cốc sau 2 - 3h, những ngày sau đó, sau 6 tiếng sử dụng cốc mới chỉ đầy một nửa.
  • Phù hợp với các hoạt động thể chất, cực kỳ thoải mái dễ chịu: Bạn hoàn toàn có thể quên khuấy mình đang ở giữa gì kinh nguyệt. Vùng kín rất thoáng, nhẹ nhàng, không hề có cảm giác đau, ngứa, khô rát.
  • Rất ít khả năng viêm nhiễm: không như tampon với rủi ro làm khô rát vùng âm đạo do khả năng siêu thấm hút, gây viêm tiết niệu, thậm chí còn có nguy cơ hội chứng sốc nhiễm độc dù hiếm gặp (TSS), cốc nguyệt san không làm khô âm đạo, chất liệu silicone cũng được cho rằng an toàn, không lây lan vi khuẩn. Cốc nguyệt san không chứa hóa chất, chất tẩy rửa hay sợi, vải có thể dẫn đến kích ứng vùng trong âm đạo.
  • Nếu muốn sử dụng cốc nguyệt san, người dùng phải tuyệt đối rửa sạch tay trước khi thực hiện thao tác và đọc kỹ hướng dẫn vệ sinh, bảo quản cốc.

1 chút nhược điểm chưa khắc phục của cốc nguyệt san

  • Vẫn có khả năng gây ngứa ngáy, khó chịu, dù rằng bạn càng dùng quen thì sẽ càng bớt vấn đề. Điều quan trọng là bạn cần nhớ rửa sạch tay trước khi nhét, lấy cốc ra, rửa sạch cốc mỗi lần sử dụng và lấy cốc ra ít nhất 2 - 3 lần/ngày.
  • Có khả năng “mất tiền” nếu mua loại không phù hợp. Vì vậy điều đầu tiên cần làm là đọc kỹ các hướng dẫn chọn mua sản phẩm trước khi bắt đầu.
  • Lỉnh kỉnh hơn mỗi lần thay/vệ sinh: một trong những nhược điểm của cốc nguyệt san là việc làm sạch và thay cốc có thể khá lỉnh kỉnh, rắc rối. 
  • Khó sử dụng đối với một số người: với những cô gái trẻ hoặc “nhát tay” thì việc sử dụng những lần đầu sẽ hơi bất tiện vì có thể phải chỉnh tới chỉnh lui hoặc việc lấy ra có phần lóng ngóng.

Nên chọn băng vệ sinh hay cốc nguyệt san?

Với bài viết trên đây META tin là bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Nếu bạn lười thay đổi và ngại việc "va chạm" vào âm đạo, những bạn nữ chưa từng quan hệ thì nên dùng băng vệ sinh. Đối với những bạn yêu thích việc vận động, kể cả bơi lội... và chống tràn vào ngày ấy bạn hoàn toàn có thể sử dụng cốc nguyệt san vô cùng an toàn. Những người phụ nữ hiện đại hãy biết cách thay đổi bạn nhé!

Nên chọn băng vệ sinh hay cốc nguyệt san?

Một số cốc nguyệt san chính hãng tốt nhất hiện nay:

  • Cốc nguyệt san Lincup - Giá tham khảo: 650.000đ
  • Cốc nguyệt san MTcup - Giá tham khảo: 700.000đ
  • Cốc nguyệt san Ovacup - Giá tham khảo: 450.000đ
  • Cốc nguyệt san Inacup - Giá tham khảo: 599.000đ

Mua cốc nguyệt san chính hãng ở đâu?

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều cốc nguyệt san. Lựa chọn cốc nguyệt san chính hãng rất quan trọng vì nó có thể giúp bạn tránh những căn bệnh không mong muốn. Vì vậy bạn cần tin tưởng sản phẩm và phải được nhập khẩu chính hãng từ nhà cung cấp.

Bạn đang xem: Nên chọn cốc nguyệt san hay băng vệ sinh vào ngày đèn đỏ?

Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống

Chia sẻ bài viết