Bệnh lậu có điều trị được không? Cách điều trị bệnh lậu thế nào?

Bệnh lậu có điều trị được không? Cách điều trị bệnh lậu thế nào? Hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này các bạn nhé!

Bệnh lậu có điều trị được không?

Bệnh lậu có điều trị được không?

Bệnh lậu (tiếng Anh là Gonorrhea) là một bệnh lây qua đường tình dục (STD - Sexually Transmitted Disease). Bệnh lậu gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae (hoặc gonococcus). Neisseria gonorrhoeae là một loại vi khuẩn thường xuất hiện ở các bộ phận như âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, mắt và miệng, đặc biệt là trong đường niệu đạo của nam giới.

Bệnh lậu có thể lan truyền từ người này qua người khác thông qua bộ phận sinh dục, đường miệng hoặc hậu môn. Người mẹ mắc bệnh lậu trong khi mang thai cũng có thể lây truyền bệnh qua con. Bệnh lậu không lây truyền nếu chỉ các bạn sử dụng chung phòng tắm hoặc phòng vệ sinh và không tiếp xúc với bệnh phẩm.

>>> Xem thêm: Bệnh lậu là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh lậu thế nào?

Vậy bệnh lậu có điều trị được không? Điều quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh lậu là phải sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, thuốc chỉ một phần nào có tác dụng điều trị bệnh lậu tại thời điểm bị bệnh chứ không giúp phục hồi được bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào do bệnh này gây ra.

Hiện nay, việc điều trị bệnh lậu đang trở nên khó khăn hơn do các biến thể có khả năng kháng thuốc vi khuẩn gây bệnh lậu ngày càng đa dạng. Nếu các triệu chứng của bệnh lậu kéo dài nhiều hơn một vài ngày sau khi được điều trị thì người bệnh cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn cụ thể hơn.

>>> Xem thêm:

Cách điều trị bệnh lậu thế nào?

Cách điều trị bệnh lậu thế nào?

Nguyên tắc điều trị bệnh lậu

Các nguyên tắc trong việc điều trị bệnh lậu thường bao gồm các điều sau:

  • Tiến hành chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
  • Điều trị bệnh cho cả người có quan hệ tình dục.
  • Tiến hành thử huyết thanh chẩn đoán bệnh giang mai và HIV để phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục kèm theo.

Phương pháp điều trị bệnh lậu

Hiện nay, thông thường các phương pháp điều trị bệnh lậu là sử dụng thuốc ceftriaxone (rocephin) để điều trị, bởi vì tình trạng vi khuẩn của bệnh lậu kháng thuốc so với các loại thuốc khác. Ceftriaxone thường được chỉ định sử dụng kết hợp với azithromycin hoặc doxycycline. Một số loại khuẩn bệnh lậu đã bắt đầu có các biểu hiện kháng lại phương pháp điều trị này, khiến cho việc chữa bệnh lậu càng ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Điều trị bệnh lậu không biến chứng

Đối với bệnh lậu không biến chứng, phương pháp điều trị thường được áp dụng nhất là:

  • Tiêm bắp liều duy nhất với 250mg ceftriaxone (rocephin).
  • Sử dụng 2g spectinomycin (trobicin) liều duy nhất.
  • Sử dụng 500mg ciprofloxacin 500mg uống liều duy nhất.

Theo dõi sau điều trị bệnh lậu

Nếu điều trị bệnh lậu đúng cách thì người bệnh sẽ hết tiểu mủ sau khoảng 2 đến 3 ngày. Đồng thời, cảm giác đi tiểu bị buốt sẽ giảm trong ngày đầu và có thể biến mất hoàn toàn sau khoảng 3 đến 5 ngày. Người bệnh chỉ xét nghiệm khỏi bệnh sau khi cấy liên tiếp 2 lần âm tính hoặc không bị tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích nữa.

Các biến chứng của bệnh lậu

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lậu có thể gây ra nhiều biến chứng và hậu quả khôn lường như:

  • Ở nữ giới: Hình thành mô sẹo làm tắc ống dẫn trứng, có thể xuất hiện hiện tượng thai ngoài tử cung (mang thai bên ngoài dạ con), gây vô sinh (không thể có thai) và gây đau bụng/đau vùng chậu lâu dài.
  • Ở nam giới: Có thể gây ra tình trạng đau đớn trong các ống nối với tinh hoàn và gây vô sinh.

Ngoài ra, bệnh lậu nếu không được điều trị có thể lan vào máu hoặc khớp, từ đó có thể đe dọa tính mạng của bạn, đồng thời bệnh còn làm tăng nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV cao hơn.

>>> Xem thêm:

Cách phòng tránh bệnh lậu như thế nào?

Cách phòng tránh bệnh lậu như thế nào?

Để phòng tránh bệnh lậu, các bạn nên:

  • Nên quan hệ tình dục an toàn.
  • Nên duy trì mối quan hệ một vợ một chồng, nên quan hệ với người bạn tình đã được xét nghiệm và có kết quả kiểm tra âm tính với STD.
  • Sử dụng bao cao su và các dụng cụ như tấm bảo vệ miệng đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tài liệu y khoa.

Nguồn tham khảo: Vinmec, CDC.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua bao cao su , gel bôi trơn và các sản phẩm y tế & sức khỏe khác thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Bạn đang xem: Bệnh lậu có điều trị được không? Cách điều trị bệnh lậu thế nào?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết