Tóc bạc sớm ở trẻ em, ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách trị

Tóc bạc sớm ở trẻ em, ở tuổi dậy thì nguyên nhân do đâu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ đặt ra. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng META.vn đi tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng tóc bạc sớm ở trẻ em, ở tuổi dậy thì nhé!

Tóc bạc sớm ở trẻ em, ở tuổi dậy thì nguyên nhân do đâu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ đặt ra.

Tóc bạc sớm ở trẻ em, ở tuổi dậy thì là gì?

Tóc bạc sớm ở trẻ em, ở tuổi dậy thì là gì?

Bệnh tóc bạc sớm ở trẻ em, ở tuổi dậy thì là tình trạng tóc xuất hiện nhiều sợi tóc màu trắng trên đầu, xen kẽ với các sợi tóc màu đen hoặc màu tóc tự nhiên của trẻ.

Nguyên nhân gây tóc bạc sớm ở trẻ em, ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây tóc bạc sớm ở trẻ em, ở tuổi dậy thì

  • Yếu tố di truyền: Những trẻ em sinh ra ở gia đình có bố hoặc mẹ bị tóc bạc sớm cũng có nguy cơ bị tóc bạc sớm. Sự đột biến gene trội trên nhiễm sắc thể thường gây ra bệnh bạch biến hoặc u xơ củ khiến cho tóc bạc sớm.
  • Do mắc các bệnh chuyển hóa: Các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, cường tuyến thượng thận, suy tuyến thượng thận, nồng độ cholesterol cao, men gan... có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin ở nang tóc, làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm ở trẻ em và trẻ ở tuổi dậy thì.
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Những trẻ em ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh, uống nhiều nước ngọt, nước có ga… sẽ gây tăng tiết cholesterol làm yếu chân tóc và làm gián đoạn quá trình phát triển của tóc dẫn tới tóc bị bạc sớm. Bên cạnh đó, việc cơ thể bị thiếu các loại vitamin cần thiết cho cơ thể và các vi chất như sắt, đồng, kẽm cũng làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm ở trẻ em.
  • Bị căng thẳng kéo dài: Tình trạng căng thẳng do học hành, thức khuya, mất ngủ, chơi điện tử quá mức, bị sang chấn tâm lý... đều có thể làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm ở trẻ em và trẻ tuổi dậy thì.
  • Hít phải khói thuốc lá thụ động: Việc bị hít phải khói thuốc lá thụ động từ môi trường xung quanh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em bị tóc bạc sớm. Bởi vì, trong thành phần thuốc lá có chứa chất oxy hóa tế bào, chất này làm giảm khả năng sản xuất melanin khiến tóc bị bạc sớm.
  • Sử dụng dầu gội đầu chứa chất độc hại: Một số loại dầu gội có chứa hóa chất độc hại có thể gây rụng tóc, khiến tóc bị khô xơ, làm hỏng tóc và bị nhạt màu hơn. Do vậy, các bậc cha mẹ nên chọn cho con mình các loại dầu gội dành riêng cho trẻ em hoặc các loại dầu gội có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên được bổ sung thêm các dưỡng chất cho trẻ.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân tóc bạc sớm ở người trẻ tuổi và cách trị

Cách cải thiện tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ em, ở tuổi dậy thì

Cách cải thiện tình trạng tóc bạc sớm ở trẻ em, ở tuổi dậy thì

Việc điều trị hoàn toàn bệnh tóc bạc sớm ở trẻ em và tuổi dậy thì là rất khó. Thay vào đó, các bác sĩ chuyên ngành thường khuyến nghị cha mẹ nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ để làm giảm bớt tình trạng tóc bạc sớm cho trẻ. Bạn có thể tham khảo một số dưỡng chất cần bổ sung sau:

  • Vitamin A: Loại vitamin này có tác dụng giúp da đầu khỏe mạnh và tóc sáng bóng hơn. Vitamin A có nhiều trong các loại rau xanh và các loại trái cây có màu vàng. Do vậy, bạn nên bổ sung các thực phẩm này cho trẻ hàng ngày nhé.
  • Vitamin B: Vitamin B có tác dụng điều hòa khả năng tiết dầu sẽ giúp tóc ít tiết dầu nhờn hơn, giúp tóc khỏe mạnh và mềm mại hơn. Vitamin B có nhiều trong các loại rau xanh, cà chua, ngũ cốc, sữa chua, chuối và các loại gan động vật.
  • Chất khoáng: Một số chất khoáng như kẽm, đồng, sắt có tác dụng giúp cho mái tóc chắc khỏe hơn, đồng thời giúp ngăn chặn quá trình lão hóa của tóc. Trong đó, kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt gà, thịt đỏ và rau xanh. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như các loại thịt đỏ, trứng, lúa mì, rau mùi tây, hạt hướng dương và quả mơ khô. Đồng có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên cám, lòng đỏ trứng và hải sản.
  • Protein: Protein giúp làm tăng độ bóng của tóc và cải thiện kết cấu tóc cho tóc chắc khỏe hơn. Bạn có thể bổ sung protein cho trẻ bằng cách bổ sung nhiều các loại thịt, ngũ cốc, đậu nành vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học cho trẻ. Thường xuyên bổ sung nhiều các loại rau xanh và trái cây vào thực đơn hàng ngày cho trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên tạo áp lực cho trẻ trong việc học hành và thi cử để tránh bé bị căng thẳng.

Nếu tình trạng tóc bạc ở trẻ không thuyên giảm hoặc do bé có nguy cơ mắc các bệnh lý chuyển hóa thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, từ đó đưa ra cách điều trị một cách cụ thể và khoa học.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

Bạn đang xem: Tóc bạc sớm ở trẻ em, ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách trị

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết