Vaccine COVID-19 phải tiêm bao nhiêu mũi và mỗi mũi cách nhau bao lâu?

Dịch COVID-19 gây ra nhiều tổn thất trong nước cũng như thế giới. Vaccine COVID-19 được coi là chìa khóa quan trọng để chống lại đại dịch này. Vậy để phòng bệnh hiệu quả cần phải tiêm bao nhiêu mũi và mỗi mũi cách nhau bao lâu? Mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Dịch COVID-19 gây ra nhiều tổn thất trong nước cũng như thế giới. Vaccine COVID-19 được coi là chìa khóa quan trọng để chống lại đại dịch này. Vậy để phòng bệnh hiệu quả cần phải tiêm bao nhiêu mũi và mỗi mũi cách nhau bao lâu? Mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1Lợi ích của vaccine ngừa COVID -19

Tiêm vaccine COVID -19 là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khoẻ bản thân cũng như mọi người xung quanh. Vaccine giúp hệ miễn dịch nhận biết và sẵn sàng chống lại virus nếu nó xâm nhập vào cơ thể.

Một số loại vaccine phòng COVID-19 được nghiên cứu và đưa vào sử dụng bao gồm: 

  • Vaccine bất hoạt: Được sản xuất bằng cách nuôi cấy tác nhân, sau đó bất hoạt chúng bằng nhiệt, hoặc hóa chất, chỉ tách lấy một phần cần thiết từ tác nhân.
  • Vaccine sử dụng véc-tơ virus: Sử dụng một phiên bản điều chỉnh của một virus khác (véc-tơ) để truyền hướng dẫn quan trọng đến các tế bào của chúng ta. Vaccine điển hình: AstraZeneca, Johnson & Johnson.
  • Vaccine protein tái tổ hợp: Là loại nucleic acid vaccine, dựa trên nguyên lý một gen mã hóa cho protein kháng nguyên đặc hiệu được tiêm vào vật chủ (tế bào động vật hoặc vi sinh vật) để sản xuất các kháng nguyên này và khởi động một phản ứng miễn dịch.
  • Vaccine DNA: Là một loại vaccine truyền một chuỗi DNA mã hóa kháng nguyên cụ thể vào tế bào của một loài đã được miễn dịch.
  • Vaccine RNA: Là một loại vaccine có sử dụng một bản sao của một phân tử gọi là RNA thông tin (mRNA) để tạo ra một phản ứng miễn dịch. Vaccine điển hình: BNT162b2 (Pfizer), Moderna.

Lợi ích của vaccine ngừa COVID-19

2Vaccine COVID-19 cần tiêm bao nhiêu mũi và mỗi mũi tiêm cách nhau bao lâu?

Hiện nay, tuy có nhiều loại vaccine chỉ cần tiêm 1 lần nhưng hầu hết các vaccine COVID-19 sẽ được tiêm hai liều cách nhau vài tuần để đạt được miễn dịch đầy đủ. Khoảng cách giữa hai liều có thể khác nhau tùy từng loại vaccine nhưng theo khuyến nghị thì sau 3 đến 4 tuần chúng ta mới tiêm liều thứ hai.

Đối với vaccine ​​​​​​COVID-19 của Pfizer-BioNTech thì tiêm mũi thứ hai 3 tuần (hoặc 21 ngày) sau mũi thứ nhất, vaccine COVID-19 của Moderna tiêm mũi thứ hai 4 tuần (hoặc 28 ngày) sau mũi thứ nhất, vaccine AstraZeneca thì nên tiêm 2 mũi cách nhau 8 - 12 tuần,...

Với các loại vaccine cần tiêm 2 mũi, hiệu lực bảo vệ của vaccine bắt đầu hình thành sau khi tiêm liều thứ nhất, nhưng liều tiêm thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ. Vì vậy, bạn nên tiêm liều thứ hai theo đúng lịch trình đã báo.

vaccine COVID-19

3Tiêm vaccine COVID-19 cần lưu ý những gì?

Hiện tại, bạn có thể đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19 theo hình thức online và chờ tới lượt mình. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh phức tạp, không phải ai đăng ký trước sẽ được tiêm trước. Việc đăng ký tiêm sẽ giúp bạn sớm nhận thông báo để sắp xếp đi tiêm theo lịch cho phù hợp.

Khi có quyết định về ngày tiêm và địa điểm tiêm, người đi tiêm cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân, bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vaccine khác, đơn thuốc, sổ khám bệnh,…  được sử dụng trong thời gian gần đây.

Trong ngày đầu đến tiêm chủng, cần khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, ăn uống đầy đủ, tuân thủ thông điệp 5K: KHẨU TRANG – KHỬ KHUẨN – KHOẢNG CÁCH – KHÔNG TỤ TẬP – KHAI BÁO Y TẾ.

  • Chủ động khai báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe của mình như: Tình trạng sức khỏe hiện tại, các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây, các bệnh mạn tính đang được điều trị.
  • Người đi tiêm nên cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.

Đến lần tiêm thứ 2, bạn cần thông báo cho cán bộ y tế về các phản ứng sau lần tiêm trước. Ngoài ra, bạn cần cung cấp thông tin về tình trạng nhiễm virus hoặc mắc COVID-19 (nếu có), các loại vaccine được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua, tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ).

Bên cạnh đó, bạn nên chủ động tìm hiểu và đưa ra câu hỏi với cán bộ y tế về thông tin liên quan đến vaccine phòng COVID-19 sắp được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo, các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện và cách xử trí, địa chỉ cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp cần thiết,...

Vaccine COVID

4Một số câu hỏi thường gặp khi tiêm vaccine COVID-19

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi tiêm vaccine COVID-19, được giải đáp bởi Tiến sĩ Nguyễn Thị Cẩm Bình (Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam), Bác sĩ Lê Nhất Duy và Bác sĩ Bùi Phạm Minh Mẫn (Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, Cơ sở 3) trong các buổi trả lời phỏng vấn trên báo VnExpress, mời bạn cùng tham khảo:

- Phụ nữ đang chuẩn bị mang thai có nên tiêm vaccine không?

Trả lời: Hiện nay chưa thấy vaccine COVID-19 có thể gây ra bất lợi cho phụ nữ chuẩn bị mang thai. Tuy nhiên, hãy hỏi cán bộ y tế để có quyết định tiêm phù hợp.

- Có cần tiêm lại từ đầu nếu muộn liều vaccine COVID-19 thứ 2?

Trả lời: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) không khuyến cáo tiêm lại từ đầu nếu không thể thực hiện được liều tiêm thứ hai. Một số loại vaccine mRNA như Pfizer và Moderna có thể hoãn liều thứ hai tối đa đến 42 ngày sau khi tiêm liều thứ nhất (trường hợp không thể tuân thủ lịch tiêm). Đối với vaccine AstraZeneca, 2 mũi tiêm nên cách nhau từ 8 - 12 tuần.

Một số câu hỏi thường gặp khi tiêm vaccine COVID-19

- Khi nào cần liên hệ cơ quan y tế sau khi tiêm vaccine COVID-19?

Trả lời: Quyết định 3588 của Bộ Y tế quy định, nếu người dân gặp 1 trong 8 trường hợp sau khi tiêm vaccine thì cần hỗ trợ y tế ngay lập tức:

1. Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi.

2. Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da.

3. Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.

4. Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật.

5. Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất.

6. Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy.

7. Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái.

8. Toàn thân:

  • Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường.
  • Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn.
  • Sốt cao liên tục trên 39 độ C, không hạ sốt khi uống thuốc.

Nguồn tham khảo và tổng hợp: Bộ Y tế, Báo VnExpress. Ngày cập nhật: 04/08/2021.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ về số mũi tiêm vaccine COVID-19, thời gian giữa các mũi tiêm cũng như các thông tin khác liên quan đến tiêm chủng ngừa bệnh. Hãy cùng bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch nhé. 

Bạn đang xem: Vaccine COVID-19 phải tiêm bao nhiêu mũi và mỗi mũi cách nhau bao lâu?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết