Biến thể Lambda virus SARS-CoV-2 gây nguy hiểm, tốc độ lây nhanh và những điều bạn cần biết
Hiện nay, cả thế giới đang chú ý đến biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 với mức độ lây lan nhanh và nguy hiểm thì giới chuyên gia cũng cảnh báo về nguy cơ của biến thể Lambda, đặc biệt hơn biến thể này có thể kháng lại các cơ chế vaccine tạo ra. Để rõ hơn về biến thể này, mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé.
Xem nhanh
1Biến thể Lambda của virus SARS-CoV-2 là gì?
Biến thể là các thay đổi về bản chất trên bộ gen của virus. Sau khi biến đổi một thời gian, virus gây ra những triệu chứng rõ ràng và tạo thành một chủng mới khác với chủng ban đầu sẽ được gọi là biến chủng.
Các biến thể sẽ còn có những biến đổi thay đổi liên tục, sau đó mới ổn định thành biến chủng mới và được các nhà nghiên cứu đặt tên mới.
Khi dịch COVID-19 bắt đầu, virus SARS-CoV-2 đã đột biến nhiều lần, một số chủng có khả năng lây nhiễm và gây tử vong cao hơn trước. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chia thành 4 biến thể đáng lo ngại gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta.
Ngoài ra, còn 4 chủng khác gồm Eta, Iota, Kappa và Lambda được xếp vào biến thể cần quan tâm. Những ngày gần đây, sự lây lan nhanh chóng của chủng Lambda. Đây là biến chủng lần đầu tiên được phát hiện ở Peru, đã gây sự chú ý của nhiều giới chuyên môn.
- Vậy biển thể Lambda của virus SARS-CoV-2 là gì?
Biến thể Lambda thuộc dòng C.37, được phát hiện lần đầu tiên ở Peru vào tháng 12/2020. Biến thể Lambda đã phát triển, chiếm 80% tổng số ca bệnh ở Peru chỉ trong vòng 3 tháng. Biến thể này được WHO chỉ định cần quan tâm từ tháng 6/2021.
Hiện tại, biến thể này chủ yếu lây lan ở các nước Nam Mỹ như: Chile, Peru, Argentina và Ecuador và 41 quốc gia trên thế giới.
Nguồn thông tin: VNVC và Báo Lao Động.
2Mức độ nguy hiểm của biến thể Lambda
Theo số liệu thống kê, biến thể Lambda gây ra trung bình 595 người chết/100.000 người ở Peru - khiến nước này trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ tử vong bởi COVID-19 cao nhất trên thế giới.
Điều đặc biệt của biến thể này khiến dịch bệnh trở nên nguy hiểm đó là biến thể này mang một số đột biến có ý nghĩa kiểu hình đáng ngờ, chẳng hạn là làm tăng khả năng lây truyền hoặc làm tăng khả năng chống lại các kháng thể trung hòa (chống các kháng thể do vaccine) và gây nên sự lây nhiễm đột phá (sự lây nhiễm trên người đã tiêm chủng đầy đủ).
Theo thống kê, Chile là quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao khoảng 60% dân số đã được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, quốc gia này đã có sự gia tăng số ca COVID-19, điều này được nhận định là biến thể Lambda có khả năng thoát khỏi các phản ứng miễn dịch được tạo ra nhờ tiêm chủng.
Nghiên cứu cho thấy, biến thể Lambda sở hữu đột biến RSYLTPGD246 - 253N trong protein gai, làm tăng độ độc lực khiến dịch lây lan nhanh chóng.
Nguồn thông tin: VNVC và Báo Lao Động.
3Triệu chứng của người nhiễm biến thể Lambda
Hiện tại, có rất ít các bằng chứng cho thấy chính xác biến thể Lambda khác với các chủng khác, các nhà khoa học cần có những nghiên cứu sâu, mạnh mẽ hơn để hiểu rõ các triệu chứng của nó. Tuy nhiên, dựa vào các nghiên cứu trên ca bệnh thực tế, nó sẽ có những triệu chứng chính của COVID-19 như sau:
- Sốt với nhiệt độ cao: Bạn sẽ cảm thấy nóng khi chạm vào ngực hoặc lưng.
- Ho liên tục: Ho nhiều trong hơn một giờ và tiếp tục kéo dài.
- Mất hoặc thay đổi khứu giác hoặc vị giác: Bạn không thể ngửi hoặc nếm bất cứ thứ gì hoặc mọi thứ có mùi hoặc vị khác với bình thường.
- Triệu chứng liên quan đến đường ruột: Tiêu chảy.
Các triệu chứng này sẽ xuất hiện sau khi phơi nhiễm khoảng 2 - 14 ngày, và biểu hiện theo mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo ca bệnh cụ thể.
Nguồn thông tin: VNVC.
4Vaccine COVID-19 có tác dụng với biến thể Lambda không?
Các đặc điểm virus của biến thể Lambda là: Khả năng chống lại các phản ứng miễn dịch ở các đột biến RSYLTPGD246- 253N, L452Q và F490S và tăng cường tốc độ lây truyền do đột biến T76I và L452Q. Do đó, loại biến thể Lambda có thể có kháng lại các miễn dịch trong vaccine.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cần có thêm thời gian nghiên cứu về biến thể này, cũng như khả năng chống lại các tác nhân miễn dịch của virus.
Hiện nay, tiêm vaccine vẫn là phương pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus, dù các biến thể mới liên tục xuất hiện có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.
Dù biến thể này gây ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine, nhưng virus cũng không kháng nổi hoàn toàn hiệu quả miễn dịch của vaccine. Điểm cần lưu ý là bạn cần tuân thủ đúng các nguyên tắc phòng dịch, có chế độ hoạt động phù hợp và tuân theo chỉ dẫn từ cơ quan y tế để có thể bảo vệ bản thân, phòng dịch hiệu quả.
Nguồn thông tin: VNVC.
5Những lưu ý để phòng tránh dịch COVID-19
Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay khi ở trong vùng xanh không phải tâm điểm của dịch bệnh:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp, khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách, tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.
- Không đến nơi tập trung đông người, báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng ho, sốt, đau họng,...
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, súc miệng, họng bằng nước súc miệng.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm được nấu chín.
- Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe với việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
- Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa.
Nếu bạn ở trong vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh và đang thực hiện Chỉ thị 16, Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 19, hãy tuân thủ các quy định về giãn cách tại địa phương mình nhé!
Hãy tuân thủ nguyên tắc phòng dịch để bảo vệ bản thân và giúp cả nước đẩy lùi dịch bệnh..
Bạn đang xem: Biến thể Lambda virus SARS-CoV-2 gây nguy hiểm, tốc độ lây nhanh và những điều bạn cần biết
Chuyên mục: Tra cứu thông tin