Nghệ đen có tác dụng gì cho sức khỏe? Cách sử dụng nghệ đen

Đối với giới y học cổ truyền, nghệ đen không hề là một dược liệu xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nghệ đen có tác dụng gì? Chính vì vậy, xin mời bạn tham khảo bài viết củađể biết thêm chi tiết về dược liệu này nhé!  

Đối với giới y học cổ truyền, nghệ đen không hề là một dược liệu xa lạ.

Đôi nét thông tin về nghệ đen

Nghệ đen hay còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím (có tên khoa học là Curcuma Zedoaria) là loại cây thảo mộc thuộc họ Gừng. Trong giới đông y, nga truật là tên gọi khác của nghệ đen. Công dụng nổi bật của nghệ đen là chữa những bệnh đau dạ dày, ăn không tiêu, hay nôn trớ ở trẻ nhỏ, ngoài ra nó còn làm giảm thiểu triệu chứng chậm kinh ở phụ nữ.

Tác dụng nghệ đen

Về nguồn gốc cây nghệ đen

Xuất xứ của loại dược liệu này đến từ vùng Đông Bắc Ấn Độ và Indonesia. Vào thế kỉ XI, nghệ đen được người Arab mang tới châu Âu nhưng không được người dân nước này ưa chuộng nhiều.

Đến bây giờ, nghệ đen được trồng nhiều tại Việt Nam và tại những khu vực các nước Đông Nam Á. Ở nước ta, dược liệu này thường được trồng chủ yếu tại miền núi, trung du hoặc những nơi đất xốp, ven hồ, ven sông suối của khu vực miền Bắc.

Đặc điểm của cây nghệ đen 

  • Nghệ đen là cây thân thảo mọc thẳng cao và có chiều cao cỡ trung bình từ 1.5m thường được thu hoạch vào hai tháng cuối năm. Phần thân rễ hình nón có các khía chạy dọc và mọc nhiều nhánh phụ và có nhiều củ.
  • Lá cây có màu xanh nhạt, thuôn dài khoảng 30 - 60cm và chiều rộng từ 7- 8cm, có bẹ to mọc từ dưới chân cây lên. Cuống là ngắn, một số lá không có cuống.
  • Điểm đặc biệt của cây này là ra hoa trước khi có lá. Hoa mọc thành từng cụm từ rễ lên, và có màu vàng dài tầm 15 mm.
  • Củ nghệ đen có dạng hình trứng, một đầu to và một đầu nhỏ. Củ thường dài tầm từ 2 - 4 cm, bên ngoài có màu vàng nâu và trơn bóng. Thịt củ có màu xanh thẫm hoặc màu tím.

Nghệ đen có tác dụng gì?

Nghệ đen có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa

Với những người gặp phải những triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi...nghệ đen chính là một sự lựa chọn phù hợp để điều trị. Bởi trong nghệ có chứa những chất làm kích thích túi mật, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.

Người bệnh có thể lấy củ nghệ phơi khô, tán nhuyễn thành bột, pha nước ấm để uống. Hoặc bạn có thể trộn tinh bột nghệ đen với mật ong, làm thành hỗn hợp hơi keo, sền sệt, tiếp tục bạn vo thành viên tròn làm thuốc để dành uống dần dần.

Hỗ trợ giảm triệu chứng đường tiêu hóa

Cải thiện làn da cùng với nghệ đen

Đối với chị em phụ nữ, tinh bột nghệ đen không còn xa lạ, chúng được áp dụng để làm mặt nạ giúp cho vết mụn chóng lành, giảm mờ sẹo và làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, nó còn được dùng để điều trị những bệnh như: Vảy nến, chứng đỏ mặt, bệnh chàm,...Bên cạnh đó, hàm lượng dưỡng chất có trong nghệ đen còn vô cùng dồi dào kể đến như: Vitamin, Collagen giúp hỗ trợ cải thiện làn da thêm bóng khỏe, đàn hồi.

Cải thiện làn da

Tác dụng của nghệ đen còn có thể chống ung thư, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hợp chất curcumin tìm thấy trong nghệ đen là một có khả năng ức chế sự hình thành ung thư. Cụ thể, nó có thể giảm thiểu sự hình thành mạch máu, cũng như lan truyền của các tế bào ung thư. Trong một số báo cáo nghiên cứu ở 44 nam giới có bệnh ở đại trạng mà đôi khi có khả năng biến chuyển thành ung thư, nhưng chỉ với 4g curcumin mỗi ngày trong 1 tháng đã làm giảm 40% số lượng tổn thương của bệnh này.

