Gặp dấu hiệu này có thể bạn đã mắc bệnh gout
Bệnh gút là gì? Dấu hiệu mắc bệnh gút là như thế nào? Hãy cùng META.vn đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu mắc bệnh gout
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút (hay còn gọi là bệnh gout, bệnh thống phong) là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội kèm theo hiện tượng sưng phù, tấy đỏ, đau giống như có kim châm tại một số vị trí khớp trên cơ thể, điển hình là ở ngón chân cái. Bệnh thường xảy ra ở người trung niên, người uống nhiều rượu bia, người bị tiểu đường..., gây nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh gout
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gout, trong đó phổ biến nhất là:
- Do ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin.
- Uống nhiều rượu, bia, các chất kích thích.
- Do thừa cân béo phì.
- Sử dụng thuốc điều trị.
- Do giới tính, nam thường mắc nhiều hơn nữ.
- Do thói quen sinh hoạt lười vận động, uống ít nước.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh gút trước đó thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh này sẽ càng cao.
- Do độ tuổi, tuổi càng cao thì càng dễ bị gút.
Dấu hiệu mắc bệnh gout
Có hai loại bệnh gout đó là cấp tính và mãn tính:
- Khi bị gout cấp tính: Người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện những cơn đau khớp dữ dội, rát bỏng. Đa số các triệu chứng này thường xảy ra vào khoảng nửa đêm hoặc gần sáng, sau các bữa ăn nhiều đạm, uống bia, rượu. Tại các khớp bị đau sẽ có hiện tượng viêm sưng, nóng, đỏ ửng và đau rát. Khi bị bệnh gút, các cơn đau thường gặp ở khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp gối và cả khớp ngón chân cái (ở nữ thì đau ở các khớp ngón tay).
- Đối với người mắc gout mãn tính: Thường đau ở một số khớp xương nhưng không phải đau thường xuyên mà nó sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Có một số trường hợp người bệnh lên cơn đau nhưng không cần điều trị gì cũng tự khỏi, do đó có nhiều người bị chẩn đoán nhầm là mắc bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
Các giai đoạn của bệnh gút là gì?
Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh gút nên người bệnh sẽ không cảm nhận được dấu hiệu ban đầu.
- Giai đoạn 2: Mức axit uric lúc này tăng rất cao dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau không kéo dài. Một thời gian sau, bạn sẽ gặp lại các triệu chứng khác của bệnh với mức độ và tần suất ngày càng tăng cao.
- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric lúc này sẽ tấn công nhiều hơn vào khớp. Đây là giai đoạn xuất hiện rất nhiều khối u nhỏ nổi dưới da gây đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh và có thể phá hủy sụn.
Phòng, chống bệnh gout như thế nào?
Bệnh gout là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ giúp tình trạng bệnh được kiểm soát tốt hơn. Để hạn chế diễn biến của bệnh gout, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý và cân bằng
Chế độ ăn có thể ảnh hưởng rất lớn với người mắc bệnh gout. Một chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, không khoa học sẽ làm tình trạng bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Do đó, người bệnh nên ăn các thức ăn lành mạnh, protein nạc và các thực phẩm giàu chất xơ như rau bina, bông cải xanh, thực phẩm làm từ lúa mì nguyên hạt...
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Theo các chuyên gia, mỗi ngày uống 6 - 8 ly nước sẽ giúp làm giảm các cơn đau gút cấp. Đặc biệt, bạn nên cắt giảm các loại thức uống chứa cồn bởi chúng có thể làm rối loạn chuyển hóa và làm tăng acid uric máu.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu, giúp thận đào thải acid uric. Do đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C như:
- Hoa quả: Dưa lưới, xoài, dứa, dâu tây, quả mâm xôi...
- Rau củ: Bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, khoai lang...
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp hạ mức acid uric. Việc tập thể dục thường xuyên còn giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm cân hiệu quả.
Kiểm soát căng thẳng
Nếu để căng thẳng quá độ có thể khiến bệnh gout bùng phát nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần có biện pháp kiểm soát chúng hiệu quả, nên giữ cho tinh thần luôn được thoải mái bằng cách:
- Ngồi thiền, tập yoga.
- Ngủ đủ giấc, cố gắng ngủ thật sớm và ngủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm.
Trên đây là một số dấu hiệu mắc bệnh gout mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, mong rằng đã giúp bạn nắm rõ và phòng tránh được căn bệnh này một cách hiệu quả. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
Bạn đang xem: Gặp dấu hiệu này có thể bạn đã mắc bệnh gout
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?