WBC là gì trong xét nghiệm máu? Chỉ số WBC trong máu cao là bao nhiêu?

Là một chỉ số quan trọng trong các xét nghiệm máu, vậy nhưng không nhiều người biết WBC là gì. Để hiểu hơn về chỉ số này hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

WBC là gì

WBC là gì trong xét nghiệm máu?

WBC là từ viết tắt của White Blood Cell, được gọi là bạch cầu. Đây là thành phần có vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Có 5 loại tế bào bạch cầu chính gồm:

  • Bạch cầu đa nhân ái kiềm
  • Bạch cầu đa nhân ái toan
  • Tế bào Lympho (tế bào T, tế bào B và tế bào Killer tự nhiên)
  • Bạch cầu đơn nhân
  • Bạch cầu trung tính.

Xét nghiệm máu WBC là gì? Xét nghiệm WBC thường được thực hiện để xác định số lượng từng loại bạch cầu có trong cơ thể. Từ đó sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của người bệnh và nhận biết một số bệnh như dị ứng, nhiễm trùng hoặc các bệnh viêm ung thư máu như bệnh bạch cầu, ung thư hạch...

Chỉ số WBC trong máu cao là bao nhiêu?

Chỉ số WBC trong máu cao là bao nhiêu, bao nhiêu là bình thường? Với người bình thường, số lượng tế bào bạch cầu trong máu WBC từ 4.0 – 10.0 G/L đến 11.000 WBC/microliter. Tuy nhiên, chỉ số này còn tùy thuộc vào độ tuổi mà phạm vi của giá trị này có thể dao động. Nhưng thường thì chỉ số WBC vượt ngưỡng 10.0 G/L được xem là bạch cầu tăng.

WBC cao là bao nhiêu

Chỉ số WBC tăng, giảm phản ánh điều gì về sức khỏe?

Chỉ số WBC tăng là bệnh gì?

Khi chỉ số WBC trong máu tăng hơn so với ngưỡng bình thường thì có thể người bệnh đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe như bị viêm nhiễm, mắc các bệnh về bạch cầu hoặc máu ác tính. Tuy nhiên đôi khi WBC tăng cũng là do bạn hút thuốc lá hoặc sử dụng dòng thuốc corticosteroid.

Xem thêm: Máy đo mỡ máu nào kiểm tra chỉ số Cholesterol tại nhà chính xác?

Chỉ số WBC giảm là bệnh gì?

Chỉ số WBC giảm so với ngưỡng bình thường tức là dưới 4 G/L tức là người bệnh đang bị thiếu máu do giảm sản xuất, thiếu hụt folate hoặc vitamin B12. Tuy nhiên khi bạn sử dụng một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến tình trạng bạch cầu giảm, ví dụ như dòng phenothiazine, chloramphenicol, aminopyrine.

Nhìn chung, chỉ số WBC tăng hoặc giảm đều rất nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nên nếu thấy những biểu hiện như sụt cân, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, xuất hiện những nốt bầm tím trên người, chán ăn, ăn không ngon thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm kiểm tra chỉ số WBC nhé.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được WBC là gì trong xét nghiệm máu và chỉ số WBC trong máu cao là bao nhiêu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: WBC là gì trong xét nghiệm máu? Chỉ số WBC trong máu cao là bao nhiêu?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết