Bệnh huyết áp nguy hiểm như thế nào? 9 nguyên tắc trong chăm sóc bệnh nhân huyết áp
Bệnh nhân huyết áp cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo duy trì trạng thái cân bằng của sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những nguyên tắc vàng để chăm sóc bệnh nhân huyết áp an toàn hơn tại nhà. Cùng tìm hiểu nhé!
Xem nhanh
1 Chỉ số huyết áp trung bình theo từng độ tuổi
Theo thống kê từ nhiều chuyên gia, mỗi độ tuổi đều có một mức huyết áp trung bình tương ứng. Dưới đây là danh sách chỉ số huyết áp theo độ tuổi mà bạn có thể tham khảo:
- Trẻ sơ sinh từ 1–12 tháng: Chỉ số đo huyết áp bình thường là 75/50mmHg, giá trị cao nhất có thể đạt tới là 100/70mmHg.
- Trẻ nhỏ từ 1–5 tuổi: Chỉ số huyết áp trung bình là 80/50mmHg, mức tối đa đạt được là 110/80mmHg.
- Trẻ em khoảng 6–13 tuổi: Giá trị huyết áp trung bình là 85/55 mmHg, mức huyết áp tối đa đạt 120/80mmHg.
- Trẻ trong độ tuổi 13–15: Thông số huyết áp trung bình đạt mức 95/60mmHg, giá trị cao nhất là 104/70mmHg.
- Trẻ vị thành niên từ 15–19 tuổi: Chỉ số huyết áp tối thiểu là 105/73mmHg, trung bình là 117/77mmHg và tối đa là 120/81mmHg.
- Thanh niên khoảng đầu 20 (20–24 tuổi): Mức huyết áp thấp nhất, bình thường và cao nhất lần lượt là 108/75mmHg, 120/79mmHg và 132/83mmHg.
- Thanh niên trong độ tuổi 25–29: Các giá trị tối thiểu, trung bình và tối đa lần lượt gồm 109/76mmHg, 121/80 mmHg và 133/84 mmHg.
- Người trưởng thành khoảng 30–34 tuổi: Những người này thường có chỉ số huyết áp dao động từ 110/77mmHg đến 134/85mmHg, giá trị trung bình là 122/81mmHg.
- Người trưởng thành từ 35–39 tuổi: Phạm vi bình thường của chỉ số huyết áp là 111/78 – 135/86mmHg. Chỉ số trung bình vào khoảng 123/82mmHg.
- Trung niên trong khoảng 40–44 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường là 125/83mmHg. Trong đó, mức tối thiểu là 112/79mmHg, tối đa 137/87mmHg.
- Trung niên từ 45–49 tuổi: Giá trị trung bình, tối thiểu và tối đa lần lượt là 127/64mmHg, 115/80mmHg và 139/88mmHg.
- Người cao tuổi (50–54): Phạm vi lý tưởng của chỉ số huyết áp ở những người này là 116/81 – 142/89mmHg. Trong đó, giá trị trung bình là 129/85mmHg.
- Người lớn tuổi (55–59): Chỉ số huyết áp ở những người này thường rơi vào khoảng 118/82 – 144/90mmHg. Giá trị trung bình là 131/86mmHg.
- Người từ 60 tuổi trở lên: Ở những người lớn tuổi như vậy, chỉ số huyết áp trung bình của họ là 134/87mmHg. Đồng thời, mức tối thiểu và tối đa lần lượt là 121/83mmHg và 147/91mmHg.
2Bệnh huyết áp là gì?
Huyết áp trung bình của mỗi người dao động trong khoảng từ 110 - 120mmHg đối với huyết áp tối đa và từ 70 - 80mmHg với huyết áp tối thiểu. Bệnh về huyết áp xảy ra khi huyết áp đo được vượt quá hoặc dưới những chỉ số tối đa, tối thiểu này.
Có 2 tình trạng bịnh huyết áp thường thấy:
- Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 130 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
- Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Cả hai tình trạng huyết áp cao và huyết áp thấp này đều gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh, chính vì vậy, người mắc bệnh về huyết áp cần chú ý đến sức khỏe.
3Bệnh huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Bệnh huyết áp cao
Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), bệnh cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Cao huyết áp tăng nguy cơ suy tim và nhồi mấy cơ tim.
Về lâu dài, bệnh cao huyết áp nếu không được tích cực điều trị sẽ gây ra các bệnh mạch vành do tim bị gây nhiều áp lực. Nghiêm trọng hơn, huyết áp cao có thể là nguyên nhân dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận và bệnh động mạch ngoại biên, biến chứng ở mắt như giảm thị lực,...
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, những bệnh nhân có huyết áp cao hơn 130/80mmHg cần khẩn thiết đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Bệnh huyết áp thấp
Có hai tình trạng hạ huyết: hạ huyết áp cấp thường xảy ra với những bệnh nhân cấp cứu vì chấn thương gây mất máu nhiều, tiêu chảy mất nước, suy tim hay bị bệnh nội khoa khác.
Hạ huyết áp mạn tính là tình trạng huyết áp thường xuyên thấp hơn 100mmHg đối với huyết áp tối đa thường xuyên xảy ra với một số người. Bệnh nhân có thể có hoặc không có bất kỳ một sự khó chịu nào.
Nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng hạ huyết áp cấp thì rất nguy hiểm và cần được nhập viện để điều trị trong phòng săn sóc đặc biệt.
Với tình trạng hạ huyết áp mạn tính thì hầu như không có gì là nguy hiểm, nhưng ở những người bị huyết áp thấp mạn tính thường xuất hiện những triệu chứng khó chịu như buồn ngủ, mỏi mệt, chóng mặt, hoa mắt hoặc thỉnh thoảng bị ngất xỉu; đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột.
4Chín nguyên tắc trong chăm sóc bệnh nhân huyết áp
Khuyến khích người bệnh giảm cân
Thông thường thì cân nặng tăng, huyết áp cũng sẽ tăng theo. Một trong nhiều lý do dẫn đến mối quan hệ này là thừa cân có nguy cơ gây ra rối loạn hô hấp khi ngủ.
Giảm cân là một trong những cách thay đổi lối sống hiệu quả nhất để kiểm soát huyết áp. Theo các chuyên gia thống kê, chỉ số huyết áp sẽ giảm khoảng 1mmHg với mỗi kg mà người bệnh giảm.
Nhắc nhở tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất thường xuyên, chẳng hạn như 150 phút mỗi tuần hoặc khoảng 30 phút mỗi ngày, có thể giúp giảm huyết áp khoảng 5 - 8mmHg. Tuy vậy, người bệnh cần phải kiên trì thói quen này vì nếu ngưng tập thể dục thể thao sẽ có nguy cơ tăng huyết áp.
Một số bài tập thể dục nhạ nhàng mà người bị huyết áp cao có thể áp dụng mỗi ngày đó là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc khiêu vũ.
Bên cạnh đó, những bài tập có cường độ tập luyện cao, bao gồm các đợt hoạt động cường độ ngắn xen kẽ với các giai đoạn phục hồi nhẹ cũng có khả năng được áp dụng nếu thể trạng người bệnh đáp ứng nhu cầu tốt.
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn giàu ngũ cốc, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít béo, bỏ qua chất béo bão hòa và cholesterol rất tốt cho người huyết áp cao.
Chế độ ăn này có thể làm giảm huyết áp tới 11mmHg khi tăng huyết áp xảy ra. Chế độ ăn uống này thường được gọi là chế độ ăn DASH.
Một lưu ý nhỏ là bạn cần cân nhắc vấn đề tăng kali. Kali có thể làm giảm tác dụng của natri đối với huyết áp. Người bệnh nên sử dụng nguồn kali từ thực phẩm, chẳng hạn như trái cây và rau củ quả, thay vì thuốc bổ sung hay thực phẩm chức năng.
Mỗi người có một hàm lượng kali tối ưu riêng cho bản thân. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ để biết rõ hơn việc này.
Ngoài ra, cần đọc nhãn thực phẩm khi trước khi lựa chọn mua và tuân thủ kế hoạch ăn uống lành mạnh kể cả khi đi ăn ngoài.
Hạn chế hàm lượng muối (natri) trong chế độ ăn uống
Ngay cả việc giảm một chút natri trong chế độ ăn uống cũng có thể cải thiện sức khỏe của tim và giảm chỉ số huyết áp tầm 5 - 6mmHg. Có thể nói rằng hạn chế tiêu thụ muối đóng vai trò chủ đạo trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp.
Tác dụng của lượng natri đối với huyết áp khác nhau ở mỗi người. Nhìn chung, người bị tăng huyết áp nên giới hạn mức muối tiêu thụ là 2.300mg mỗi ngày. Tuy vậy, theo các chuyên gia, mức 1.500mg natri là lý tưởng cho hầu hết người trưởng thành.
Một số mẹo để hạn chế muối trong chế độ ăn uống mà bạn nên thử: đọc nhãn thực phẩm để tìm hiểu lượng muối chứa trong đó, hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đừng dùng muối để nêm món ăn, hãy dùng thảo mộc hoặc gia vị khác để thay thế.
Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn
Nếu chỉ uống một lượng vừa phải, thông thường là một ly/ngày đối với phụ nữ hay hai ngày/lần với nam giới, người dùng có thể hạ chỉ số huyết áp khoảng 4mmHg. Ngược lại, nếu bạn uống mất kiểm soát, nồng độ cồn trong cơ thể sẽ tăng lên.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thuốc điều trị tăng huyết áp không hoạt động hiệu quả như mong đợi.
Khuyến khích bỏ thuốc lá
Một bước quan trọng khác trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp là khuyến khích người bệnh bỏ thuốc lá. Ngừng hút thuốc sẽ góp phần giúp huyết áp trở lại phạm vi lý tưởng. Bỏ thuốc lá còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức khỏe tổng thể người bệnh.
Cắt giảm lượng caffeine
Người ta vẫn còn đang tranh luận về vai trò của caffeine đối với huyết áp. Mặc dù tác dụng lâu dài của caffeine đối với huyết áp không rõ ràng, nhưng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Để xem xét liệu caffeine có làm tăng huyết áp hay không, bạn hãy kiểm tra huyết áp trong vòng 30 phút sau khi dùng đồ uống có chứa caffeine. Nếu chỉ số huyết áp tăng từ 5 - 10mmHg, có thể kết luận rằng người dùng nhạy cảm với tác dụng tăng huyết áp của caffeine.
Tránh rơi vào tình trạng căng thẳng
Căng thẳng lâu ngày có thể góp phần làm huyết áp cao. Tuy giả thiết này vẫn cần nhiều nghiên cứu để đưa đến kết luận cuối cùng, song các chuyên gia vẫn tin rằng sự căng thẳng kéo dài làm tăng huyết áp do bạn ăn những thực phẩm không lành mạnh, uống rượu và hút thuốc.
Theo dõi huyết áp tại nhà và đi tái khám đúng hẹn
Bên cạnh hạn chế sử dụng muối, theo dõi huyết áp tại nhà và tái khám đúng hẹn cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp.
Theo dõi tại nhà giúp người bệnh giám sát huyết áp của bản thân, đảm bảo việc thay đổi lối sống đang hoạt động đúng hướng và cảnh báo với bác sĩ về các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn. Bạn nên tự trang bị một chiếc máy đo huyết áp tại nhà nhé.
Tái khám đúng hẹn với bác sĩ cũng là chìa khóa giúp kiểm soát tốt huyết áp.
Trên đây là bài viết chỉ bạn 9 nguyên tắc trong chăm sóc bệnh nhân huyết áp. Mong rằng từ những tư vấn trên, bạn có thể chăm sóc sức khỏe của người thân tốt hơn và có một lối sống lành lạnh, khỏe khắn nhé!
Bạn đang xem: Bệnh huyết áp nguy hiểm như thế nào? 9 nguyên tắc trong chăm sóc bệnh nhân huyết áp
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe