Uống nước cây sả có tác dụng gì? Công dụng và tác hại của cây sả
Uống nước cây sả có tác dụng gì? Công dụng và tác hại của cây sả như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
Xem nhanh nội dung
>>> Xem thêm:
- Uống nước sả gừng mỗi ngày có tốt không? Cách nấu nước chanh sả gừng
- Cách bảo quản sả được tươi lâu
- Cách nấu nước xông hơi chanh sả gừng giải cảm
Đôi nét về cây sả
Cây sả (củ sả) là loại cây sống lâu năm, thường mọc thành từng bụi cao khoảng 0,8 đến 1m. Lá sả thường hẹp, dài giống như lá lúa, hai mặt lá có nhám và khi bóc vỏ ra thì có mùi thơm.
Trong Đông y, cây sả có vị the, mùi thơm, tính ấm. Cây sả có chứa nhiều tinh dầu, và thành phần chủ yếu của tinh dầu sả chính là citral.
Cây sả có tác dụng gì - Uống nước cây sả có tác dụng gì?
Sả rất quen thuộc và gần gũi với đời sống hằng ngày. Nó thường được sử dụng để làm gia vị cho nhiều món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Thế nhưng không phải ai cũng biết được cây sả có tác dụng gì và uống nước cây sả có tác dụng gì. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một số lợi ích mà cây sả mang lại cho sức khỏe.
Uống nước sả có tác dụng gì?
- Hạ sốt: Nước sả có thể sử dụng để điều trị các cơn sốt rét, cúm hay cảm lạnh khá hiệu quả. Bạn có thể ăn sống hoặc giã lấy nước để uống trực tiếp, cơn sốt sẽ nhanh chóng biến mất.
- Hỗ trợ giảm cân: Đây là phương pháp mà người Thái hay sử dụng bởi củ sả có khả năng cắt giảm lượng calo trong món ăn, giúp đốt cháy mỡ thừa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Hỗ trợ giảm huyết áp: Sả có tính chất hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, chính vì thế các chuyên gia khuyên bạn nên uống một cốc nước sả để giúp làm giảm huyết áp nếu bạn đang bị huyết áp cao.
- Hỗ trợ giải rượu, giải độc cơ thể: Cây sả có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại không mong muốn bên trong cơ thể. Đặc biệt, khi uống nước cây sả còn có tác dụng giải độc rượu rất nhanh và hiệu quả.
- Hỗ trợ cải thiện chứng rối loạn kinh nguyệt: Uống nước sả hoặc sử dụng tinh dầu sả pha với một chút bột tiêu đen sẽ giúp cho phụ nữ có thể hạn chế tình trạng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt...
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Một trong những tác dụng của sả đó chính là ngăn đầy hơi hiệu quả. Ngoài ra, sả còn có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm... Trà cây sả hay tinh dầu sả cũng hỗ trợ điều trị chứng tiêu hóa kém, đầy bụng, buồn nôn, co thắt ruột, tiêu chảy...
- Ngăn ngừa ung thư: Trong cây sả có hợp chất citral có khả năng giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia cũng khuyến khích chúng ta nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay cho trà.
Một số công dụng khác của cây sả
Bên cạnh những tác dụng mà nước cây sả mang lại kể trên thì loại củ này cũng có nhiều tác dụng khác như:
- Tạo hương thơm, giúp cho không gian nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ.
- Đuổi muỗi, đuổi côn trùng hiệu quả.
- Tinh dầu sả hỗ trợ cải thiện mụn, làm đẹp da.
- Tinh dầu sả cũng có tác dụng giúp làm giảm đau hiệu quả.
- Giúp sát khuẩn da, kháng viêm...
Tác hại của cây sả - Ăn, uống sả nhiều có tốt không?
Mặc dù có nhiều tác dụng tích cực thế nhưng không phải cứ ăn, uống sả nhiều là mang lại lợi ích đâu bạn nhé. Nếu lạm dụng củ sả, uống quá nhiều nước sả thì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những tác hại mà cây sả có thể mang lại nếu bạn sử dụng quá nhiều và không đúng cách:
- Gây dị ứng: Những người có tiền sử dị ứng thì tốt nhất không nên ăn, uống quá nhiều sả bởi nó có thể gây nên cơn dị ứng rất mạnh. Hãy ngưng sử dụng sả ngay nếu bạn thấy cổ họng sưng đỏ, phát ban hay khó thở...
- Nguy cơ sảy thai: Phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng trong việc sử dụng sả bởi hiện tại chưa có cơ sở khoa học chứng minh sự an toàn của nước sả với thai phụ.
- Hại gan: Nếu tiêu thụ một lượng nước sả quá lớn thì bạn sẽ vô tình làm tổn hại lá gan của mình đấy.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được uống nước cây sả có tác dụng gì cũng như công dụng và tác hại của cây sả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng.
Bạn đang xem: Uống nước cây sả có tác dụng gì? Công dụng và tác hại của cây sả
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Cách trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới đẹp, đơn giản
- Cách tính tiền bảo hiểm thai sản chuẩn nhất
- Lời cảm ơn sau đám cưới, cảm ơn khách mời dự tiệc cưới hay ngắn gọn
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo luật
- Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm những gì?
- Cách đánh son đẹp, lâu trôi, không bị lộ vân môi