Biến chủng Delta của virus Sars-Cov-2: Nguy hiểm nhất, tốc độ lây lan nhanh, triệu chứng

COVID-19 đang được kiểm soát khá tốt ở các quốc gia có tốc độ tiêm vaccine nhanh. Tuy nhiên, việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn từ khi một số biến thể - biến chủng virus mới ra đời, đặc biệt là biến chủng Delta. Cùng tìm hiểu rõ hơn về biến chủng Delta và tác động của nó đến nó lực dập dịch của thế giới qua bài viết bên dưới nhé.

1Biến chủng Delta của virus Sars-Cov-2 là gì?

Biến thể - biến chủng virus là gì?

Biến thể là những thay đổi về bản chất trên bộ gen của virus, sau khi biến đổi 1 thời gian, sẽ có những triệu chứng rõ ràng và tạo thành một chủng mới khác với chủng ban đầu sẽ được gọi là biến chủng

Do đó, các biến thể sẽ còn có những biến đổi thay đổi, sau đó mới ổn định thành biến chủng mới và được các nhà nghiên cứu đặt tên mới.

Biến thể - biến chủng virus là gì?

Biến chủng Delta xuất hiện khi nào, ở đâu?

Biến thể Delta là biến chủng của virus SARS-CoV-2 (Corona) được phát hiện phổ biến trong các ca dương tính COVID-19 tại TP. HCM trong đợt dịch lần 4. Biến chủng này của virus Corona được WHO đánh giá là nguy hiểm và đáng lo ngại.

Biến thể Delta (còn được gọi là B.1.617.2) là tên của biến thể virus Corona chủng mới được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ. Biến chủng này đã lây lan sang 124 quốc gia (tới thời điểm 07/2021) với tốc độ nhanh chóng.

Bên cạnh đó, một "biến thể phụ" của Delta với tên gọi là Delta Plus (B.1.617.2.1 hoặc AY.1) cũng đã xuất hiện. Delta Plus có một đột biến bổ sung có thể góp phần giúp virus "thoát" khỏi hệ miễn dịch và vaccine.

Biến chủng Delta xuất hiện khi nào, ở đâu?

Một số biến chủng khác của virus Sars-Cov-2

Ngoài biến chủng Delta, WHO cũng cảnh báo và đưa ra thông tin về 4 biến chủng khác đó là:

  • Biến chủng Alpha (B.1.1.7) được phát hiện lần đầu tại Vương quốc Anh vào tháng 9/2020.
  • Biến chủng Beta (B.1.351) lần đầu được phát hiện đầu tháng 10/2020 tại Nam Phi.
  • Biến chủng Gamma (P.1) được ghi nhận xuất hiện lần đầu vào tháng 11/2020 tại Brazil.
  • Biến chủng Epsilon (B.1.427/B.1.429): Biến chủng này có thể tự sắp xếp lại một phần của protein đột biến mà virus sử dụng để liên kết với các tế bào của cơ thể. Do đó, biến chủng Epsilon có khả năng lây nhiễm cao hơn khoảng 20% ​​và dễ dàng làm suy yếu hệ miễn dịch của con người.

Biến thể - biến chủng virus là gì?

2Các triệu chứng của bệnh gây ra do biến thể Delta

Nghiên cứu của Tiến sĩ Lara Herrero, chuyên gia về virus và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Griffith (Australia) cho biết: "Các dữ liệu gần đây cho thấy người bệnh nhiễm biến thể Delta của Ấn Độ sẽ gặp phải nhiều triệu chứng phổ biến, khác với dấu hiệu của chủng COVID-19 ban đầu".

Các triệu chứng của bệnh gây ra do biến thể Delta

Các triệu chứng khi nhiễm biến chủng Delta là: đau đầu, đau họng và sổ mũi. Các biểu hiện này cũng có sự khác biệt đối với từng nhóm đối tượng đã tiêm hoặc chưa tiêm vaccine như sau:

  • Nhóm người bệnh chưa tiêm vaccine: Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, đau họng, sổ mũi, sốt, ho dai dẳng.
  • Nhóm mới tiêm 1 liều vaccine: Xuất hiện những triệu chứng phổ biến lá đau đầu, sổ mũi, đau họng, hắt xì, ho dai dẳng.
  • Nhóm đã chủng ngừa đầy đủ vaccine: Khi mắc biến thể này thường có những dấu hiệu bao gồm: đau đầu, sổ mũi, hắt xì, đau họng, mất khứu giác.

Khi nhiễm biến chủng Delta Ấn Độ, bạn sẽ dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường, điều này làm tăng nguy cơ biến chứng hoặc tử vong ở người bệnh và khó kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Biến thể này còn gây ra các dấu hiệu bất thường như mất thính giác, các vấn đề về tuần hoàn máu, tiêu chảy,…

Đặc biệt, các biểu hiện khi mắc biến chủng Delta Ấn Độ gây ra sẽ dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường

3Mức độ nguy hiểm của biến chủng Delta

WHO đánh giá biến chủng Delta đặc biệt nguy hiểm bởi tốc độ lây lan nhanh chóng. Biến thể này làm gia tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện của bệnh nhân so với các biến chủng khác.

Thêm vào đó, biến thể này gây tử vong cao hơn, làm khả năng lây truyền nhanh hơn giữa người với người và khiến những người dễ nhạy cảm phải nhập viện trong tình trạng biến chứng nặng và có nguy cơ tử vong.

Do đó, người dân nên đề cao cảnh giác, thực hiện tốt các chỉ đạo phòng dịch của Nhà nước, theo dõi yếu tố dịch tễkhám sàng lọc khi có các triệu chứng.

Mức độ nguy hiểm của biến chủng Delta

4Cơ chế lây lan của biến chủng Delta

Biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm nhiều hơn 40 - 60% so với biến chủng Alpha (Biến thể Alpha có lây nhiễm cao hơn đến 70% so với các biến thể ban đầu).

Biến thể Delta là có tỉ trọng nhẹ hơn các biến chủng khác, làm thời gian chúng lơ lửng, di chuyển trong không khí lâu hơn. Điều này làm bệnh dễ lây hơn với tốc độ nhanh, chu kỳ lây bệnh ngắn. (Theo ông Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết)

Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết thêm: “Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí và dễ phát tán, làm tăng khả năng lây lan. Điều này có thể thấy rõ ở những ổ dịch trong nhà máy, khu công nghiệp, quán bar hay phòng karaoke…”.

Vaccine COVID-19 có chống được chủng Delta không?

Tại sao biến thể Delta lại lây lan nhanh ở TP.HCM ?

Các chuỗi lây nhiễm ở khu vực phía Nam, cụ thể tại TP. HCM chủ yếu tại các hộ gia đình, tụ điểm ăn uống, văn phòng cao ốc, nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất,… Đây đều là nơi diễn ra các hành vi nguy cơ lây nhiễm cao như: đi lại nhiều, tụ tập đông người, không gian kín, kém thông khí,… Những hành vi này làm gia tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm, vì biến thể này tồn tại rất lâu trong không khí.

Để kiểm soát tình hình và hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh hiện nay, người dân TP. HCM và các địa phương có nguy cơ cần thực hiện nguyên tắc 5K, tham gia tiêm phòng vaccine COVID-19 khi có cơ hội.

Tại sao biến thể Delta lại lây lan nhanh ở TP.HCM ?

5Vaccine COVID-19 có chống được chủng Delta không?

Tiêm vaccine là phương pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus hiện nay, dù các biến thể mới liên tục xuất hiện có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.

Ông Chris Robertson (Đại học Strathclyde - Anh) cũng cho biết việc tiêm hoàn thiện 2 liều vaccine hoặc 1 liều trong vòng 28 ngày sẽ giúp người nhiễm giảm nguy cơ nhập viện tới 70%. Dù biến thể này gây ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine, nhưng người được tiêm vaccine vẫn cho phản ứng miễn dịch với biến thể này.

Vaccine COVID-19 có chống được chủng Delta không?

6Một số câu hỏi thường gặp về chủng Delta

Chủng Delta có khiến bạn ốm nặng hơn virus ban đầu hay không?

Trả lời: Dựa trên số liệu được theo dõi ở Anh khoảng một tháng với Delta, biến thể này có thể mang tính di truyền bệnh nhiều hơn. Biến thể Delta khiến khả năng nhập viện cao gấp đôi so với biến thể Alpha.

Chủng Delta ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Trả lời: Các nhà khoa học cũng khẳng định triệu chứng bị nhiễm biến thể Delta khác với những triệu chứng liên quan đến chủng Corona ban đầu. Triệu chứng ho và mất khứu giác sẽ ít phổ biến hơn; đau đầu, đau họng, sổ mũi và sốt xuất hiện nhiều hơn trước.

Những người đã tiêm phòng có cần tiêm lại để bảo vệ chống lại Delta không?

Trả lời: Điều này chưa có kết luận cụ thể. Vì hiện nay, các chuyên gia chưa biết chắc chắn những người đã được tiêm chủng có cần tiêm thêm một mũi tiêm vaccine nữa không để tăng cường khả năng miễn dịch khi đã được tiêm trước đó 1 mũi tiêm.

Một số câu hỏi thường gặp về chủng Delta

Nguồn tham khảo và tổng hợp: Vietnam Vaccine JSC (VNVC), cập nhật ngày 28/07/2021.

Bên trên là những thông tin về biến chủng Delta bạn nên biết trong tình hình dịch phức tạp. Mỗi cá nhân hãy tự giác và vận động người thân, bạn bè để tạo nên một xã hội tự giác chấp hành quy định phòng, chống dịch bệnh.

Bạn đang xem: Biến chủng Delta của virus Sars-Cov-2: Nguy hiểm nhất, tốc độ lây lan nhanh, triệu chứng

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết