Hạ huyết áp là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Hạ huyết áp là một trong những vấn đề sức khỏe hiện nay nhiều người mắc phải. Để có cái nhìn rõ hơn về hạ huyết áp cũng như những nguyên nhân và cách khắc phục. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bào viết sau đây!
Hạ huyết áp là một trong những vấn đề sức khỏe hiện nay nhiều người mắc phải. Để có cái nhìn rõ hơn về hạ huyết áp cũng như những nguyên nhân và cách khắc phục. Hãy cùng Điện máy XANH tham khảo bào viết sau đây!
Xem nhanh
1Bệnh hạ huyết áp là gì?
Bệnh hạ huyết áp hay còn gọi tụt huyết áp là tình trạng giảm huyết áp đột ngột dưới 90/60 mmHg. Hạ huyết áp làm cho thể tích máu giảm do sự co bóp của tim không đủ mạnh.
Số đo huyết áp biểu hiện qua hai con số: số đầu là số đo huyết áp tâm thu hay huyết áp của các động mạch khi tim đập và bơm máu, số thứ hai là số đo huyết áp tâm trương hay huyết áp của các động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa hai lần đập.
Hạ huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ đang ngồi hoặc đang nằm có thể làm giảm huyết áp của bạn. Tình trạng này được gọi là hạ huyết áp tư thế.
2Triệu chứng thường gặp của bệnh hạ huyết áp
Hạ huyết áp mạn tính không có triệu chứng hầu như không nghiêm trọng. Nhưng đột ngột giảm huyết áp có thể dẫn đến suy nguồn cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não. Thể tích máu giảm gây ra tổn thương đa cơ quan.
Bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng sau: đầu óc quay cuồng, mờ mắt, ngất, thiếu tập trung, khát nước, chóng mặt hay nhức đầu,... Cơ thể trở nên mệt mỏi, trầm cảm, buồn nôn, da dẻ lạnh ẩm và tái nhợt.
3Những ai dễ mắc bệnh hạ huyết áp
Bệnh hạ huyết áp rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người già và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác. Ước tính 10% đến 20% số người trên 65 tuổi mắc bệnh hạ huyết áp.
4Nguyên nhân gây hạ huyết áp
Có rất nhiều nguyên nhân gây hạ huyết áp như:
- Không đủ dịch trong động mạch của bạn, xảy ra nếu bạn mất máu hoặc mất nước. Bạn có thể trở nên mất nước nếu không uống đủ nước, bị tiêu chảy hoặc ói mửa nặng, đổ mồ hôi rất nhiều.
- Tim không bơm máu đủ mạnh.
- Các dây thần kinh và kích thích tố trong cơ thể kiểm soát các mạch máu không làm việc hiệu quả.
- Mang thai.
- Các vấn đề nội tiết như tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp), bệnh tiểu đường hoặc đường huyết thấp (hạ đường huyết).
- Say nắng hoặc sốc nhiệt.
- Một số loại thuốc không cần kê toa.
- Một số loại thuốc kê toa trị bệnh cao huyết áp, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson.
Một số trường hợp, huyết áp có thể tụt đột ngột. Trong những trường hợp này, nguyên nhân có thể là:
- Mất máu do chảy máu.
- Nhiệt độ cơ thể thấp.
- Nhiệt độ cơ thể cao.
- Bệnh cơ tim gây suy tim.
- Nhiễm trùng huyết.
- Mất nước nghiêm trọng từ nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt.
- Phản ứng với thuốc hoặc rượu.
- Sốc phản vệ.
5Phương pháp điều trị bệnh hạ huyết áp hiệu quả
Hạ huyết áp không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng nào hoặc chỉ gây ra các triệu chứng mức độ nhẹ, chẳng hạn như các đợt ngắn chóng mặt khi đứng và hiếm khi cần phải điều trị.
Các bác sĩ sẽ xác định liệu bệnh có phải được gây ra bởi bất kỳ loại thuốc mà bạn uống hay không. Nếu đúng như vậy, bác sĩ có thể đổi thuốc hoặc giảm liều lượng cho bạn.
Nếu bệnh biểu hiện một số triệu chứng, bác sĩ sẽ lựa chọn các điều trị thích hợp nhất dựa vào nguyên nhân gây bệnh thường cố gắng để giải quyết vấn đề sức khỏe cơ bản.
Tùy thuộc vào tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và loại hạ huyết áp bạn bị, bạn có thể điều trị bằng cách:
- Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy nhớ kiểm tra với bác sĩ trước khi thực hiện vì natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
- Uống nhiều nước. Điều này sẽ làm tăng thể tích máu và chống mất nước.
- Mang bao vớ.
- Dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị hạ huyết áp xảy ra khi bạn đứng dậy (hạ huyết áp tư thế).
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Đứng lên từ từ và cho thời gian để cơ thể của bạn thích ứng: đặc biệt quan trọng khi bạn bước ra khỏi giường vào buổi sáng. Bắt đầu bằng cách ngồi và chờ một lát. Sau đó xoay chân ra khỏi thành giường và chờ một lát. Khi đứng, đảm bảo rằng bạn có thể giữ chặt cái gì đó để phòng khi chóng mặt.
- Tránh việc chạy, đi bộ đường dài hoặc làm bất cứ điều gì mất rất nhiều năng lượng trong thời tiết nóng bức. Những điều này có thể làm cho chứng hạ huyết áp tư thế nghiêm trọng hơn.
- Đảm bảo uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng.
- Nằm ngủ kê gối: nâng đầu cao hơn tim một chút.
- Mặc vớ.
- Tránh uống nhiều rượu.
Tham khảo và tổng hợp: Hellobacsi.
Với những thông tin trên, mong rằng bạn có cái nhìn cụ thể hơn về bệnh hạ huyết áp để phòng tránh cũng như bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình nhé!
Bạn đang xem: Hạ huyết áp là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Tăng huyết áp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị, chăm sóc đúng cách
- Bệnh huyết áp nguy hiểm như thế nào? 9 nguyên tắc trong chăm sóc bệnh nhân huyết áp
- Người tăng huyết áp nên và không nên ăn gì? Cách hạ huyết áp nhanh chóng
- Máy đo huyết áp là gì? Có bao nhiêu loại? Loại nào thích hợp để dùng trong gia đình nhất?