Nguyên nhân và cách phòng bệnh dứt điểm khi trẻ bị ngạt mũi

Khi thời tiết thay đổi bé nhà bạn rất dễ ốm và ngạt mũi. Nếu không chữa trị kịp thời và nắm bắt được nguyên nhân, cách khắc phục sẽ nguy hiểm và mệt mỏi cho cả mẹ và bé. Để giải quyết, hạn chế vấn đề này hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Trẻ bị nghẹt mũi thường có các biểu hiện như ngạt mũi về đêm, khó thở khiến bé ngủ không ngon nếu để lâu và không chữa trị hoàn toàn có thể chuyển thành bệnh viêm mũi mãn tính cho bé sau này. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này để bảo đảm sức khỏe cho bé nhà bạn.

Nguyên nhân và cách phòng bệnh dứt điểm khi trẻ bị ngạt mũi

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi

Trẻ bị ngạt mũi thường là do nhiễm khuẩn hoặc bị dị ứng và thường chỉ kéo dài khoảng 2 - 3 ngày.

Tuy nhiên, nếu bé bị nghẹt mũi do trào ngược axit, viêm xoang hay nhiễm khuẩn thứ cấp khiến dịch mũi đổi màu bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần. Nếu các mẹ không biết chữa trị đúng cách và để tình trạng trên kéo dài sẽ có hại đến sức khỏe của bé. Vì vậy, các chị em cần đưa bé đi khám nếu tình trạng nghẹt mũi vẫn kéo dài và không có dấu hiệu đỡ.

>>> Xem thêm: Chứng nghẹt mũi: Nguyên nhân, tác hại, cách chữa trị và phòng tránh hiệu quả

Trẻ bị ngạt mũi thường là do nhiễm khuẩn hoặc bị dị ứng và thường chỉ kéo dài khoảng 2 - 3 ngày.

Cách phòng tránh khi trẻ bị nghẹt mũi hiệu quả nhất

Để phòng tránh ngạt mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất bạn nên giữ ấm cho bé vào mùa lạnh, không nên để bé đến những nơi có nhiều bụi bẩn. Trẻ bị ngạt mũi, nghẹt mũi hay ho, viêm họng, sốt rất dễ xảy ra trong thời điểm mùa đông và mùa ẩm. Nếu gia đình bạn có điều kiện thì nên mua thêm máy sưởi, quạt sưởi thậm chí cả đèn sưởi nhà tắm để bảo vệ sức khỏe và giữ ấm cho bé vào mùa đông.

Nếu bé bị ngạt mũi ở mức nhẹ, bạn có thể nhỏ thuốc mũi cho bé, nhưng lưu ý là nên nhỏ thuốc theo đơn của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng thuốc đối với trẻ sơ sinh khi không có chỉ định của bác sĩ, nhất là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Cách phòng tránh khi trẻ bị nghẹt mũi hiệu quả nhất

Để giảm bớt ngạt mũi cho bé, khi bé ngủ bạn có thể kê thêm gối cho bé, bế bé ở tư thế thẳng. Có thể dùng dung dịch nước muối vệ sinh mũi cho bé hàng ngày để làm loãng các dịch mũi dày, sau đó loại bỏ dịch mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi.

Tắm cho bé trong phòng ấm hoặc chạy máy tạo độ ẩm trong phòng của bé cũng là cách lọc không khí và phòng tránh các bệnh cho bé.

Tắm cho bé trong phòng ấm hoặc chạy máy tạo độ ẩm trong phòng của bé cũng là cách lọc không khí và phòng tránh các bệnh cho bé.

Cách chữa trị khi bé bị ngạt mũi

Nhỏ nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) vào mỗi bên lỗ mũi cho bé để làm loãng dịch mũi. Mát xa nhẹ nhàng từng bên mũi.

Nhỏ nước muối sinh lý Natri Clorid

Hút sạch dịch mũi sau khi nhỏ mũi cho con, giúp bé khai thông đường thở. Nhớ rửa lại dụng cụ hút mũi bằng nước sạch nhiều lần sau khi hút mũi xong nhé!.

Dùng dung dịch hút mũi

Có thể cho con xông hơi bằng một bát nước nóng có pha 2 - 3 giọt tinh dầu (dầu tỏi, dầu oải hương, dầu bạc hà) hoặc tắm hơi nhẹ nhàng trước khi ngủ. Khi bé được hít thở trong hơi nước nóng sẽ làm dịch đờm trong mũi họng dễ dàng thoát ra, giúp ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi về đêm. Điều này sẽ tiện lợi và hiệu quả gấp đôi nếu dùng máy xông khí dung với thuốc và chỉ định của bác sĩ.

Máy xông mũi họng

Đề phòng mất nước: Khi ngạt mũi, bé phải thở bằng miệng và điều này làm bé dễ bị mất nước. Do đó hãy cho bé bú thêm hoặc uống thêm nhiều nước lọc, nước trái cây, dung dịch bù điện giải (Oresol).

Hãy ôm ấp, vỗ về và quan tâm bé nhiều hơn, vì nhiều bé (nhất là trẻ sơ sinh) sẽ khá hoảng sợ khi bé thấy mình không thể thở bằng mũi. Điều này thực sự rất quan trọng với trẻ nhỏ vì vậy hãy thể hiện tình cảm cho bé nhiều hơn nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ 7 mẹo dân gian trị nghẹt mũi nhanh chóng, hiệu quả tại nhà

Hiện nay, META có bán rất nhiều các thiết bị y tế như: Máy xông mũi họng, máy hút mũi... và những thiết bị, đồ dùng khác phục vụ cho quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Hãy truy cập ngay META.vn hoặc gọi ngay tới hotline của chúng tôi để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ bạn chi tiết hơn nhé!

Bạn đang xem: Nguyên nhân và cách phòng bệnh dứt điểm khi trẻ bị ngạt mũi

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết