Kiểm tra đường huyết nhanh nhất bằng máy đo đường huyết Omron HGM-112

Máy đo đường huyết Omron HGM- 112 là thiết bị hỗ trợ và theo dõi đường huyết nhanh chóng, hiệu quả với que thử được mã hóa tự động, đo nhanh, chỉ cần 1 lượng máu mẫu nhỏ là có thể kiểm tra được.

Máy đo đường huyết Omron HGM-112 cho kết quả nhanh chóng và chính xác đến 99%.

I. Những lưu ý trước khi sử dụng máy đo đường huyết HGM-112

- Chỉ sử dụng máy cho mục đích được nêu trong bảng hướng dẫn này.

- Không sử dụng các phụ kiện không phải của nhà sản xuất.

- Không sử dụng máy khi máy không hoạt động đúng hoặc bị hỏng.

- Không sử dụng máy ở những nơi đang phun thuốc hoặc nơi có nhiều khí ôxy.

- Không sử dụng máy cho trẻ sơ sinh trong mọi trường hợp.

- Máy không được thiết kế để chữa bệnh. Kết quả đo chỉ dùng để tham khảo. Người sử dụng không nên đưa ra bất cứ quyết định liên quan đến y tế mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước. Luôn hỏi bác sĩ tư vấn để được giải thích về kết quả đo.

- Trước khi dùng máy để đo đường huyết. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hành đo. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng như hướng dẫn.

- Sử dụng máy trong môi trường khô, nếu trong môi trường có chất liệu sợi nhân tạo (vải, thảm bằng chất liệu nhân tạo,…) có thể gây hỏng hóc do phóng điện, dẫn đến kết quả không đúng.

- Không sử dụng máy gần nguồn bức xạ điện từ mạnh, nó có thể làm cho máy hoạt động không chính xác.

- Không dùng máy ở gần điện thoại di động, buồng điện thoại hoặc bộ đàm, cửa gara, trạm phát sóng vô tuyến, hoặc những thiết bị điện, điện tử khác là những nguồn bức xạ điện từ vì chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động đúng của máy.

- Máy được sử dụng để theo dõi bệnh hiện có (ví dụ: Tiểu đường) trước khi thay đổi phương pháp điều trị, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

• Cảnh báo:

- Không nên sử dụng máy đo đường huyết để chẩn đoán, sàng lọc bệnh tiểu đường hoặc kiểm tra cho trẻ sơ sinh.

- Không thay đổi phương pháp điều trị dựa vào kết quả của máy đo đường huyết nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả kiểm tra, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của mình.

- Chỉ dùng cho các xét nghiệm chẩn đoán trong ống nghiệm.

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy và hướng dẫn dùng que thử trước khi dùng máy đo đường huyết HGM-112.

II. Hướng dẫn cài đặt máy đo đường huyết HGM-112

1. Lắp đặt và thay thế pin.

- Khi xuất hiện biểu tượng pin rỗng trên màn hình, nghĩa là pin yếu, cần thay pin mới càng sớm càng tốt. Mặc dù pin yếu, bạn vẫn có thể sử dụng và đo bình thường, kết quả đo vẫn chính xác. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên thay pin càng sớm càng tốt.

- Nếu pin quá yếu, máy không thể đo được, biểu tượng cảnh báo sẽ xuất hiện sau khi bật máy. Như vậy, máy sẽ tắt sau 20 giây khi biểu tượng xuất hiện trên màn hình. Để tiếp tục sử dụng, bạn phải thay pin.

• Cách thay pin

- Lật mặt sau của máy và mở nắp khoang chứa pin ra.

- Tháo pin cũ ra, cho 1 pin mới CR2032 vào theo đúng chiều dương ở mặt trên.

- Đóng nắp pin lại cho đến khi nghe tiếng “Tách”.

- Sau khi thay pin, máy sẽ tự động bật trong 2 giây. Nếu máy không bật, hãy kiểm tra các bước trên.

• Cách đo đường huyết

Lắp que thử vào đúng khe lắp que thử. Máy sẽ bật, tất cả các phần sẽ hiện lên màn hình trong khoảng 1 giây.

Sau đó màn hình sẽ hiển thị kết quả đo mới nhất trong khoảng 2 giây.

• Lấy máu

Khi biểu tượng que thử cùng với biểu tượng giọt máu sáng lên, người dùng có thể cho mẫu máu vào đo.

• Kiểm tra đường huyết

Khi biểu tượng que thử cùng với biểu tượng giọt máu sáng. Đây là màn hình kết quả đường huyết theo đơn vị mg/dL

2. Kiểm tra đường huyết ở ngón tay

• Chuẩn bị trước khi thử đường huyết

Cần chuẩn bị những vật dụng như liệt kê dưới đây và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy và que thử để đảm bảo đo đúng và cho kết quả chính xác:

+ Máy đo đường huyết HGM-112.

+ Que thử đường huyết HGM-STP1A

+ Cồn khử trùng

+ Bút lấy máu

+ Kim

Máy đo đường huyết Omron HGM-112

Lấy máu thử đường huyết ở đầu ngón tay

• Lấy máu ở đầu ngón tay

- Lắp kim lấy máu

- Tháo đầu điều chỉnh của bút lấy máu. Lắp kim mới đúng vào khe cắm kim, đảm bảo cắm kim chắc chắn. Sau đó, tháo nắp bảo vệ kim và thay đầu điều chỉnh.

- Điều chỉnh độ sâu của kim chích bằng cách chọn các mức (bình thường để ở mức thứ 2) và xoay đến mức phù hợp (mức nhỏ chích nông, mức lớn chích sâu)

- Thực hiện các bước như sau:

+ Tháo đầu điều chỉnh

+ Lắp kim vào khe

+ Xoắn đầu bảo vệ trên kim

+ Thay đầu điều chỉnh của bút lấy máu và điều chỉnh độ sâu của kim

• Chuẩn bị bút lấy máu

- Kéo ngược ống bút về phía sau cho đến khi nghe tiếng “tách”. Bút thử máu đã sẵn sàng sử dụng.

Lưu ý: Kim vô trùng chỉ dùng 1 lần, không được dùng lại.

• Chuẩn bị que thử

- Lắp que thử vào đúng khe lắp que thử và máy sẽ bật. Các mục trên màn hình sẽ hiện lên trong 1 giây.

- Màn hình sẽ hiển thị kết quả đo mới nhất, sau đó là biểu tượng que thử và giọt máu sẽ xuất hiện.

• Rửa sạch tay và chỗ lấy máu

Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm. Tráng bằng nước sạch và lau khô.

• Đầu ngón tay lấy mẫu máu

- Xoa nhẹ đầu ngón tay để có thể lấy được máu dễ hơn (Lưu ý: mỗi lần lấy máu nên lấy ở những chỗ khác nhau. Nếu lấy ở cùng một chỗ có thể gây đau. Lượng máu mẫu yêu cầu là 1µL, không bóp quá chặt ở vị trí lấy máu)

- Giữ bút lấy máu chắc và khít với đầu ngón tay lấy máu, ấn nhẹ đầu nắp bút và bóp nhẹ đầu ngón tay để hỗ trợ dòng chảy của máu.

• Thử đường huyết

Máy đo đường huyết Omron HGM-112

Các bước đơn giản thử đường huyết

- Chạm giọt máu vào đầu màu vàng của que thử. Kết quả đo sẽ xuất hiện trên màn hình sau 5 giây.

- Chạm giọt máu trên đầu ngón tay vào vùng phản ứng.

- Những nguyên nhân dẫn đến kết quả không chính xác:

+ Mẫu máu quá ít.

+ Cho hơn 1 lần máu.

+ Đưa máu vào que thử sau một thời gian dài.

+ Thay đổi môi trường đột ngột khi đo.

+ Dùng que thử sai.

• Hiển thị kết quả thử đường huyết

Quá trình đo sẽ hoàn thành sau 5 giây tính từ lúc đưa giọt máu vào đầu que thử cho tới khi kết quả hiển thị trên màn hình, kết quả sẽ tự động lưu vào trong bộ nhớ của máy.

