Chỉ thị 18 của TP. Hồ Chí Minh là gì? Những hoạt động được phép mở lại từ ngày 01/10/2021 theo chỉ thị 18 là gì?
Chủ tịch UBND TP. HCM đã ký ban hành Chỉ thị 18 vừa phòng, chống đại dịch COVID-19 vừa từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Vậy cụ thể chỉ thị 18 là gì? Những hoạt động nào sẽ được phép mở lại từ ngày 01/10/2021 theo chỉ thị 18? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Chủ tịch UBND TP. HCM đã ký ban hành Chỉ thị 18 vừa phòng, chống đại dịch COVID-19 vừa từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Vậy cụ thể chỉ thị 18 là gì? Những hoạt động nào sẽ được phép mở lại từ ngày 01/10/2021 theo chỉ thị 18? Cùng Điện máy XANH tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Xem nhanh
1Sơ lược về Chỉ thị 18
Từ 18h ngày 30/9/2021, thành phố tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo lộ trình phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố và kết quả đánh giá mức độ an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Chỉ thị 18 của TP HCM cũng đã đặt rõ 3 mục tiêu chính:
- Tiếp tục nghiêm việc kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên toàn địa bàn TP; kéo giảm số ca nhập viện và số ca tử vong đến mức thấp nhất; củng cố, phục hồi hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.
- Đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới.
- Từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội thành phố an toàn, hiệu quả; đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân thành phố; quan tâm mở các hoạt động của khu vực sản xuất, dịch vụ.
2Chi tiết về các hoạt động được mở để khôi phục nền kinh tế trong chỉ thị 18
Các lĩnh vực được phép hoạt động lại
Dưới đây là các lĩnh vực được phép hoạt động trở lại trong chỉ thị 18 như sau:
- Cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế và văn phòng kinh tế - văn hóa nước ngoài có trụ sở trên địa bàn Thành phố có thể chủ động quyết định phương thức làm việc phù hợp với đặc thù của tổ chức nhưng vẫn phải đáp ứng đúng quy định về biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của UBND Thành phố và Bộ Y tế đề ra.
- Các cơ quan, thủ trưởng cơ quan, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị Nhà nước, đơn vị Nhà nước của Trung ương đóng tại TP. HCM.
- Các cơ sở khám - chữa bệnh công lập và tư nhân; các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, dược, vật tư, trang thiết bị y tế công lập, ngoài công lập được hoạt động.
- Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ được phép hoạt động nhưng chỉ tập trung tối đa 10 người. Trong trường hợp, có ít nhất 90% số người tham gia trong hoạt động đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc đã được tiêm vắc-xin, cho phép được tập trung tối đa 60 người.
- Những hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
- Cho phép các sự kiện biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thi đấu, thể dục, thể thao được chức với quy mô đối đa 60 người (điều kiện có ít nhất 90% người tham gia đã hoàn toàn khỏi bệnh COVID-19 hoặc đã được tiêm đủ liều vắc-xin.
- Với các hoạt động tập trung ngoài trời và trong nhà, tối đa 15 người (ngoài trời) và tối đa 10 người (trong nhà như: hội thảo, hội họp, tập huấn,...). Nếu có ít nhất 90% người tham gia đã hoàn toàn khỏi bệnh COVID-19 hoặc đã được tiêm đủ liều vắc-xin, thì cho phép 90 người (ngoài trời) và 60 người (trong nhà).
- Các hoạt động giáo dục, đào tạo: Tiếp tục tổ chức dạy - học theo hình thức online. Trường hợp các giáo viên, học sinh/sinh viên đã được tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã được điều trị khỏi bệnh COVID-19, có thể dạy - học trực tiếp nhưng vẫn phải đảm bảo các tiêu chí phòng chống dịch an toàn theo quy định.
- Được phép tổ chức đám tang, đám cưới: Tối đa 15 người (ngoài trời) và tối đa 10 người. Nếu có ít nhất 90% người tham gia đã hoàn toàn khỏi bệnh COVID-19 hoặc đã được tiêm đủ liều vắc-xin, thì cho phép 90 người (ngoài trời) và 60 người (trong nhà).
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động
1. Doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, hộ kinh doanh, kinh doanh nông - lâm - ngư nghiệp; cơ sở thú ý, các đối tượng hành nghề thú ý, dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp trong cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp, Công viên Phần mềm Quang Trung, khu Công nghệ cao và các cơ sở sản xuất hoạt động trên địa bàn các quận/huyện, TP. Thủ Đức.
3. Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống, chợ đầu mối. Cùng các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ được bán hàng mang đi; đối với các nhà hàng trong các cơ sở nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú, tham quan du lịch chỉ được phục vụ tại chỗ cho khách tham quan, lưu trú và không tổ chức buffet).
4. Công trình xây dựng, giao thông.
5. Cơ sở thể dục - thể thao (gym, yoga,...), cắt tóc, gội đầu được hoạt động tối đa 50% công suất và tối đa 10 người tại cùng một thời điểm.
6. Doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh dịch vụ gồm:
- Dịch vụ giới thiệu việc làm, dịch vụ tư vấn xây dựng, dịch vụ bảo vệ, dịch vụ công ích, dịch vụ vệ sinh môi trường, dịch vụ quan trắc và xử lý môi trường, các dịch vụ tiện ích như: Hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, công viên, cây xanh, cấp thoát nước,... dịch vụ rửa xe, trạm thu phí sử dụng đường bộ.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm; dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu, sửa chữa; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; bưu chính, viễn thông; dịch vụ mua bán, sửa chữa, bảo trì các loại xe, máy móc, thiết bị dân dụng, công nghiệp; các hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản; dịch vụ quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng, trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư.
- Các dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, kho dự trữ, điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa.
- Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; bưu chính - viễn thông; thư viện; triển lãm mỹ thuật; phòng tranh; nhiếp ảnh; công nghệ thông tin; xuất bản, in, lịch. Cùng một số cửa hàng như: Điện máy, thời trang - may mặc, mắt kính, sách - thiết bị văn phòng, vàng bạc đá quý và đồ trang sức.
7. Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm như: triển lãm, hội chợ, sự kiện kết nối cung cầu, hội nghị, tiêu thụ sản phẩm:
- Ngoài trời: cho phép tập trung tối đa 15 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã hoàn toàn khỏi bệnh COVID-19 hoặc được tiêm đủ liều vắc-xin được tập trung tối đa 90 người.
- Trong nhà: cho phép tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã hoàn toàn khỏi bệnh COVID-19 hoặc được tiêm đủ liều vắc-xin được tập trung tối đa 60 người.
8. Tổ chức tín dụng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động tín dụng, kho bạc, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, logistics, chứng khoán, dịch vụ cầm đồ, dịch vụ bổ trợ người dân và doanh nghiệp (bảo hiểm, dịch vụ tài chính, quản lý - thanh lý tài sản, công chứng, luật sư, giám định tư pháp, tư vấn pháp luật và các hoạt động tư vấn khác bổ trợ doanh nghiệp, thẩm định giá, đấu giá tài sản, điểm thu - đổi ngoại tệ, hòa giải thương mại, đăng ký biến động đất đai).
9. Hoạt động của văn phòng đại diện và chi nhánh thương nhân nước ngoài trú trên địa bàn TP. HCM.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, ngoài công lập, cơ sở kinh doanh được, mỹ phẩm, vật tư
Nhóm 1: Bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa.
- Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa.
- Phòng khám đa khoa.
- Phòng khám chuyên khoa bao gồm: Phòng chẩn trị y học cổ truyền, phòng X-Quang, phòng chẩn đoán hình ảnh và cả phòng xét nghiệm.
- Bệnh xá thuộc lực lượng Công an nhân dân.
- Nhà hộ sinh.
- Phòng khám y học gia đình.
Nhóm 2: Các dịch vụ cơ sở ý tế công lập và ngoài công lập.
- Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài.
- Cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo huyết áp, đo nhiệt độ.
- Cơ sở dịch vụ làm răng giả (nha công).
- Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.
- Cơ sở dịch vụ kính thuốc.
Nhóm 3: Cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế công lập và ngoài công lập.
Những điều người dân thành phố cần làm khi thực hiện chỉ thị 18
- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K gồm các tiêu chí: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Khai báo y tế - Không tập trung đông người.
- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động, linh hoạt và động viên bạn bè, người thân cùng gia đình biết tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
- Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi ngay số điện thoại đường dây nóng của Tổ phản ứng nhanh COVID-19 tại địa phương khi xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, ho, khó thở, mất vị giác,... để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Liên hệ ngay tổng đài 1022, Tổ An sinh xã hội của địa phương hoặc đăng ký trên ứng dụng An sinh của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, nếu người dân đang cần được hỗ trợ khẩn cấp về lương thực thực phẩm.
- Người dân khi lưu thông phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin của ứng dụng Y tế HCM, hoặc Sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng PC-Covid chính thức đưa vào hoạt động). Trong trường hợp không có mã QR, bạn có thể xuất trình giấy tờ chứng minh mình là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày hoặc đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
- Người nước ngoài khi nhập cảnh vào địa bàn Thành phố bắt buộc phải khai báo y tế tại cửa khẩu và sau đó, sử dụng mã QR hoặc xuất trình giấy tờ theo quy định để thay thế cho các hoạt động tại Thành phố.
Những hoạt động chưa được phép hoạt động trở lại
Bên cạnh một số hoạt động được cho phép hoạt động trở lại trong chỉ thị 18 thì vẫn còn một số hoạt động phải tiếp tục tạm dừng để đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch COVID-19:
- Hoạt động bán hàng rong, chợ tự phát, vé số dạo.
- Hoạt động kinh doanh, dịch vụ như: Massage, spa, dịch vụ làm đẹp, quán bar, club, beer club, karaoke, vũ trường, rạp chiếu phim, rạp xiếc, dịch vụ ăn uống tại chỗ, trò chơi điện tử.
- Hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trừ các trường hợp được cho phép hoạt động theo quy định trong chỉ thị 18.
3Những hoạt động giao thông vận tải được phép “khai thông” trở lại từ 5/10 tại TP. HCM
Lưu thông nội đô
Vận tải hành khách: Tổ chức một số tuyến xe buýt với tần suất và thời gian hoạt động tùy theo tình hình dịch bệnh, nhu cầu thực tế từng khu vực, theo quyết định công bố của Sở GTVT.
Vận tải hành khách bằng xe du lịch: Mỗi đơn vị đăng ký số lượng phương tiện hoạt động tối đa không vượt quá 30% số xe quản lý (theo số liệu biển hiệu đã đăng ký với Sở GTVT TP).
Vận tải hành khách bằng xe hợp đồng: Xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách, được phép đăng ký hoạt động tối đa không vượt quá 10% số xe quản lý.
Xe taxi: Mỗi đơn vị kinh doanh vận tải đăng ký số lượng phương tiện hoạt động tối đa không vượt quá 20% số xe quản lý.
Xe tải chở hàng hóa: Khi lưu thông vào khung giờ cấm xe tải trên địa bàn thành phố, bắt buộc phải có giấy phép do Sở GTVT thành phố (Giấy nhận diện có mã QR).
Đối với các loại xe vận tải hàng hóa bằng đường thủy ở bến phà Cát Lái, bến phà Bình Khánh được phép hoạt động bình thường.
Những phương tiện đăng ký hoạt động (theo đề xuất của các đơn vị) sẽ được Sở GTVT cấp phép thông qua giấy nhận diện (có mã quét QR). Trong quá trình hoạt động, căn cứ vào nhu cầu đi lại và tình hình kiểm soát dịch COVID-19, Sở GTVT TP. HCM sẽ tiếp tục điều chỉnh số lượng phương tiện hoạt động phù hợp.
Ngoài ra, Sở GTVT TP. HCM cho phép các phương tiện phục vụ các chương trình du lịch được Sở Du lịch, UBND các quận huyện, TP. Thủ Đức tổ chức theo kế hoạch vận chuyển của ngành y tế.
Riêng đối với dịch vụ kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe mô tô, xe máy, hiện vẫn chưa được phép hoạt động trở lại.
Lưu thông liên tỉnh
Phương tiện vận tải hàng hoá lưu thông đến và lưu thông ngang qua địa bàn TP. HCM bắt buộc phải có giấy nhận diện (có mã QR) được cấp tại địa chỉ: vantai.drvn.gov.vn hoặc địa chỉ: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn (hoặc ứng dụng VNEID).
Đối với các phương tiện có lộ trình quá cảnh qua địa bàn TP. HCM, theo quy định không được phép dừng hoặc đỗ phương tiện trong suốt quá trình di chuyển trên địa bàn (ngoại trừ trường hợp bất khả kháng như: Phương tiện gặp sự cố kỹ thuật, hư hỏng hoặc về sức khỏe của người trên phương tiện,...).
Xe ô tô tải, xe ô tô chở hàng lưu thông trong khu vực nội đô thành phố nhất định phải tuân thủ quyết định số 23 ngày 19/7/2018 của UBND TP HCM.
Đối với các phương tiện giao thông cá nhân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi TP. HCM và được lưu thông liên tỉnh trong một số trường hợp cụ thể theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải Thành phố.
Người dân di chuyển bằng xe ô tô cá nhân (người lái xe phải đáp ứng đúng điều kiện y tế theo quy định) hoặc xe khách liên tỉnh (đường hàng không, đường sắt, đường thuỷ, ô tô).
Người dân từ các tỉnh di chuyển vào TP. HCM để khám - chữa bệnh (trừ trường hợp cấp cứu), bắt buộc phải có giấy chuyển viện (của các bệnh viện) từ các tỉnh, thành phố đến Bệnh viện tại TP. HCM và giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu. Giấy hẹn tái khám hoặc thông tin xác nhận đăng ký của các Bệnh viện tại TP. HCM.
Nguồn: Trích từ Chỉ thị 18 của UBND TP. HCM, Thư viện Pháp luật và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM - Ngày cập nhật: 08/10/2021.
Trên đây là những thông tin về chỉ thị 18 của TP. Hồ Chí Minh là gì? Những hoạt động được phép mở lại từ ngày 01/10/2021 theo chỉ thị 18 là gì? Nếu có thắc mắc gì, hãy nhanh chóng để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ kịp thời nhé!
Bạn đang xem: Chỉ thị 18 của TP. Hồ Chí Minh là gì? Những hoạt động được phép mở lại từ ngày 01/10/2021 theo chỉ thị 18 là gì?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin