Nồng độ oxy trong máu là gì? Đo nồng độ oxy trong máu để làm gì?
Nồng độ oxy trong máu là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực y tế. Vậy nồng độ oxy trong máu là gì, vì sao cần đo chỉ số oxy trong máu? Chúng ta sẽ cùng giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết này nhé!
Nồng độ oxy trong máu
Nồng độ oxy trong máu là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nồng độ oxy trong máu là lượng oxy lưu thông trong máu. Trong y học, nồng độ oxy trong máu còn được gọi là bằng thuật ngữ SpO2 (là từ viết tắt của cụm từ saturation of peripheral oxygen), đây là chỉ số được sử dụng để đo tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu. SpO2 được coi là một trong năm dấu hiệu sinh tồn cơ bản của cơ thể, bao gồm: SpO2 (nồng độ oxy trong máu), mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.
Đo nồng độ oxy trong máu để làm gì?
Nếu tất cả các phân tử hemoglobin trong máu đều gắn với oxy thì độ bão hòa oxy là 100%, chứng tỏ cơ thể đang thực hiện việc phân phối oxy rất tốt. Chỉ số oxy trong máu của một người góp phần quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của người đó. Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn như sau:
- Từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
- Từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;
- Từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị;
- Dưới 92% (khi không được thở oxy hoặc dưới 95% khi có được thở oxy): Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;
- Dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.
Khi nồng độ oxy trong máu của một người thấp hơn mức quy định, có thể đó là dấu hiệu của việc giảm oxy trong máu, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể đang gặp khó khăn trong việc vận chuyển oxy đến các cơ quan.
Việc đo SpO2 trong máu giúp xác định lượng oxy trong máu của một người để từ đó đưa ra quyết định có cần bổ sung oxy cho người đó hay không, cũng như nhanh chóng xử lý những tình trạng nguy hiểm có thể gặp phải do thiếu oxy trong máu.
Đo nồng độ oxy trong máu bằng cách nào?
Hiện nay có hai cách chính để giúp xác định chỉ số oxy trong máu, đó là xét nghiệm đo khí máu động mạch (KMĐM) và sử dụng máy đo SpO2.
Các xét nghiệm KMĐM cần thực hiện lấy máu ở các bệnh viện, không thể thực hiện tại nhà.
Trong khi đó, máy đo SpO2 là một thiết bị nhỏ gọn, sử dụng bằng cách đeo vào ngón tay, hoặc trên tai hay ngón chân giúp đo nồng độ oxy trong máu một cách gián tiếp dựa trên nguyên lý hấp thụ ánh sáng thông qua mạch đập của người đo.
Cách đo này có ưu điểm nổi bật là tiện lợi, dễ dàng, không gây đau do không xâm lấn, cơ động, cho phép thực hiện tại nhà nhưng hạn chế là kết quả không chính xác bằng làm xét nghiệm KMĐM (do bị ảnh hưởng với các yếu tố khách quan như tay bị bẩn, sơn móng tay, máu lưu thông kém đến các chi, đèn sáng…).
>> Tham khảo:
- Máy đo SpO2 kẹp ngón có dùng được cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không?
- Top 10 máy đo SpO2 cầm tay tốt nhất hiện nay
- Top 3 Apple Watch đo nồng độ oxy trong máu SpO2 chính xác
Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về nồng độ oxy trong máu, cách đo và ý nghĩa của việc đo nồng độ oxy trong máu. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đo SpO2 với các thương hiệu và giá cả khác nhau.
Bạn đang xem: Nồng độ oxy trong máu là gì? Đo nồng độ oxy trong máu để làm gì?
Chuyên mục: Máy y tế
Các bài liên quan
- Lactate là gì? Lactate máu bình thường là bao nhiêu?
- Ketone là gì? Tại sao nên thường xuyên theo dõi chỉ số ketone?
- Hướng dẫn sử dụng bồn ngâm chân Lanaform Luxury LA110415
- Top 3 máy đo acid uric tốt nhất cho người bệnh gout tự kiểm soát tại nhà
- Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là thấp?
- Máy ngâm chân có tốt không, có an toàn khi sử dụng không?