Củ năng (củ mã thầy) là củ gì, nấu món gì? Tác dụng và lưu ý khi dùng củ năng
Củ năng (hay còn được gọi là củ mã thầy) là một trong những nguyên liệu thường có trong các loại chè, thạch... Tuy nhiên không phải ai cũng biết củ năng là củ gì. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại củ này cũng như giúp bạn biết được công dụng của củ năng như thế nào. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
Xem nhanh nội dung
Củ năng (củ mã thầy) là củ gì?
Củ năng có nhiều tên gọi như củ mã thầy, bột tề, có tên tiếng Anh là Eleocharis Dulcis, thuộc họ Cói. Nhìn bề ngoài củ năng khá giống với củ hành tây nhưng vỏ của nó có màu đen, bên trong là lớp thịt màu trắng. Khi ăn sống, củ năng có mùi gần giống với ngô, nó có vị ngọt mát, khá mọng nước và có độ giòn rất đặc trưng.
Củ năng được trồng nhiều ở Đông Nam Á và hiện nay nó được trồng nhiều ở châu Á, châu Úc, vùng nhiệt đới châu Phi và nhiều quần đảo khác ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương...
Thành phần dinh dưỡng của củ mã thầy
Củ năng có chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như đồng, sắt, magie, photpho cùng lượng vitamin khá dồi dào. Cụ thể, trong 100 gam củ năng có các thành phần bao gồm:
- Calo
- Chất béo
- Kali
- Natri
- Carbohydrate
- Protein
- Chất xơ
- Canxi
- Vitamin C
- Vitamin B6
- Magie
Củ năng có tác dụng gì? Tác dụng của củ năng
Không chỉ là nguyên liệu làm nên những món ăn thơm ngon, củ năng còn rất tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như đái tháo đường, tim mạch, sỏi thận... Dưới đây sẽ là chi tiết các tác dụng của củ năng, mời bạn cùng theo dõi.
- Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch: Trong thành phần của củ năng có chứa nhiều axit béo như axit linoleic. Đây là một loại axit béo rất tốt cho sức khỏe tim mạch, đồng thời cũng có ích cho sự phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ.
- Kháng khuẩn: Củ mã thầy có chứa flavonoids và polyphenolic. Đây là 2 thành phần giúp ngăn chặn, ức chế khả năng hoạt động của các loại virus, ung thư, giúp cải thiện chức năng của dạ dày, hỗ trợ điều trị mất ngủ.
- Giúp giải rượu: Củ năng cũng là một nguyên liệu giúp giải rượu bia vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần luộc củ năng lấy nước, sau đó lấy pha thêm chút nước cốt chanh và muối rồi cho người bị say bia rượu uống là họ sẽ nhanh chóng tỉnh táo, không còn mệt mỏi nữa.
- Tăng cảm giác ngon miệng: Sử dụng nước luộc củ năng hay ăn các món ăn từ củ năng đều là cách hữu hiệu giúp tăng cảm giác ngon miệng, đồng thời cải thiện vấn đề ăn uống kém ở người lớn tuổi.
- Kích thích mọc tóc: Trong củ năng có lượng vitamin K, vitamin E và vitamin B khá dồi dào. Tất cả các loại vitamin này đều rất tốt cho mái tóc, giúp tóc phát triển nhanh chóng, đồng thời bóng đẹp và suôn mượt hơn.
Củ năng làm món gì ngon? Cách chế biến củ năng ngon đúng điệu
Củ năng có thể dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ngon khác nhau, từ món ngọt cho tới món mặn. Dưới đây là một số món ăn phổ biến được chế biến từ củ năng để bạn tham khảo.
Củ năng nấu chè
Củ năng giòn, ngọt mát, khá nhiều nước nên rất thích hợp để sử dụng trong các món chè, thạch, trà sữa... Bạn có thể tham khảo các công thức nấu chè củ năng dưới đây để chiêu đãi cả gia đình mình trong những ngày hè nắng nóng sắp tới nhé: 4 Cách nấu chè củ năng ngon, thanh mát giải nhiệt mùa hè đơn giản nhất.
Canh củ năng sườn non
Sự kết hợp khéo léo giữa củ năng và sườn non sẽ cho bạn một công thức chế biến món canh vô cùng mới lạ và đầy bổ dưỡng. Món canh này sẽ vô cùng thích hợp cho những ngày hè oi bức. Bạn có thể tham khảo cách chế biến nhanh dưới đây nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 300 gam sườn non
- 300 gam củ năng
- Hành khô băm
- Hành lá, mùi tàu
- Gia vị...
Cách chế biến:
- Bước 1: Bạn rửa sạch sườn non, chặt thành miếng vừa ăn rồi đem trụng qua nước sôi.
- Bước 2: Bạn gọt vỏ củ năng, rửa sạch rồi bổ làm đôi. Hành lá, mùi tàu bạn cũng rửa sạch và thái nhỏ.
- Bước 3: Bạn cho chảo lên bếp, phi thơm hành khô rồi cho sườn non vào đảo. Sau khi nêm nếm gia vị vừa ăn, bạn cho thêm nước vào ninh với lửa nhỏ. Trong khi ninh sườn, bạn nhớ vớt bớt bọt để nước ninh được trong nhé.
- Bước 4: Khi sườn đã chín mềm, bạn cho củ năng vào đun thêm khoảng 2 phút cho sôi lại rồi cho hành lá, rau mùi tàu vào và tắt bếp.
- Bước 5: Bạn múc canh củ năng sườn non ra tô và thưởng thức thôi nào.
Củ năng xào thịt
Sự xuất hiện của củ năng sẽ giúp cho món thịt băm xào của bạn thêm phần hấp dẫn và đặc biệt hơn đấy. Nếu không tin, bạn có thể thử áp dụng công thức chế biến dưới đây để kiểm chứng nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1/2 củ cà rốt
- 10 củ năng
- 1 quả trứng gà
- 200 gam thịt heo
- Gia vị...
Cách chế biến:
- Bước 1: Bạn gọt vỏ củ năng, cà rốt rồi rửa sạch và thái hạt lựu.
- Bước 2: Rửa sạch thịt heo rồi cho vào máy xay thịt và xay nhuyễn.
- Bước 3: Bạn cho thịt heo ra ướp gia vị sao cho vừa ăn trong khoảng 15 phút.
- Bước 4: Bạn bắc chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn rồi cho thịt heo vào đảo.
- Bước 5: Khi thịt chín, bạn cho tiếp cà rốt và củ năng vào đảo nhanh tay rồi đập 1 quả trứng gà vào đảo đều. Sau đó, bạn nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng và tắt bếp. Vậy là món củ năng xào thịt đã hoàn thành rồi đấy.
Những lưu ý khi sử dụng củ năng
Mặc dù có nhiều công dụng thế nhưng trong quá trình sử dụng củ năng bạn cũng cần lưu ý một vài điểm sau đây để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Theo Đông y, củ năng có tính lạnh nên không phù hợp để sử dụng cho những người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, ví dụ những người sợ lạnh, dễ bị lạnh tay chân, hay bị đau bụng khi ăn thực phẩm lạ, khó tiêu...
- Không nên ăn quá nhiều củ năng, tốt nhất mỗi tuần bạn chỉ nên ăn khoảng 1 - 2 lần.
- Khi chế biến củ năng, bạn nên gọt thật sạch phần vỏ, gọt sâu để loại bỏ hết phần cuống bởi đây thường là nơi cư trú của nhiều loại ký sinh trùng.
- Khi mua củ năng, bạn nên chọn những củ không bị dập nát, không bị mềm.
- Muốn bảo quản củ năng lâu, khi mua về bạn nên rửa sạch, sau đó cho vào túi zip và để trong ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này có thể giữ củ năng tươi ngon được trong 1 đến 2 tuần.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được củ năng (củ mã thầy) là củ gì, nấu món gì ngon cũng như tác dụng và lưu ý khi dùng củ năng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Củ năng (củ mã thầy) là củ gì, nấu món gì? Tác dụng và lưu ý khi dùng củ năng
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Hạt đác là gì? Công dụng của hạt đác
- Rau cải xoong có tác dụng gì, làm gì ngon? Cách trồng cải xoong đơn giản tại nhà
- Lá cẩm là lá gì? Có tác dụng gì? Cách lấy màu lá cẩm để sử dụng thế nào?
- Củ sen có tác dụng gì? Củ sen nấu món gì ngon?
- 9 tác dụng của hạt sen đối với sức khỏe, cách bảo quản hạt sen tươi
- Chè dưỡng nhan là gì? Bật mí cách nấu chè dưỡng nhan tuyết yến giải nhiệt cho ngày hè