Bệnh gout là gì? Có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Bệnh gout ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng “trẻ hóa”. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu bệnh gout là gì, mức độ nguy hiểm cũng như việc điều trị bệnh gout hiện nay. Bắt đầu ngay thôi nào!
Bệnh gout ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng “trẻ hóa”. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu bệnh gout là gì, mức độ nguy hiểm cũng như việc điều trị bệnh gout hiện nay. Bắt đầu ngay thôi nào!
Nội dung
Tìm hiểu bệnh gout là gì?
Gout là gì?
Bệnh gout được gọi với nhiều cái tên khác nhau như bênh gút, bệnh thống phong. Vậy bệnh gút là gì? Thực chất đây là một dạng viêm khớp với những cơn đau đột ngột, sưng viêm, đau đỏ tại một số vị trí khớp, đặc biệt là ở ngón chân cái.
Bệnh thống phong chủ yếu gặp ở nam giới và xảy ra khi có sự lắng đọng tinh thể muối urat trong khớp. Nhiều thống kê cho thấy, số ca mắc bệnh gout trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với nhiều biến chứng nghiêm trọng và có xu hướng trẻ hóa. Gout gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như cuộc sống của người bệnh. Không những vậy, bệnh nhân gout còn có nguy cơ tử vong cao hơn người bình thường khoảng 25%.
Nhiều người thường nhầm gút với bệnh giả gout nhưng thực ra nguyên nhân hình thành của chúng khác nhau. Nếu bệnh gout gây ra bởi sự lắng đọng tinh thể muối urat thì nguyên nhân gây bệnh giả gout là sự tích tụ các tinh thể calcium pyrophosphate trong khớp và các mô quanh khớp.
Bệnh gout gây ra bởi sự lắng đọng tinh thể muối urat trong khớp
Các loại bệnh gout
Bệnh gút được chia thành 2 loại chính là gout cấp và bệnh gút mãn tính.
- Bệnh gout cấp (hay còn gọi là bệnh gút cấp tính): Người bị gout thường gặp các cơn đau khớp dữ dội, rát bỏng, tại các khớp bị đau có hiện tương viêm sưng, nóng, đỏ và đau. Triệu chứng của gout cấp tính xuất hiện nhiều vào khoảng nửa đêm hoặc gần sáng, sau các bữa ăn có chứa nhiều đạm, uống rượu, bia.
- Bệnh gút mãn tính: Người bệnh bị đau tại một số khớp xương, không đau thường xuyên nhưng tái lại nhiều lần. Các cơn đau có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng gout với các bệnh xương khớp khác như bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…
>>> Xem chi tiết: Gặp dấu hiệu này có thể bạn đã mắc bệnh gout
Bệnh gout có chữa được không?
Bệnh gút có nguy hiểm không?
Phổ biến và nguy hiểm là những gì mà nhiều người nhận định về bệnh gout. Khi bị gút, người bệnh sẽ phải khổ sở đối mặt với những cơn đau dữ dội và phải kiêng rất nhiều thứ. Không những vậy, trong trường hợp không được điều trị kịp thời, gout có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Hạn chế sự vận động của khớp, khiến người bệnh đi lại khó khăn, thậm chí có thể gây tàn phế.
- Có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết nếu các hạt tophi bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập.
- Làm tăng nguy cơ lắng đọng muối urat trong thận, gây sỏi thận, thận ứ nước, ứ mủ dẫn đến suy thận, tăng huyết áp.
- Hình thành các u cục dưới da không chỉ đau mà còn gây mất tính thẩm mỹ.
- Việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gout cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng, tổn thương hệ tiêu hóa, máu, thận,…
Bệnh gout có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh gút có chữa khỏi được không?
Bệnh gout có chữa khỏi được không là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể nên việc chữa khỏi hoàn toàn rất khó, nhất là khi bệnh đã tiến triển nặng. Các loại thuốc điều trị bệnh gút hiện nay chủ yếu nhằm mục đích giảm đau, chống viêm, kéo dài khoảng cách giữa các cơn đau, ngăn ngừa các đợt gút tấn công khác, tránh hình thành sạn thận, u cục dưới da,… chứ chưa thể chữa trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Rất khó để điều chữa khỏi hoàn toàn bệnh gout
Mong rằng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ bệnh gout là gì và bệnh gout có chữa khỏi hẳn được không. Đừng quên ghé thăm META.vn để được chia sẻ nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe và đặt mua các thiết bị chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Bạn đang xem: Bệnh gout là gì? Có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?