Một số cách sử dụng nghệ đen để điều trị một số bệnh thường mắc 

1. Ăn không tiêu, đầy hơi, trướng bụng

  • Chuẩn bị một quả tim lợn cùng 25g nghệ đen.

  • Làm sạch tim lợn và thái miếng vừa ăn.

  • Thái lát mỏng nghệ đen rồi đem nấu chung với tim lợn.

  • Gia giảm gia vị cho phù hợp với khẩu vị.

  • Sử dụng liên tục trong 5 ngày đến 1 tuần để làm giảm các triệu chứng bệnh.

2. Chữa nôn trớ ở trẻ khi bú sữa ở trẻ nhỏ

  • Cần có 4g nghệ đen, chút muối ăn, ngưu hoàng lượng cỡ bằng hạt gạo.

  • Nấu sôi hỗn hợp nghệ đen với sữa và muối trong vòng 5 phút.

  • Tiếp tục thêm ngưu hoàng lượng vào quấy cho tan.

  • Trong ngày nên chia thành nhiều các đợt uống nhỏ.

3. Chữa ăn uống không ngon miệng, hoa mắt, chóng mặt

  • Danh sách thang thuốc cần mua gồm: Đào nhân, đương quy, ngưu tất, hà thủ ô, sài hồ (20g cho mỗi vị thuốc), nghệ đen và hoàng kỳ (30g mỗi vị), lô hội (25g), long đởm thảo và đại hoàng (10g mỗi vị).

  • Thái nhỏ thuốc sao vàng.

  • Cho tất cả vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập mặt thuốc rồi ngâm trong vòng 2 tuần.

  • Dùng mỗi lần uống 20ml x 2-3 lần mỗi ngày.

4. Trị đau bụng kinh

  • Đơn thuốc gồm nghệ đen (20g), ngải cứu (8g), ích mẫu (16g).

  • Cho 3 vị thuốc vào ấm sắc cùng với 500ml nước, sắc cạn còn 200ml thì ngưng.

  • Dùng thuốc trước khi ăn, chia thuốc là 2 lần uống. Mỗi lần uống khoảng 100ml.

  • Chia thuốc làm 2 lần uống, mỗi lần 100ml. Dùng trước bữa ăn chính.

 5. Giảm mờ thâm, làm phẳng sẹo rỗ trên da

  • Chuẩn bị một củ nghệ đen tươi.

  • Làm sạch khu vực da bị tổn thương. Thái nghệ thành lát mỏng rồi đắp lên da.

  • Để khoảng 20 - 30 phút. Lặp lại mỗi ngày 2 lần.

6. Điều trị đau dạ dày, viêm đại tràng với nghệ đen mật ong

  • Chuẩn bị 2 thìa bột nghệ đen, 1 thìa mật ong nguyên chất.

  • Pha 2 nguyên liệu đã chuẩn bị với 200ml nước ấm.

  • Uống ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng mỗi ngày.

Một số tác hại của nghệ đen nếu bạn đang quá lạm dụng

  • Nếu không có sự cho phép của bác sĩ, tránh sử dụng tinh bột nghệ và thuốc tây cùng lúc.
  • Đối với trường hợp các bạn nữ bị rong kinh không sử dụng tinh bột nghệ, bởi vì tinh bột nghệ có thể khai thông khí huyết dùng để chữa chậm kinh, tắc kinh chứ không chữa được rong kinh.
  • Thành phần curcumin có trong nghệ có thể giảm viêm, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng quá liều có thể gây tiêu chảy, rối loại chuyển hóa sắt, chặn hepcidin, làm thiếu sắt ở người bị mẫn cảm.

>> Xem thêm những bài viết sau:

Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe nhé!.

Nếu bạn đang có nhu cầu đặt mua các sản phẩmbổ sung vitamin khoáng chất, collagen…, bạn hãy truy cập website META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng.

Bạn đang xem: Nghệ đen có tác dụng gì cho sức khỏe? Cách sử dụng nghệ đen

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết