Hạt chia kỵ với gì? 6 Tác hại của hạt chia khi sử dụng sai cách
Hạt chia kỵ với gì? Những tác hại của hạt chia khi sử dụng sai cách là gì? Để có được câu trả lời, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Hạt chia là một thực phẩm giàu năng lượng và các khoáng chất như omega-3, sắt, canxi... Chính vì thế, sử dụng hạt chia thường xuyên sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như bạn không hiểu rõ về loại hạt này hoặc sử dụng chúng không hợp lý, rất có thể, nó sẽ là nguyên nhân gây nên những tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Vậy thực chất, hạt chia kỵ với gì? Tác hại của hạt chia khi dùng sai cách sẽ như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết này để có được câu trả lời nhé.
>> Xem thêm: Hạt chia có tác dụng gì? Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không?
Xem nhanh nội dung
Hạt chia kỵ với gì?
Nếu bạn đang sử dụng một trong số những loại thuốc dưới đây thì tốt nhất, bạn không nên dùng hạt chia.
Hạt chia kỵ với thuốc huyết áp
Những người bị huyết áp cao có thể sử dụng hạt chia để làm giảm huyết áp. Thế nhưng, hạt chia cũng có thể làm tăng cường hoạt động của thuốc điều trị huyết áp, gây nên tình trạng hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Hạt chia kỵ với thuốc trị tiểu đường
Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh, hạt chia có thể sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Điều này được lý giải là do lượng chất xơ trong hạt chia khá cao, vì thế, chúng sẽ làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể.
Trên thực tế, khi bệnh nhân bị tiểu đường tiêu thụ một lượng hạt chia vừa phải sẽ có thể giúp kiểm soát lượng đường tốt hơn. Tuy nhiên, liều lượng thuốc điều trị tiểu đường cần được điều chỉnh sao cho phù hợp để ngăn chặn sự sụt giảm lượng đường trong máu.
Tác hại của hạt chia khi sử dụng sai cách
Sử dụng hạt chia sai cách là như thế nào?
Dưới đây, chúng tôi xin được đưa ra một số cách sử dụng hạt chia không đúng khoa học, gây nên ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:
- Trường hợp đầu tiên là bạn sử dụng quá nhiều hạt chia cùng một lúc. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, với mỗi người trưởng thành, chỉ nên sử dụng không quá 20 gam hạt chia/ngày còn ở trẻ em, không nên dùng quá 5 gam hạt chia/ngày.
- Thói quen ăn hạt chia khô, sau đó mới uống nước cũng là một cách sử dụng hạt chia phản khoa học.
- Nếu bạn ngâm hạt chia trong nước nhưng không đủ thời gian quy định thì cũng được xem là một sai lầm khi sử dụng loại hạt này đấy nhé.
Tác hại của hạt chia khi dùng sai cách
1. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Hạt chia là một nguồn cung cấp chất xơ rất lớn, chính vì vậy, nếu bạn sử dụng chúng quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa. Khi cơ thể nạp quá nhiều chất xơ, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề như đau bụng, đầy hơi, khó chịu, táo bón hoặc tiêu chảy.
Đối với những người đang mắc các bệnh liên quan tới đường ruột như viêm ruột, viêm loét đại tràng hoặc bệnh viêm ruột IBD thì các biểu hiện trên càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí, họ có thể bị ngất xỉu hoặc mất nước do vã quá nhiều mồ hôi.
Để hạn chế những tình huống như trên, các bạn nên tuân thủ nghiêm việc ngâm hạt chia trong nước ít nhất 5 - 10 phút trước khi sử dụng.
2. Làm tăng nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt
Thành phần của hạt chia có chứa một lượng lớn axit alpha-linolenic (ALA), đây là một axit béo omega-3 được tìm thấy chủ yếu trong thực vật. Mặc dù axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe, thế nhưng, các nhà khoa học lại tìm thấy mối liên quan giữa lượng ALA và căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Cụ thể, trong một nghiên cứu có sự tham gia của 288.268 nam giới cho thấy, lượng ALA làm tiến triển nhanh tình trạng ung thư tuyến tiền liệt. Ở một nghiên cứu khác, các nhà khoa học cũng chỉ ra, những người có nồng độ axit béo omega-3 trong máu lớn sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn hẳn so với những người có nồng độ này thấp hơn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng mới chỉ xem xét tới mối liên hệ giữa lượng ALA và ung thư tuyến tiền liệt chứ không tính đến các yếu tố khác. Chính vì vậy, tác hại này của hạt chia vẫn cần phải có thời gian để tìm hiểu sâu hơn trước khi đưa ra những kết luận cụ thể.
3. Làm tăng nguy cơ nghẹt thở
Hạt chia có thể làm tăng nguy cơ gây nghẹn, đặc biệt là ở những người gặp chứng khó nuốt. Điều này xảy ra là do hạt chia khô khi gặp nước sẽ phồng lên, trọng lượng của chúng có thể tăng từ 10 - 12 lần, vì thế, nó sẽ khá nguy hiểm nếu bị mắc kẹt ở trong cổ họng.
4. Làm máu loãng, ngăn chặn quá trình đông máu
Omega-3 ở trong thành phần của hạt chia có tác dụng giúp ngăn ngừa đông máu, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Thế nhưng, nếu bạn có tiền sử máu khó đông hoặc khi bạn mới làm phẫu thuật xong thì tốt nhất, bạn không nên sử dụng loại hạt này vì chúng có thể làm tình trạng bệnh của bạn nặng hơn.
5. Hạt chia gây dị ứng
Trong một số trường hợp, cơ thể của bạn sẽ không thích hợp để sử dụng hạt chia do có sự mẫn cảm với một hay nhiều thành phần của loại hạt này. Các triệu chứng dị ứng hạt chia bao gồm nôn mửa, ngứa môi, lưỡi, tiêu chảy, nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây nên sốc phản vệ, đe dọa tới tính mạng của bạn. Mặc dù các trường hợp dị ứng là không nhiều, thế nhưng, để luôn đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên cẩn thận dùng thử một chút trước nếu như bạn muốn sử dụng loại hạt này lâu dài.
6. Gây hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Nếu bạn sử dụng quá nhiều hạt chia, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, chóng mặt... do lượng đường huyết trong máu bị giảm.
Chúng tôi hy vọng, sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ nắm được hạt chia kỵ với gì, cũng như những tác hại mà chúng gây ra nếu sử dụng sai cách để từ đó có được cách dùng hạt chia khoa học, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bạn đang xem: Hạt chia kỵ với gì? 6 Tác hại của hạt chia khi sử dụng sai cách
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Mùa thu bắt đầu từ tháng mấy? Thời tiết mùa thu thế nào?
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác
- Nghi thức, bài văn khấn cúng phóng sinh đơn giản tại nhà
- Khối C gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối C
- Điểm khuyến khích thi THPT quốc gia là gì? Khác gì điểm ưu tiên?
- Danh sách số cứu hộ ô tô trên cả nước & Những lưu ý khi gọi cứu hộ ô tô