Biến thể Delta Plus COVID-19: Mức độ nguy hiểm và các thông tin bạn cần biết

Đại dịch COVID-19 đang trở thành nỗi ám ảnh của toàn thế giới. Bên cạnh biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 với mức độ lây lan nhanh và nguy hiểm thì một biến thể mới Delta Plus cũng được cảnh báo. Cùng tìm hiểu rõ hơn về biến thể Delta Plus và mức độ nguy hiểm của nó qua bài viết bên dưới nhé.

Đại dịch COVID-19 đang trở thành nỗi ám ảnh của toàn thế giới. Bên cạnh biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 với mức độ lây lan nhanh và nguy hiểm thì một biến thể mới Delta Plus cũng được cảnh báo. Cùng tìm hiểu rõ hơn về biến thể Delta Plus và mức độ nguy hiểm của nó qua bài viết bên dưới nhé.

1Biến thể Delta Plus là gì?

Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - GS.TS Nguyễn Hồng Hà cho biết, virus phát triển và nhân lên từ người này sang người khác, được gọi là các bản sao chép. Chúng biến đổi theo nhiều hình thức, thay đổi kháng nguyên để tránh hệ miễn dịch và có thể làm tăng độ lây lan cũng như tính nghiêm trọng của ca bệnh.

Virus SARS-CoV-2 đã đột biến nhiều lần và xuất hiện nhiều biến chủng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra các chủng cần quan tâm và các chủng đáng quan ngại. Các chủng đáng quan ngại gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta. Đặc biệt, biến chủng Delta đã và đang làm gia tăng mức độ lây lan trên thế giới nhanh chóng.

Biến thể Delta Plus là gì?

Biến thể Delta, Delta Plus của virus SARS-CoV-2 đã trở thành biến thể tàn phá thành quả chống dịch của nhiều nước trên thế giới. Delta Plus là một phiên bản của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 02/2021 tại Ấn Độ. Về mặt di truyền hai biến thể này giống nhau. 

Tuy nhiên, Delta Plus (còn được gọi là AY.1 hoặc B.1.617.2.1) có một đột biến bổ sung ở protein gai - một phần của virus gắn vào các tế bào mà nó lây nhiễm, giúp virus SARS-CoV-2 tiếp cận với tế bào của con người.

Nguồn tin: VNVC.

2 Mức độ lây lan của Delta Plus

Loại biến thể này lây theo các giọt bắn chứa virus. Nếu ở trong môi trường phòng kín, virus sẽ bay lơ lửng trong không khí và rất lâu sau mới chạm đất, khiến cho những người xung quanh dễ hít phải và nhiễm bệnh. Ngoài ra, nếu ở môi trường không khí thông thoáng, virus này sẽ phát tán đi rất nhanh.

Cho đến nay, các trường hợp được ghi nhận nhiễm Delta Plus còn thấp và cần thêm dữ liệu để xác định tốc độ lây lan thực tế. Delta Plus đã được phát hiện ở một số quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hàn Quốc,...

Nguồn tin: VNVC.

Delta Plus lây theo các giọt bắn chứa virus

3 Mức độ nguy hiểm của Delta Plus

Ông Jacob John, trưởng khoa Virus học lâm sàng tại Đại học Y khoa Christian của Ấn Độ cho biết:

Theo như tôi được biết, tốc độ lây lan của một biến thể không thể được đo lường bằng tần suất lây lan sớm. Không có thông tin rằng Delta Plus đang lây cho những người đã bị nhiễm trong làn sóng đầu tiên, những người đã được chủng ngừa hoặc những người bị nhiễm trong làn sóng thứ hai. Sự lây lan của Delta Plus phải được theo dõi để nắm rõ hơn".

Tính đến ngày 23/07, theo tờ Hindustan Times, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Liên minh Jitendra Singh đã thông báo trong quá trình giải trình tự bộ gen có tới 70 trường hợp biến thể Delta Plus đã được phát hiện.

Hiện tại, biến thể Delta Plus đã được cơ quan y tế quốc tế liệt kê là một trong những mối quan tâm hàng đầu. CDC cho biết họ sẽ tiếp tục đánh giá phân loại độc lập để nghiên cứu nhiều hơn về loại biến thể này.

Nguồn tin: VNVC.

Mức độ nguy hiểm của Delta Plus

4 Các triệu chứng của bệnh gây ra bởi Delta Plus

Các triệu chứng của bệnh gây ra bởi Delta Plus khá tương đồng với các triệu chứng của bệnh gây ra bởi Delta, và có nhiều điểm giống với các triệu chứng cảm lạnh thông thường khiến nhiều người chủ quan và lầm tưởng như:

  • Phát ban
  • Đau họng
  • Khó thở
  • Mất khứu giác
  • Tiêu chảy
  • Nhức đầu
  • Suy giảm thính lực
  • Chảy nước mũi

Ngoài ra, bạn có thể bị một số triệu chứng khác như viêm kết mạc, mất tiếng,...

Nguồn tin: VNVC.

Các triệu chứng của bệnh gây ra bởi Delta Plus

5 Biến thể Delta Plus có kháng vaccine COVID-19 không?

Theo Cơ quan giải trình tự bộ gen COVID-19 của chính phủ Ấn Độ, biến thể Delta Plus được đánh giá là một nguy cơ đáng lo ngại, vì nó có thể làm tăng khả năng lây nhiễm, bám chặt hơn vào các thụ thể của tế bào phổi và khả năng làm giảm phản ứng kháng thể.

Hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng và kết luận rõ về biến thể Delta Plus có kháng vaccine COVID-19 hay không. Nhưng hầu hết các loại vaccine COVID-19 được thiết kế để huấn luyện cơ thể có thể nhận ra protein gai - nơi tạo ra đột biến bổ sung của Delta Plus.

Hiện nay, tiêm vaccine vẫn là phương pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus, dù các biến thể mới liên tục xuất hiện có thể làm giảm hiệu quả của vaccine, vì tiêm hoàn thiện 2 liều vaccine hoặc 1 liều trong vòng 28 ngày sẽ giúp người nhiễm giảm nguy cơ nhập viện tới 70% khi bị nhiễm virus.

Dù biến thể này có kháng vaccine hay không thì virus cũng không kháng nổi hoàn toàn hiệu quả miễn dịch của vaccine, nhưng khả năng bị bệnh do tiêm chủng là rất ít.

Nguồn tin: VNVC.

Biến thể Delta Plus có kháng vaccine COVID-19 không?

6 Một số lưu ý để phòng tránh nhiễm Delta Plus

Đối với các vùng dịch bệnh diễn biến không quá phức tạp, để phòng tránh nhiễm Delta Plus, bạn cần lưu ý:

  • Không đi ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết. 
  • Hạn chế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc với mọi người.
  • Thường xuyên sử dụng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để vệ sinh cá nhân.
  • Nếu bạn phải ra khỏi nhà vì một số công việc quan trọng, thì hãy đeo khẩu trang y tế đúng cách.
  • Tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Với các vùng cần thực hiện theo Chỉ thị 16, Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 19 thì người dân cần tuân thủ đúng quy định theo Chỉ thị được ban hành tại địa phương mình.

Phòng tránh sự lây nhiễm của Delta Plus

Nguồn tham khảo và tổng hợp: Bộ Y Tế, VNVC. Cập nhật ngày 15/09/2021.

Bên trên là những thông tin về biến thể Delta Plus virus Sars-Cov-2. Bạn hãy tuân thủ nguyên tắc phòng dịch để bảo vệ bản thân và giúp cả nước đẩy lùi dịch bệnh nhé.

Bạn đang xem: Biến thể Delta Plus COVID-19: Mức độ nguy hiểm và các thông tin bạn cần biết

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết