Cao răng hình thành thế nào? Cách phòng ngừa cao răng
Cao răng là một khái niệm rất quen thuộc trong nha khoa và chúng ta cũng thường nghe đến nó trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, rất ít người biết được tường tận cách mà cao răng hình thành, từ đó dẫn đến việc ngăn ngừa cao răng không đúng phương pháp, làm tình trạng răng miệng trở nên tồi tệ hơn. Trong bài viết này, hãy cùng META tìm hiểu xem cao răng hình thành như thế nào cũng như phương pháp phòng ngừa cao răng đúng cách ra sao nhé!
Cao răng là một khái niệm rất quen thuộc trong nha khoa và chúng ta cũng thường nghe đến nó trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, rất ít người biết được tường tận cách mà cao răng hình thành, từ đó dẫn đến việc ngăn ngừa cao răng không đúng phương pháp, làm tình trạng răng miệng trở nên tồi tệ hơn.
Cao răng hình thành thế nào? Cách phòng ngừa cao răng
Cao răng là gì?
Cao răng (hay vôi răng) là những mảng bám trên răng đã được muối canxi photphat trong nước bọt vôi hóa. Thông thường, khi các mảng bám tồn tại trên răng khoảng một tuần thì nó sẽ chuyển hóa thành cao răng. Cao răng thường tập trung nhiều nhất ở phần cổ răng (phần tiếp giáp giữa thân răng và nướu), có hai loại chính là cao răng thường và cao răng huyết thanh.
Cao răng thường sẽ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, sau một thời gian bám trên bề mặt răng và nướu thì cao răng sẽ gây ra bệnh viêm nướu. Nếu không điều trị sẽ gây ra chảy máu nướu, máu sẽ ngấm vào mảng cao răng đó và chuyển sang màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh.
Nguyên nhân hình thành cao răng
Nguyên nhân hình thành cao răng chủ yếu là do:
- Không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, không chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Không dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch các kẽ răng khiến cho vi khuẩn còn sót lại có điều kiện sinh sôi và phát triển.
- Sử dụng nhiều các sản phẩm như nước ngọt có gas, bánh kẹo... chứa nhiều đường hóa học cũng góp phần hình thành mảng bám nhanh chóng.
- Chải răng không đúng cách nên không làm sạch hoàn toàn bề mặt răng, mảng bám còn sót lại, lâu ngày sẽ hình thành cao răng.
Cao răng hình thành như thế nào?
Thông thường sau khi bạn ăn uống khoảng 15 phút thì trên bề mặt răng sẽ xuất hiện một lớp màng vô khuẩn. Các vi khuẩn, mảng bám sẽ bám lên lớp màng vô khuẩn này, qua một thời gian, chúng sẽ tích tụ ngày một dày lên và tạo thành mảng bám. Các mảng bám này nếu không được làm sạch kịp thời thì sau một thời gian, chúng sẽ bị vôi hoá bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và nhiều yếu tố khác, trở nên cứng hơn, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới lợi. Lúc này, mảng bám đã chuyển thành cao răng và chúng ta chỉ có thể đến các cơ sở nha khoa để loại bỏ chúng.
Cao răng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về răng như viêm lợi, viêm nha chu, tiêu xương... làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng, vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng (viêm niêm mạc miệng, lở miệng), bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch... Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn nên thường xuyên lấy cao răng, tốt nhất nên xử lý chúng định kỳ 3 - 6 tháng/lần. Không nên đợi cao răng bám nhiều và dày mới đi lấy, vì khi đó, cao răng có thể sẽ gây ra nhiều tổn thương và để lại hậu quả nghiêm trọng cho hàm răng của bạn.
Cách loại bỏ cao răng
Thông thường, để lọai bỏ cao răng, cách tốt nhất đó là bạn nên đến các trung tâm nha khoa, các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng phương pháp. Nhiều người thường thắc mắc không biết lấy cao răng có tốt không? Có đau không? Trên thực tế thì lấy cao răng là một biện pháp rất tốt để giúp bạn giữ gìn hàm răng chắc khỏe, tránh được nhiều loại bệnh lý khác nhau. Nó cũng không hề gây đau đớn hay tổn thương cho răng và nướu của bạn.
Với những người cơ địa và cấu trúc răng yếu thì khi lấy cao răng có thể sẽ có cảm giác ê buốt (không phải là đau), còn chảy máu nhiều hay ít tùy thuộc tình trạng cao răng và mức độ nhạy cảm của từng người. Sau khi lấy cao răng xong, trong một vài ngày đầu có thể bạn sẽ gặp tình trạng ê nhức nhẹ khi ăn, uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì cảm giác này sẽ biến mất sau một vài ngày.
Ngoài ra, với cao răng mới chớm hình thành, bạn cũng có thể sử dụng một số mẹo để tự làm sạch chúng. Dưới đây là một số cách làm sạch cao răng tại nhà mà bạn có thể thử:
- Sử dụng muối và chanh: Muối và chanh là hai nguyên liệu giúp bạn lấy cao răng tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả. Chúng không chỉ giúp loại bỏ các mảng bám cao răng, đem lại hàm răng trắng sáng mà nó còn giúp tạo được hơi thở thơm mát cho cả ngày dài. Với cách làm này, bạn chỉ cần vắt một ít nước chanh pha với muối và nước rồi ngậm trong vòng 5 phút, sau đó nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch là được.
- Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa là một loại nguyên liệu tự nhiên được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực làm đẹp và cũng là một trong những cách làm sạch cao răng tại nhà hiệu quả, giúp mang lại hàm răng trắng sáng, tự nhiên nhất. Bạn chỉ cần dùng bông gòn thấm dầu dừa rồi chà xát lên răng từ 3 - 5 phút, thực hiện thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ những mảng cao răng mới hình thành.
- Sử dụng dầu oliu: Tương tự dầu dừa thì dầu ô liu cũng được sử dụng rất nhiều trong các phương pháp làm đẹp cũng như giúp loại bỏ mảng bám cao răng tại nhà an toàn và hiệu quả nhất. Dầu ô liu có thể giúp bạn loại bỏ hoàn toàn những mảng bám cứng đầu, những vết ố vàng trên bề mặt răng một cách nhanh chóng nhất.
- Sử dụng baking soda: Baking soda là một nguyên liệu được sử dụng rất nhiều để lấy cao răng tại nhà. Với phương pháp sử dụng bột baking soda này, bạn cần lấy một lượng baking soda vừa đủ, đem pha với một ít nước ấm để tạo thành hỗn hợp hơi đặc rồi dùng bàn chải chà xát hỗn hợp này lên răng để đánh bay các mảng bám cứng đầu.
Hướng dẫn phòng ngừa cao răng đơn giản
Bên cạnh việc lấy cao răng định kỳ, bạn cũng nên chú ý chủ động phòng ngừa cao răng hình thành. Cách phòng ngừa cao răng rất đơn giản:
- Đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nên sử dụng máy tăm nước để làm sạch sâu các mảng bám và vụn thức ăn trong kẽ răng.
- Tập đánh răng đúng cách (nên tham khảo phương pháp đánh răng bass).
- Không nên dùng tăm xỉa răng, thay vào đó, hãy sử dụng chỉ nha khoa để không làm nướu bị tổn thương và là sạch triệt để các kẽ răng.
- Hạn chế các loại thức ăn nhiều đường và tinh bột, các loại nước ngọt, nước uống có gas, chất kích thích...
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, các loại trái cây chứa đường tự nhiên vì chúng tốt cho sức khỏe răng miệng như đường xylitol, sorbitol...
>>> Xem thêm: Máy tăm nước là gì? Lợi ích của việc sử dụng máy tăm nước
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu cao răng được hình thành như thế nào cũng như các biện pháp phòng ngừa cao răng đơn giản ra sao rồi chứ? Hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cả gia đình một cách hiệu quả hơn.
Bạn đang xem: Cao răng hình thành thế nào? Cách phòng ngừa cao răng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? Nên nhổ răng khôn ở bệnh viện hay phòng khám?
- Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn mất bao lâu thì lành?
- Có nên nhổ răng khôn không? Nhổ răng khôn có nguy hiểm gì không?
- Răng khôn là gì? Răng khôn là răng số mấy?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?