Tất tần tật về Virus Corona: Biến chủng, cách thức lây lan và triệu chứng
Virus Corona là loại virus thuộc chủng mới xuất hiện vào năm 2019. Đây là loại virus nguy hiểm, gây chết nhiều người trong thời gian vừa qua và cũng ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế, tài chính trên khắp thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật về Virus Corona: biến chủng, cách thức lây lan và triệu chứng nhé!
Virus Corona là loại virus thuộc chủng mới xuất hiện vào năm 2019. Đây là loại virus nguy hiểm, gây chết nhiều người trong thời gian vừa qua và cũng ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế, tài chính trên khắp thế giới. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu tất tần tật về Virus Corona: biến chủng, cách thức lây lan và triệu chứng nhé!
Xem nhanh
1Virus Corona, Covid-19 là gì?
Virus Corona, Covid-19 là gì?
Virus Corona xuất hiện vào đầu năm 2019 ở Vũ Hán. Đây là một chủng mới chưa từng xuất hiện ở người, chúng sẽ có khả năng lây lan từ người sang người. Corona là một họ virus lớn, xâm nhiễm từ động vật sang người, số khác chỉ xâm nhiễm và tồn tại ở các loài động vật bao gồm lạc đà, mèo và dơi.
Tên gọi chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên cho căn bệnh viêm đường hô hấp cấp bởi chủng mới của Virus Corona gây ra là Covid-19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa "corona", "virus:, "disease" (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện.
Virus Corona chủng mới là gì?
Virus Corona chủng mới là chúng khác nhau về mặt di truyền, các nhà khoa học, bác sĩ cho rằng chúng có thể được tạo ra bằng một hoặc nhiều đột biến từ một chủng khác. Các chủng có thể giống nhau hoặc khác nhau về mặt sinh học (hay chức năng). Hai chủng sẽ được coi là khác nhau về mặt sinh học nếu chúng gây ra những phản ứng khác nhau lên hệ thống miễn dịch của con người.
Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus - International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của Virus corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng Corona Virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Virus Sars-CoV-2 được cấu tạo như thế nào?
Tương tự những loại virus khác, khi Sars-CoV-2 thâm nhập vào tế bào của con người chúng sẽ nhân bản lên gấp nhiều lần, thuần hóa tế bào. Sau khi hoàn thành mục đích, lượng virus Sars-Cov-2 đủ lớn để phá vỡ hệ miễn dịch, khiến cơ thể không đủ đề kháng chống lại và nhiễm bệnh.
Virus Sars Cov 2 có dạng hình cầu, đường kính xấp xỉ 125 nanomet, với cấu tạo theo thứ tự từ trong ra ngoài như sau:
- Lõi acid Nucleic: Đây là bộ gen của virus với kích thước 26 - 32 kilobase, đây là kích thước lớn nhất trong số các loại virus ARN. Lõi acid Nucleic chứa sợi ARN đơn dương (sợi phân tử polyme có vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen), giúp virus tiến hành nhân bản nhanh hơn.
- Vỏ Protein: Lớp vỏ này đóng vai trò bảo vệ, được bao bọc bên ngoài bộ gen.
- Lớp vỏ ngoài: Vỏ ngoài bao gồm lớp kép lipit và protein, bên trên có lớp gai protein thực hiện các nhiệm vụ của kháng nguyên, giúp virus xâm nhập vào các tế bào dễ dàng.
2Virus Corona được phát hiện khi nào?
Virus Corona được tìm thấy ở các loài động vật có vú và con người. Chủng Virus Corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Sau đó lây lan và kéo dài tới nay trên khoảng 215 quốc gia. Corona khiến hàng chục triệu người mắc và hàng triệu người tử vong trên thế giới và chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Một số chủng Virus Corona có thể gây cảm lạnh thông thường hoặc nghiêm trọng hơn là Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) hoặc Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS).
3Các đường lây cơ bản của Virus Corona
Virus Corona rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp và qua đường tiếp xúc. Virus cũng có khả năng lây truyền qua đường không khí qua khí dung, đặc biệt tại các cơ sở y tế và những nơi đông người và ở không gian kín.
Chúng sẽ lây lan qua các cách sau:
- Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, người không nhiễm bệnh hít vào không khí khi ở gần người bị nhiễm bệnh đang thở ra những giọt nhỏ và các hạt có chứa virus.
- Để những giọt nhỏ và các hạt có chứa virus rơi vào mắt, mũi hoặc miệng, đặc biệt là thông qua sự bắn tóe và tia xịt như ho hoặc hắt hơi.
- Người mắc bệnh chạm tay vào các đồ vật hoặc bề mặt mang mầm bệnh. Sau đó người khác chạm vào rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay.
- Tiếp xúc, giao tiếp, bắt tay với người nhiễm bệnh.
- Trong những trường hợp hiếm hoi, virus Corona có thể lây lan qua tiếp xúc với phân.
4Thời gian ủ bệnh của Virus Corona
Đối với Corona Virus như chủng MERS và SARS có thời gian ủ bệnh khoảng 2 - 11 ngày. Sau khi hết thời gian ủ bệnh, người nhiễm sẽ có những biểu hiện như sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Ở những người có bệnh viêm phổi, tim mạch, ung thư, tiểu đường,... hay người già, có thể tử vong rất cao.
Đối với Virus Corona chủng mới có thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 2 - 14 ngày, trung bình là 5 ngày. Virus chủng mới này sẽ lây lan nhanh chóng vì theo nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) cho thấy, trong số 10.000 đối tượng bị nhiễm Covid-19 thì có khoảng 101 trường hợp xuất hiện các triệu chứng đầu tiên sau 14 ngày.
Vì thế, khi bạn tiếp xúc với người không có biểu hiện mắc bệnh không có nghĩa là sẽ an toàn. Chúng có thể lây lan ngay cả trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
5Triệu chứng khi mắc Virus Corona
Những triệu chứng khi nhiễm Virus Corona sẽ xuất hiện trong khoảng 2 - 14 ngày. Người bệnh sẽ có biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng. Những người mắc phải triệu chứng dưới đây thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao:
- Sốt cao khoảng 38 - 40 độ hoặc ớn lạnh
- Ho có đàm hoặc ho khan không đàm
- Hụt hơi hoặc khó thở
- Mệt mỏi
- Đau cơ hoặc đau người
- Đau đầu
- Mới mất vị giác hoặc khứu giác
- Đau họng
- Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Tiêu chảy
- Trường hợp nặng, gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.
Khi bạn có những dấu hiệu nghi ngờ như trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.
6Một số câu hỏi liên quan về Covid-19
Biểu hiện Covid-19 có sổ mũi không?
Khi mắc bệnh Covid, người bệnh sẽ không có biểu hiện sổ mũi, chỉ có biểu hiện như ho, ho khan, ho dai dẳng, sốt,… Bạn đừng nhầm lẫn với triệu chứng cảm cúm thông thường.
Biểu hiện sớm nhất của bệnh Virus Corona là gì?
Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt - dấu hiệu nhận biết Corona đầu tiên. Tiếp đó là ho, một triệu chứng Covid-19 sớm và phổ biến nhất. Mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ thể là biểu hiện Covid 19 sớm.
Covid-19 sốt bao nhiêu độ?
Sốt được xác định nghi ngờ Covid 19 là từ 38,1 độ C - 39 độ C, thường kèm theo giảm chức năng vị giác và khứu giác.
Tại sao nhiễm covid 19 nhưng không có triệu chứng?
Vì cơ thể có sức đề kháng mạnh đã ức chế sự phát triển, không cho virus phát triển và nhân lên, hoặc số lượng vi sinh vật xâm nhập cơ thể chưa đủ lớn để gây bệnh nên không có triệu chứng của bệnh.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh nghiệm trọng do Covid-19?
Những người cao tuổi, những người có các bệnh nền, phụ nữ mang thai, các nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số do không ý thức và phòng ngừa bệnh hợp lý.
Tại sao có nhiều cái tên như Covid-19, 2019-nCoV, SAR-CoV-2,…?
Covid-19 là tên gọi của dịch bệnh này (từ ngày 12/2 đến nay). nCoV-2019 là tên gọi cũ của dịch bệnh này (trước ngày 12/2). SAR-CoV-2 là tên của virus biến chủng mới gây ra dịch bệnh Covid-19.
Virus SAR-CoV-2 trông như thế nào?
Khi nhìn dưới kính hiển vi điện tử, chúng có các gai nhô ra ở mặt ngoài trông như hình chiếc vương miện.
Đã có thuốc điều trị và vắc-xin phòng bệnh Covid-19 chưa?
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng đã có vắc xin phòng bệnh Covid-19, vì vậy chủ yếu điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác nếu có.
Virus SAR-CoV-2 có thể tồn tại ở vùng khí hậu nóng ẩm không?
Có, chúng sống trong mọi điều kiện môi trường khác nhau như khí hậu nóng và ẩm, cũng như lạnh và khô.
Người mắc Covid-19 một lần đã khỏi, liệu có mắc lại bệnh này nữa không?
Có thể mắc lại. Trong giai đoạn đầu khi hết bệnh, nếu người bệnh không có miễn dịch tốt, lượng kháng thể mạnh bệnh sẽ quay trở lại.
Nguồn tham khảo: VNVC, Bộ y tế, VNVC
Trên đây là bài viết về tất tần tật về Virus Corona: biến chủng, cách thức lây lan và triệu chứng. Hy vọng sẽ hiểu thêm về Virus Corona và có cách phòng chống hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!
Bạn đang xem: Tất tần tật về Virus Corona: Biến chủng, cách thức lây lan và triệu chứng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Hướng dẫn sử dụng tính năng Zalo Connect, kết nối cứu trợ COVID-19
- Cách sử dụng SOSmap - Bản đồ cứu trợ, kết nối tình người trong mùa dịch
- Biến thể Delta Plus COVID-19: Mức độ nguy hiểm và các thông tin bạn cần biết
- Biến thể Lambda virus SARS-CoV-2 gây nguy hiểm, tốc độ lây nhanh và những điều bạn cần biết
- Biến chủng Delta của virus Sars-Cov-2: Nguy hiểm nhất, tốc độ lây lan nhanh, triệu chứng
- Những việc cần làm khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở trong mùa dịch Covid-19