• Hủy que thử và kim đúng cách

Sau khi sử dụng, bấm mũi kim vào nắp bảo vệ của kim, đẩy mạnh bơm về phía trước để loại bỏ.

Lưu ý quan trọng:

+ Không dùng que thử quá 1 lần.

+ Không sử dụng cho trẻ sơ sinh.

+ Chỉ nên dùng máu mao mạch tươi để thử.

+ Không nên dùng máu tĩnh mạch hoặc huyết tương.

+ Tỷ lệ hồng cầu cao hơn 55% hoặc thấp hơn 30% cũng có thể cho kết quả đo sai.

3. Vị trí lấy mẫu máu thử đường huyết khác

Bạn có thể chọn một vị trí khác trên cơ thể ngoài đầu ngón tay để lấy mẫu máu thử. Bạn có thể thử ở lòng bàn tay. Trong khi máu ở đầu ngón tay có thể kiểm tra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Có những khoảng thời gian thử ở những vị trí khác không phải là lý tưởng - thường là khi lượng đường huyết của bạn thay đổi nhanh chóng. Hãy đọc kỹ những điều dưới đây trước khi thử máu ở các vị trí khác.

Cảnh báo:

+ Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn về vị trí lấy mẫu máu thử đường huyết.

+ Không thay đổi cách điều trị vì kết quả một lần đo.

+ Không bao giờ bỏ qua các dấu hiệu đường huyết cao hoặc thấp.

Nếu kết quả đường huyết của bạn không đúng như bạn nghĩ, hãy đo lại trên đầu ngón tay để kiểm tra lại kết quả. Nếu kết quả vẫn không đúng, hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây:

- Đo ở vị trí khác được thực hiện khi:

+ Ngay trước bữa ăn

+ Lúc đói

- Không đo ở vị trí khác trong các trường hợp:

+ 2 giờ hoặc ít hơn sau khi ăn.

+ Sau khi tập thể dục.

+ Khi bị ốm.

+ Khi bạn nghĩ lượng đường huyết của bạn thấp.

+ Khi bạn thường không biết khi nào lượng đường huyết của bạn thấp.

+ Khi insulin cơ bản hoạt động tích cực nhất.

+ Sau khi tiêm insulin có tác dụng nhanh (2 giờ hoặc ít hơn).

• Cách đo ở vị trí lấy mẫu máu thử khác

Bạn cần có máy, que thử, bút lấy máu được thiết kế cho vị trí lấy mẫu máu này và nắp AST sạch.

- Tháo đầu điều chỉnh, lắp kim mới chắc chắn vào khe lắp kim, vặn bỏ nắp bảo vệ kim và thay nắp AST, kéo ngược ống bút về phía sau cho tới khi có tiếng “tách”

- Lắp que thử vào máy theo hướng đúng. Máy sẽ bật.

- Biểu tượng que thử và giọt máu sẽ nháy sáng trên màn hình.

- Xoa nhẹ ở vị trí lấy mẫu máu (lòng bàn tay).

- Rửa sạch tay và vị trí lấy mẫu máu. Ấn mạnh bút vào chỗ lấy máu. Ấn bút thử lên và xuống để hỗ trợ dòng chảy của máu.

- Giữ cò bút lấy máu ổn định trên vị trí lấy máu. Ngay lập tức, nhấc bút ra khỏi vị trí lấy máu.

- Bóp nhẹ vị trí lấy máu chậm để lấy đủ lượng máu cần thiết.

- Chạm nhẹ đầu que thử vào máu để máu phủ đầy đầu que thử. Kết quả sẽ hiển thị sau 5 giây.

Cảnh báo: Vị trí lấy máu của máy đo đường huyết HGM-112 chỉ có thể dùng cho: lòng bàn tay, không dùng cho các vùng khác như: bắp tay, cẳng tay,...

Đọc kỹ hướng dẫn dùng bút lấy máu để lấy được mẫu máu từ lòng bàn tay.

4. Kiểm tra máy HGM-112

Để có được kết quả đo chính xác, chúng tôi khuyên bạn nên dùng dung dịch kiểm chuẩn để kiểm tra hoạt động của máy và que thử. Khi kết quả kiểm tra nằm trong phạm vi cho phép ghi trên hộp đựng que thử, thì que thử và máy hoạt động đúng.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng máy đo đường huyết HGM-112:

- Chỉ sử dụng dung dịch kiểm chuẩn OMRON với máy đo đường huyết HGM-112 và que thử HGM-STP1A.

- Đánh dấu lọ dung dịch kiểm chuẩn mới mở bằng ngày mở, loại bỏ những lọ đã mở sau 3 tháng, kể cả chưa sử dụng.

- Bảo quản lọ dung dịch ở nhiệt độ từ 4-30oC. Không làm lạnh dung dịch.

- Lắc lọ dung dịch trước khi sử dụng. Thay lọ mới nếu dung dịch bị hỏng hoặc đã bị kết tủa lại.

- Bạn nên sử dụng dung dịch kiểm chuẩn OMRON ở 15-25oC.

- Trước khi kiểm tra, đặt máy HGM-112, que thử và dung dịch kiểm chuẩn ở nhiệt độ phòng trong vòng 30 phút để các thiết bị này đạt được nhiệt độ mới trước khi sử dụng.

- Hộp que thử được mở ra trong thời gian dài hoặc bạn nghĩ que thử đã bị hỏng.

- Máy đo đường huyết có thể bị hỏng hoặc hoạt động không đúng.

- Khi bạn muốn kiểm tra lại hiệu suất của máy đo.

• Tiến hành kiểm tra

- Lắp que thử vào máy. Màn hình máy sẽ hiện kết quả đo lần trước.

- Sau đó màn hình hiển thị biểu tượng giọt máu.

- Trước khi sử dụng dung dịch kiểm chuẩn, lắc nhẹ để trộn đều dung dịch.

- Mở nắp lọ dung dịch, lau sạch phần đầu lọ bằng giấy sạch.

- Bóp lọ dung dịch lấy ra một giọt nhỏ và nhỏ lên bề mặt sạch.

- Chạm giọt dung dịch vào mặt màu vàng của que thử, khi mặt màu vàng đã phủ đầy dung dịch kiểm chuẩn, máy sẽ tự động đo.

- Sau 5 giây, kết quả sẽ hiển thị trên màn hình. Máy sẽ tự động tắt khi tháo que thử. Hủy que thử đã sử dụng theo quy định.

- Viết ngày mở lọ dung dịch lên trên nhãn lọ. Phải loại bỏ dung dịch sau 3 tháng kể từ ngày mở nắp. Tùy vào điều kiện nào đến trước, ngày “loại bỏ” hoặc ngày hết hạn ghi trên nhãn lọ. Không dùng dung dịch đã hết hạn sử dụng hoặc bị loại bỏ.

Cảnh báo: Trước khi kiểm tra bằng dung dịch kiểm chuẩn, phải kiểm tra hạn sử dụng của lọ dung dịch. Không sử dụng dung dịch quá hạn sử dụng hoặc quá 3 tháng kể từ ngày mở nắp.

• Đọc hiểu kết quả kiểm tra

- Khi kết quả kiểm tra nằm trong phạm vi cho phép ghi trên vỏ hộp que thử, tức là máy và que thử hoạt động đúng.

- Nếu như kết quả kiểm tra không nằm trong phạm vi cho phép (được in trên vỏ hộp que thử) không sử dụng máy cho đến khi giải quyết được vấn đề. Tiến hành kiểm chuẩn lại.

- Nếu như kết quả vẫn nằm ngoài phạm vi cho phép, bạn có thể kiểm tra lại các vấn đề sau:

+ Bạn có làm đúng theo hướng dẫn kiểm chuẩn không?

+ Que thử hoặc dung dịch kiểm chuẩn đã quá hạn sử dụng hoặc bị hỏng?

+ Máy đo đường huyết có bị lỗi kỹ thuật không?

- Kiểm tra lại lần nữa với que thử mới. Nếu có vấn đề, liên hệ với trung tâm bảo hành của OMRON để biết thêm chi tiết.

5. Bảo quản que thử và máy đo đường huyết

• Bảo quản que thử

- Rửa sạch tay trước khi kiểm tra.

- Không dùng que thử đã quá hạn sử dụng. Kiểm tra hạn sử dụng ghi trên vỏ hộp.

- Ghi lại ngày mở hộp que thử khi mở lần đầu tiên.

- Loại bỏ hộp que thử hoặc các que thử còn lại trong hộp sau 90 ngày kể từ ngày mở hộp.

- Đặt hộp que thử tránh xa ánh nắng trực tiếp và nhiệt, bảo quản ở nhiệt độ từ 4-30oC.

- Không làm lạnh que thử.

- Hộp que thử nên được cất trữ ở nơi khô ráo với nhiệt độ phòng.

- Không chuyển que thử sang các hộp khác nhau.

- Luôn đóng chặt nắp hộp đựng ngay sau khi lấy que thử.

- Giữ que thử sạch sẽ trong khi bảo quản.

• Bảo quản máy

- Nếu bề mặt máy bị bẩn, lau nhẹ bằng vải ẩm mềm hoặc sử dụng chất tẩy rửa nhẹ.

- Đối với nhân viên y tế, có thể sử dụng chất tẩy 10%, cồn 70% (ethanol).

- Không rửa các khe cắm que thử.

- Không cho bất kỳ chất lỏng nào vào khe cắm que thử hoặc các nút bấm trên máy.

- Không đặt máy vào dưới nước hoặc bất kỳ chất lỏng nào.

- Bảo quản máy ở nhiệt độ phòng.

6. Cách xử lý sự cố khi sử dụng máy thử đường huyết HMG-112

Khi máy dùng không đúng, trong điều kiện kém hoặc có những sự cố không mong muốn xảy ra, máy sẽ báo lỗi trên màn hình để người dùng có cách xử lý các lỗi đó.

Tín hiệu
báo lỗi

Biểu tượng
hiển thị
Ý nghĩa tín hiệu Cách xử lý
HI máy đo đường huyết Omron HGM-112 Có thể mức đường huyết của bạn rất cao > 600 mg/dL) - Làm kiểm chuẩn.
- Đo lại đường huyết.
- Liên hệ với bác sĩ của bạn
LO máy đo đường huyết Omron HGM-112 Có thể mức đường huyết của
bạn rất thấp < 20 mg/dL)
- Làm kiểm chuẩn.
- Đo lại đường huyết.
- Liên hệ với bác sĩ của bạn
Lỗi nhiệt độ máy đo đường huyết Omron HGM-112 Có thể bạn kiểm tra ở trong phạm vị nhiệt độ hoạt động quá cao hoặc quá thấp (10-40 oC hoặc 50-104oF) Kiểm tra lại sau khi đã chỉnh nhiệt độ trong phạm vị cho phép hoạt động
Báo pin
yếu

máy đo đường huyết Omron HGM-112 Pin quá yếu để đo Thay pin
Que thử
bị lỗi

máy đo đường huyết Omron HGM-112 Có thể que thử bị quá hạn, bị lộn ngược, bị hỏng hoặc được tái sử dụng. - Chắc chắn que thử được lắp đúng
- Dùng que thử mới HGM - STP1A nếu que thử bị hỏng hoặc đã dùng.
Thời gian
đưa máu
vào sai

máy đo đường huyết Omron HGM-112 Cho mẫu máu vào quá sớm Xem hướng dẫn sử dụng

Với mục tiêu “Luôn dành khó khăn phiền phức về mình để thỏa mãn khách hàng” và cung cấp cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất, nếu Quý khách muốn mua hoặc đặt hàng, vui lòng liên hệ theo số:.

Tại Hà Nội 04.3785 5633 hoặc tại Hồ Chí Minh 08.3830 8569.

Chúng tôi cam kết sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý khách!

Quý khách có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng máy đo đườnghuyết Omron HGM-112 tại đây để in và lưu trữ

Bạn đang xem: Kiểm tra đường huyết nhanh nhất bằng máy đo đường huyết Omron HGM-112

Chuyên mục: Máy y tế

Chia sẻ bài viết