Bị táo bón là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây táo bón
Bị táo bón là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây táo bón là gì? Hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về bệnh táo bón các bạn nhé!
Nội dung
Bệnh táo bón là gì?
Bệnh táo bón (constipation) là tình trạng đi cầu ít hơn hoặc bằng 3 lần trong một tuần. Khi đi đại tiện, phân có thể khô và cứng hơn bình thường, đôi khi có gây đau nhức hậu môn trong lúc đi. Hầu hết các trường hợp, bệnh táo bón chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và không gây ra vấn đề nghiêm trọng gì tới sức khỏe.
Tuy nhiên, khi tình trạng táo bón kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn thì có thể sẽ trở thành một bệnh lý mãn tính. Những người bị táo bón mãn tính sẽ cảm thấy rất khó chịu, cuộc sống sinh hoặc và chất lượng cuộc sống cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Căn bệnh táo bón này cũng có thể gây ra căng thẳng và ức chế nhu động ruột hoạt động bình thường. Trong một vài trường hợp, bệnh táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm khác như polyp đại trực tràng, bệnh đại trực tràng, ung thư
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh táo bón
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khi bị táo bón bao gồm:
- Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Phân thường cứng, khô hoặc rời rạc thành từng cục một.
- Gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện, thường có cảm giác chưa tống hết phân ra ngoài.
- Cần có biện pháp hỗ trợ để đi đại tiện được dễ dàng hơn như dùng tay ấn vào bụng.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác của bệnh táo bón có thể gặp phải ở một số trường hợp khác là:
- Có cảm giác đau hoặc cảm giác quặn bụng.
- Cảm thấy đầy hơi, đặc biệt là sau khi ăn xong.
- Chảy máu trực tràng trong hoặc sau khi đi đại cầu.
- Cảm thấy buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
Nếu các bạn nhận thấy có những vấn đề liên quan đến việc đi đại tiện mà không thể giải thích được hoặc tình trạng đó kéo dài nhiều tuần thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Trường hợp bạn bị táo bón và có kèm theo những triệu chứng sau đây thì các bạn nên đến bệnh viện để thăm khám ngay nhé:
- Táo bón xen kẽ với bị tiêu lỏng.
- Máu có xuất hiện trong phân.
- Đau bụng liên tục, đau quằn quại.
- Nôn mửa, có sốt, mệt mỏi, mất ngủ, đồ mồ hôi vào ban đêm.
- Đau thắt lưng nhiều.
- Bị sụt cân nhanh.
Nguyên nhân gây bệnh táo bón
Bệnh táo bón thường xảy ra khi khối phân di chuyển bên trong ruột quá chậm, sau đó bị hấp thụ quá nhiều nước từ ruột già làm cho khối phân trở nên rất khô và cứng. Tình trạng táo bón ở trẻ em thường không quá nghiêm trọng và nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống và thói quen đi vệ sinh không khoa học của các bé. Chứng táo bón ở người lớn thường do các nguyên nhân phổ biến sau đây:
- Đang sử dụng một số thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ là táo bón.
- Không tập thể dục thể thao, lười vận động.
- Cơ thể bị thiếu nước, không bổ sung đủ nước cho cơ thể.
- Chế độ ăn thiếu chất xơ, không ăn rau xanh.
- Mắc hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome).
- Thường xuyên nhịn đi đại tiện khi cảm thấy mắc.
- Thay đổi thói quen hoặc lối sống đột ngột, chẳng hạn như đi du lịch hoặc đi công tác xa.
- Những phụ nữ đang mang thai.
- Người cao tuổi gặp rắc rối về hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, bệnh táo bón mãn tính cũng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác, bao gồm:
- Bị nứt hậu môn, đây là hậu quả thường gặp khi đại tiện do phân khô cứng làm xước niêm mạc hậu môn. Ngoài ra, tình trạng nứt hậu môn sẽ khiến bạn cảm thấy đau khi đi đại tiện, từ đó dẫn đến người bệnh ngại đi cầu, nhịn đi cầu và táo bón có thể lại xuất hiện dai dẳng dài ngày.
- Tắc nghẽn ruột hay hẹp đại tràng do các bệnh như ung thư đại tràng hoặc ung thư vùng bụng.
- Người bệnh bị sa trực tràng.
- Người bệnh có vấn đề liên quan đến thần kinh xung quanh đại trực tràng, ví dụ như tổn thương tủy sống hoặc bị đa xơ cứng.
- Người bệnh có cơ sàn chậu bị yếu.
- Các bệnh lý ảnh hưởng đến hormone như bệnh đái tháo đường, bệnh suy giáp hoặc cường giáp.
Những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh táo bón
Những người sẽ có nhiều nguy cơ bị táo bón bao gồm:
- Những phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh.
- Người cao tuổi có hệ tiêu hóa kém.
- Những người có chế độ ăn ít hoặc không có chất xơ, thiếu rau xanh.
- Những người đang sử dụng một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng gây ra tác dụng phụ trong đó có táo bón.
- Những người có một số vấn đề sức khỏe về tâm thần như thường xuyên bị căng thẳng, trầm cảm hoặc rối loạn ăn uống.
Chẩn đoán bệnh táo bón
Bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe chung và khám trực tràng của bạn bằng tay. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thường sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm khác để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và tìm kiếm nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng bệnh táo bón. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh táo bón thường bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu có thể giúp hỗ trợ phát hiện một số vấn đề sức khỏe khác gây ra tình trạng bệnh táo bón. Ví dụ: Các bệnh lý nội tiết như suy giáp hay tăng canxi máu cũng có thể gây ra bệnh táo bón..
- Chụp X-quang (X-ray): Phương pháp chụp X-quang sẽ giúp các bác sĩ quan sát hình ảnh đường ruột của bạn xem có đang bị tắc nghẽn, đại tràng nhiều phân hay không hoặc có dị vật cản quang hay không.
- Soi đại tràng: Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp soi đại tràng xích-ma (sigmoidoscopy), bác sĩ dùng một ống mềm, mảnh và nhẹ để đưa vào trong hậu môn, sau đó kiểm tra trực tràng và phần dưới của đại tràng xem có vấn đề gì không.
- Nội soi đại tràng: Xét nghiệm này giúp các bác sĩ kiểm tra được toàn bộ đại tràng nhờ vào một ống mảnh và linh hoạt có gắn một máy quay nhỏ xíu ở đầu được luồn vào cơ thể qua hậu môn.
- Đánh giá chức năng cơ thắt hậu môn: Phương pháp này giúp đo áp lực hậu môn trực tràng, từ đó giúp đánh giá khả năng phối hợp của các cơ trong nhu động ruột.
Biến chứng của bệnh táo bón
Nếu các bạn bị bệnh táo bón mãn tính lâu ngày thì một số biến chứng có nguy cơ xảy ra bao gồm:
- Bệnh trĩ: Việc đi đại tiện một cách khó khăn trong thời gian dài có thể gây sưng các tĩnh mạch bên trong và xung quanh hậu môn của bạn, từ đó có thể gây ra bệnh trĩ.
- Nứt hậu môn: Khi khối phân lớn và cứng do bệnh táo bón sẽ có nguy cơ gây ra những vết rách da nhỏ ở quanh hậu môn, khiến bạn đi đại tiện bị đau.
- Ứ phân bên trong đại tràng: Bệnh táo bón mãn tính kéo dài có thể khiến cho một phần khối phân bị kẹt cứng lại bên trong đường ruột và không thể nào tống ra ngoài. Đặc biệt, những người lớn tuổi sẽ dễ bị tắc ruột do phân hơn.
- Sa trực tràng: Khi bạn dùng sức để cố gắng mỗi khi đi đại tiện có thể sẽ khiến một đoạn nhỏ trực tràng bị giãn ra và nhô ra ngoài hậu môn của bạn.
Cách điều trị bệnh táo bón
Việc điều trị bệnh táo bón ở người lớn hoặc trẻ em thường sẽ bắt đầu bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống để giúp tăng tốc độ di chuyển của các khối phân qua ruột và đẩy ra ngoài. Nếu các biện pháp đó không có tác dụng thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật tùy vào tình trạng táo bón của người bệnh.
Một số cách điều trị táo bón mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn, tập thể dục đều đặn mỗi tuần và đừng cố gắng nhịn đi đại tiện.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng có bổ sung chất xơ vào khối phân để phân trở nên mềm và dễ di chuyển trong đường ruột hơn. Hoặc sử dụng thuốc tăng co bóp cơ trơn, thuốc làm tăng khả năng thẩm thấu, thuốc chứa chất làm mềm phân, sử dụng thuốc thụt và thuốc đạn đặt hậu môn.
- Thực hiện phương pháp tập luyện cơ sàn chậu. Việc thực hiện liệu pháp phản hồi sinh học này với một chuyên gia trị liệu có thể sẽ mang lại tác dụng cao. Các bạn sẽ được học cách thư giãn và làm thế nào để siết chặt các cơ vùng chậu đúng thời điểm để quá trình đại tiện được diễn ra dễ dàng hơn.
- Trong trường hợp các phương pháp trên không có hiệu quả điều trị chứng táo bón ở người lớn, hoặc nguyên nhân do tắc nghẽn và sa trực tràng, các bác sĩ có thể sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng hoặc toàn bộ đại tràng. Tuy nhiên, việc phẫu thuật này khá hiếm khi phải thực hiện, trừ khi bệnh trở nặng.
Cách phòng ngừa bệnh táo bón ở người lớn và trẻ em
Các bạn có thể áp dụng những cách sau đây để phòng ngừa, hạn chế nguy cơ bị bệnh táo bón nhé:
- Tăng thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống như đậu, rau xanh, trái cây, các loại củ và ngũ cốc nguyên hạt.
- Đối với trẻ em, nên tập cho các bé có thói quen ăn nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có lượng chất xơ thấp như đồ ăn đóng hộp, các sản phẩm từ sữa và thịt.
- Bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Nên uống nhiều nước và hợp lý, tránh để cơ thể bị mất nước.
- Hãy sống năng động, cố gắng tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
- Không nên cố gắng nhịn đi đại tiện khi có cảm giác muốn đi. Cần cố gắng hình thành các thói quen đi đại tiện phù hợp.
*Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo: Hellobacsi, Vinmec.
Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.
>>> Xem thêm:
- Màu phân nói lên điều gì về tình trạng sức khỏe?
- Dấu hiệu và cách trị táo bón cho bà bầu nhanh, hiệu quả nhất
- Tìm hiểu nguyên nhân đau bụng kinh ở nữ giới
- Màu nước tiểu nói lên điều gì? Nhìn màu nước tiểu đoán bệnh thế nào?
- Cách chế biến các loại thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa của trẻ nhỏ
Bạn đang xem: Bị táo bón là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây táo bón
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Bệnh lậu có điều trị được không? Cách điều trị bệnh lậu thế nào?
- Mẹ bầu mới có thai 3 tháng đầu không nên ăn gì, kiêng ăn gì?
- Hít dầu gió nhiều có tốt không? Dầu gió có tác dụng gì?
- Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà
- Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? Nên nhổ răng khôn ở bệnh viện hay phòng khám?
- Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn mất bao lâu thì lành?