Đứt tay nên làm gì? Cách cầm máu khi bị đứt tay chảy máu nhiều

Bị đứt tay là một thương tổn chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày khi sơ ý bị thương trong quá trình nấu nướng hay sử dụng vật sắc nhọn. Vì thế, bản thân cần chủ động nắm bắt những cách cầm máu để sơ cứu kịp thời khi đứt tay chảy máu bởi không ai có thể nói trước khi nào chúng ta sẽ bị thương cả.   

Bị đứt tay là một thương tổn chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày khi sơ ý bị thương trong quá trình nấu nướng hay sử dụng vật sắc nhọn. Vì thế, bản thân cần chủ động nắm bắt những cách cầm máu để sơ cứu kịp thời khi đứt tay chảy máu bởi không ai có thể nói trước khi nào chúng ta sẽ bị thương cả. 

Đứt tay nên làm gì?

Cách xử lý khi bị đứt tay chảy máu nhiều

Đối với những người bị đứt tay chảy máu nhiều vì cắt trúng phải động mạch hoặc tĩnh mạch, thì máu sẽ phun thành tia từ vết thương, lúc này, bạn cần gọi cấp cứu ngay.

Cách cầm máu khi bị đứt tay do cắt trúng tĩnh mạch, bạn cần chú ý những điều như sau:

  • Lấy một mảnh vải sạch đè trực tiếp lên vết thương cho tới khi máu không tiếp tục chảy nữa. Phải là vải sạch, trong trường hợp không có, bạn hãy sử dụng ngón tay đè lên cho tới khi được thay thế bằng băng gạc. 
  • Chú ý, trước khi đè ép lên vùng bị thương tổn, hãy lau rửa vùng xung quanh vết thương khi đè ép nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng. Trong quá trình đè, không mở băng gạc hay vải lên để tránh cho vết thương đứt tay chảy nhiều máu hơn.
  • Máu ra quá nhiều, bạn hãy lên thêm vải hoặc gạc đặt lên miếng vải đang cầm máu trước đó.
  • Nhấc tay bị thương cao hơn tim để làm chậm dòng chảy của máu.
  • Sau khoảng 10 phút đồng hồ, máu vẫn không được cầm, cần khẩn cấp tới bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ sơ cứu.

Một số cách cầm máu khi bị vết đứt tay sâu

Cầm máu nhanh bằng đá lạnh

Đá lạnh

Bạn bị đứt tay thì hãy sử dụng đá lạnh để chườm, phương pháp này giúp cho cục máu đông được hình thành nhanh hơn bình thường bởi vì đá lạnh sẽ khiến cho các mao mạch xung quanh co lại nhanh hơn. Chính vì thế mà cách cầm máu nhanh tại nhà nhờ đá lạnh được nhiều người tin tưởng và áp dụng, tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên đặt thẳng trực tiếp viên đá vào vết thương mà hãy bọc nó bằng một chiếc vải sạch rồi mới chườm.

Cầm máu vết thương bằng muối

Muối

Đứt tay nên làm gì? Đối với vết thương không quá sâu, bạn hãy nhúm ngay một chút muối rồi đắp vào chỗ bị thương, có thể muối sẽ làm vết thương của bạn trở nên hơi xót, tuy nhiên cách này sẽ rất hiệu quả trong việc làm ngừng máu chảy đồng thời chỗ đứt tay cũng được sát khuẩn tuyệt đối.

Cầm máu vết đứt tay chảy máu bằng bột ngô

Phương pháp sử dụng bột ngô khi bị đứt tay chảy máu sẽ giúp cho việc ngăn chặn máu chảy một cách hiệu quả. Trong bột ngô có các thành phần chất làm đông máu, thế nên bạn hãy rắc bột ngô ngay tại vết thương, máu đã khô bạn có thể rửa sạch lại bằng nước. 

Dùng kem đánh răng để cầm máu

Kem đánh răng

Một cách cầm máu nhanh lại tiện lợi ngay tại nhà khi bị đứt tay đó là bôi kem đánh răng lên vết thương. Bởi trong kem có chứa những thành phần chất có khả năng làm se nhỏ và làm mát da. Cách làm này làm giảm cảm giác đau xót cũng như ngăn chảy máu hiệu quả.

Sử dụng cà phê rang xay để cầm máu vùng đứt tay

Cà phê rang xay

Nếu bạn sử dụng bột cà phê rang xay để cầm máu khi đứt tay thì chỉ cần lấy 1 thìa cà phê (lượng cà phê phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương), rồi đắp thật chặt vào chỗ chảy máu. Bột cà phê rang say sẽ làm dịu mát da và ngăn máu chảy.

Cách cầm máu khi đứt tay bằng bột nghệ

Bột nghệ

Bột nghệ có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh, trong đó, bột có thể cầm máu rất hiệu quả. Bởi vì bột nghệ có chứa các chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Nếu bị đứt tay, bạn hãy rắc bột lên vết thương, đợi trong một vài phút, máu được cầm mà không lo bị nhiễm trùng.

>>> Xem thêm các bài viết khác:

Bài viết trên đây chia sẻ những cách có thể cầm máu khi bị đứt tay, mong rằng những thông tin này hữu ích với các bạn.Cảm ơn các bạn đã theo hết bài viết của chúng tôi!

Nếu bạn đang có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng.

Bạn đang xem: Đứt tay nên làm gì? Cách cầm máu khi bị đứt tay chảy máu nhiều

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết