Bác Hồ tên thật là gì? Tên thật của Bác Hồ là gì?
Trong suốt cuộc đời của mình, Bác Hồ có rất nhiều tên gọi, bút danh, bí danh khác nhau. Vậy Bác Hồ tên thật là gì? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
>> Tham khảo: Tiểu sử ngắn gọn về Bác Hồ, gia đình và sự nghiệp
Xem nhanh nội dung
Bác Hồ tên thật là gì?
Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 tại quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
Cha của Nguyễn Sinh Cung là một nhà Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929), từng đỗ Phó bảng. Mẹ ông là bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901). Nguyễn Sinh Cung có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1884) và một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (sinh năm 1888, tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) cùng một người em trai mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900 - 1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).
>> Xem chi tiết: Quê Bác Hồ ở đâu? Quê ngoại, quê nội của Bác Hồ ở đâu?
Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi? Bác Hồ có bao nhiêu bút danh bí danh?
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã sống với nhiều tên gọi cũng như bút danh, bí danh khác nhau. Mỗi tên gọi, bí danh, bút danh của Bác đều có những ý nghĩa riêng, gắn liền với từng dấu mốc lịch sử. Dưới đây, hãy cùng chúng tôi điểm qua những tên gọi, bí danh, bút danh của Bác bạn nhé.
- Nguyễn Sinh Cung (1890): Đây là tên khai sinh tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Nguyễn Sinh Côn: Trong một bài viết của Hồ Chí Minh, năm 1954, Bác Hồ cũng ghi tên còn nhỏ của mình là Nguyễn Sinh Côn.
- Nguyễn Tất Thành (1901): Tháng 9/1901, nhân dịp ông Nguyễn Sinh Sắc, cha của Nguyễn Sinh Cung chuyển về sống ở làng Kim Liên, ông có làm lễ “chào làng” cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).
- Nguyễn Văn Thành.
- Nguyễn Bé Con: Trong tài liệu đề ngày 6/2/1920 của Tổng đốc Vinh cung cấp về Nguyễn Sinh Sắc và hai con trai có ghi con trai thứ của Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Bé Con. Tài liệu mật thám Pháp theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, bản ghi số 1116, 1931: Nguyễn Ái Quốc hay Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Sinh Côn hay Nguyễn Bé Con tức Lý Thụy…
- Văn Ba (1911): Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành rời Việt Nam làm việc trên một chiếc tàu Pháp. Trong sổ lương của tàu, Bác có tên là Văn Ba.
- Paul Tat Thanh (1912): Ngày 15 tháng 12 năm 1912, Nguyễn Tất Thành từ New York gửi thư cho khâm sứ Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ của thân phụ là Nguyễn Sinh Huy. Lá thư ký tên Paul Tất Thành.
- Tất Thành (1914): Từ nước Anh, Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Phan Chu Trinh ký tên Tất Thành. Hiện có bốn lá thư được sưu tầm ký tên Tất Thành. Một lá thư ký Cuồng Điệt Tất Thành, ba lá thư ký C.Đ Tất Thành.
- Paul Thanh (1915): Ngày 16/4/1915, Nguyễn Tất Thành viết thư cho toàn quyền Đông Dương qua lãnh sự Anh tại Sài Gòn nhờ tìm địa chỉ cha mình. Thư ký tên Paul Thanh.
- Nguyễn Ái Quốc (1919): Tên gọi này có khi Nguyễn Tất Thành ở Pháp cùng sinh hoạt chung với nhóm người gồm các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Nguyễn Tất Thành là người đến gia nhập nhóm sau cùng.
- Albert de Pouvourville (1920): Báo Điện Tín Thuộc Địa có truyền đơn trích đoạn từ nhiều tờ báo có liên quan tới vấn đề Đông Dương. Người đăng ký tên Albert de Pouvourville.
- Culixe (1922): Nguyễn Ái Quốc ký bút danh Culixe trong một bài viết trên L’Humanité ngày 18 tháng 3 năm 1922.
- Henri Tran (1922): Henri Tran là tên ghi trong thẻ đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp của Nguyễn Ái Quốc. Số thẻ: 13861.
- Chen Vang (1923): Ngày 13 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Paris đi Liên Xô. Ngày 16 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nước Đức. Tại đây, ông được cơ quan đặc mệnh toàn quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết Liên Bang tại Berlin cấp cho giấy đi đường số 1829. Trong giấy này Nguyễn Ái Quốc mang tên Chen Vang.
- Lin (1924): Nguyễn Ái Quốc dùng tên Lin trong thời gian ở Liên Xô từ 1923 - 1924 và 1934 - 1939. Tên Lin xuất hiện lần đầu tiên trong bức điện thư gửi Ban Phương Đông của Quốc Tế Cộng Sản, đề ngày 14 tháng 4, 1924. Tháng 10 năm 1934, Lin được nhận vào trường Quốc Tế Lenin Liên Xô, năm học 1934 - 1935. Tên Lin số hiệu 375. Tháng 8 năm 1935, Lin dự đại hội lần thứ VII của Quốc Tế Cộng Sản.
- Ái Quốc (1924): Ái Quốc là tên ghi trong thẻ dự đại hội V Quốc Tế Cộng Sản, tháng 6 năm 1924. Tháng 8 năm 1927 Nguyễn Ái Quốc gửi đồng chí Francois Billous tấm bưu ảnh, trong đó ký tên Ái Quốc. Sau này còn một số thư khác với tên Ái Quốc.
- Un Annamite (1924): Bút danh Annamite được ký dưới một bài viết trên Le Paria.
- Ông Lu (1924): Ngày 12 tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi cho một đồng chí trong Quốc Tế Cộng Sản báo tin ông Lu đã đến Quảng Châu, Trung Quốc. Cuối thư đề địa chỉ liên lạc: Ông Lu, hãng thông tấn Roxta, Quảng Châu, Trung Quốc. Sau này trong nhiều thư khác Nguyễn Ái Quốc cũng ghi địa chỉ liên lạc là Ông Lu.
- Lý Thụy (1924): Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh Lý Thụy trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc. Ngày 11 tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu với các giấy tờ tùy thân mang tên Lý Thụy. Trong bức thư gửi Quốc Tế Cộng Sản, ngày 18 tháng 12 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc ghi ở cuối thư: “Trong lúc này tôi là một người Trung Quốc, chứ không phải là một người An Nam, và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc”.
- Lý An Nam (1924-1925): Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Quảng Châu với bí danh Lý Thụy, làm phiên dịch trong văn phòng của Đoàn cố vấn Sô Viết. Lý Thụy cũng có biệt danh là Lý An Nam lúc này.
- Nilopxki (N.A.Q.) 1924: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu, Trung Quốc, làm việc tại cơ quan của Borodin. Hiện sưu tầm được tất cả 6 lá thư Nguyễn Ái Quốc ký tên Nilopxki.
- Vương (1925): Khi là giảng viên huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Vương. Vương cũng là bí danh để bắt liên lạc với Nguyễn Lương Bằng ở Trung Quốc vào năm 1925.
- L.T. (1925): Nguyễn Ái Quốc ký tên L.T. khi gửi thư cho ông H (Thượng Huyền) ngày 9 tháng 4 năm 1925. Sau này Nguyễn Ái Quốc còn viết khoảng 15 bài trên báo Nhân Dân với bút hiệu L.T. từ các năm 1949, 1957, 1958, 1960.
- Howang T.S. (1925): Ngày 2 tháng 5 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc lấy bút hiệu Howang viết về đại hội Công nhân và Nông dân.
- Lý Mỗ (1925): Báo Công Nhân Chi Lộ Đặc Hiệu, số 20, ra ngày 14 tháng 7 năm 1925, đã đưa tin một người Việt Nam gia nhập đội diễn thuyết và để giữ bí mật, Nguyễn Ái Quốc có tên là Lý Mỗ.
- Vương Đạt Nhân (1926): Với bút danh này, Nguyễn Ái Quốc được Đoàn Chủ Tịch Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Quốc Dân Đảng Trung Quốc mời đến dự và phát biểu ý kiến. Ngày họp là 14 tháng 1 năm 1926.
- Mộng Liên (1926): Mộng Liên được ký dưới bài viết “Mục Dành Cho Phụ Nữ” đăng trên báo Thanh Niên, số 40, ngày 4 tháng 4 năm 1926.
- Tống Thiệu Tổ (1926): Theo hồi ký của một số người hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc, Tống Thiệu Tổ là bí danh của Nguyễn Ái Quốc khi ông ta hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc.
- Liwang (1927): Ngày 16 tháng 12 năm 1927, từ Berlin Nguyễn Ái Quốc viết thư cho Đoàn Chủ Tịch Quốc Tế Nông Dân, đề nghị giúp đỡ tiền để về nước. Thư viết: “Trong 2 hoặc 3 tuần nữa tôi sẽ trở về đất nước tôi. Chuyến đi của tôi tốn chừng 500 dollars Mỹ. Vì tôi không có tiền nên tôi mong các đồng chí giúp tôi”. Thư ký tên N. Ái Quốc. Trong thư, Nguyễn Ái Quốc đề nghị nếu có tiền xin gửi đến Uỷ Ban Trung Ương của Đảng Cộng Sản Đức, chuyển cho “Liwang”.
- Ông Lai (1927): Cũng trong thư gửi Đoàn Chủ Tịch Quốc Tế Nông Dân, ngày 16 tháng 12 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc ghi địa chỉ trả lời thư: M. Lai, chez M. Eckshtein, 21, Halle Chactrasse, Berlin.
- Nguyễn Lai (1928): Với thẻ nhập cảnh mang tên Nguyễn Lai, một Hoa kiều, Nguyễn Ái Quốc đặt chân tới đất Xiêm (Thái Lan).
- Nam Sơn (1928): Tại Thái Lan khi họp với người Việt cư ngụ tại Thái Lan, Nguyễn Ái Quốc tự giới thiệu là Thọ, biệt hiệu Nam Sơn.
- Chín (Thầu Chín - 1928): Đầu tháng 8 năm 1928, Nguyễn Ái Quốc tới Udon, Thái Lan, ông lấy tên là Chín. Mọi người gọi là Thầu Chín hay ông già Chín.
- Ông Lý (Lee) 1930: Mr. Lee, The HongKong Shiao Fih Pao, 53, Wyndham Str, HongKong là tên và địa chỉ để nhận sách báo. Với tên và địa chỉ này Nguyễn Ái Quốc gửi cho đại diện Đảng Cộng Sản Mỹ ngày 27 tháng 2 năm 1930.
- Đông Dương (1931): Bút hiệu này được đăng trên bài viết “Kỷ Niệm Một Năm Khởi Nghĩa Yên Bái” đăng trên Tạp Chí Thư Tín Quốc Tế, 1931, số 12.
- Tống Văn Sơ (1931): Tống Văn Sơ là tên ghi trong thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc khi ông bị bắt ở số 186, phố Tam Lung, Hongkong, ngày 6 tháng 6 năm 1931. “Một chiến dịch điên cuồng tìm diệt cộng sản được chúng (Pháp và Anh) phát động trên quy mô lớn khắp vùng Đông Nam Á.”
- Già Thu (1941): Tại hang Pắc Bó, cán bộ gọi Nguyễn Ái Quốc là Già Thu.
- Bác (1941): Tên gọi “Bác” xuất hiện từ dịp họp hội nghị Trung Ương lần thứ 8, tháng 5 năm 1941 ở Pắc Bó, Hà Quảng, Cao Bằng.
- Xung Phong (1942): Bút danh này Nguyễn Ái Quốc ký dưới hai bài thơ “Tặng Thống Chế Pê Tanh” và “Nhóm Lửa” đăng trên Việt Nam Độc Lập, số 131, ngày 11 tháng 7 năm 1942, số 133 ngày 1 tháng 8 năm1942.
- Hồ Chí Minh (1942): Để đánh lạc hướng khi hoạt động tại Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh. Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh đi Trung Quốc. Ngày 27 tháng 8 năm 1942 tại Túc Vinh, Hồ Chí Minh bị bắt. Khi kiểm soát giấy tờ thì thấy thẻ hội viên Hồ Chí Minh là “Hội Ký Giả Thanh Niên Trung Quốc” Hồ Chí Minh bị phe Tưởng Giới Thạch nghi ngờ là gián điệp cộng sản và bị bắt giải đi giam qua 13 huyện thị của tỉnh Quảng Tây. Ngày 10 tháng 9 năm 1943 Hồ Chí Minh được thả.
- Chiến Thắng (1945): Bút danh này Hồ Chí Minh viết bài đăng trên báo Cứu Quốc. Báo này là cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, xuất bản số 1 ngày 25 tháng 1 năm 1942. Sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, báo này được chuyển về Hà Nội, xuất bản công khai từ số 31 ngày 24 tháng 8 năm 1945. Hồ Chí Minh viết khoảng 400 bài trên báo Cứu Quốc. Bút danh Đ.X. được sử dụng nhiều nhất.
- Ông Ké (1945): Chiều cuối tháng 4 năm 1945, Hồ Chí Minh trong bộ áo chàm người Nùng đến chiếc lán ở Pác Tẻng (chân núi Lam Sơn, Cao Bằng) của gia đình đồng chí Hoàng Đức Triều (An Định). Hồ Chí Minh được giới thiệu là “đồng chí Ông Ké.” Với bí danh Ông Ké, Hồ Chí Minh thường họp với Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Đặng Việt Châu, Dương Đức Hiền, Đặng Văn Cáp.
- Hồ Chủ Tịch (1945): Tên này có sau khi tuyên bố có “Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà”.
- Bác Hồ (1946): Nhiều thư ký tên “Bác Hồ” gửi cho các thanh thiếu niên, học sinh, ”Bác Hồ” cũng được quần chúng sử dụng rộng rãi, trong sách báo, học đường.
- Xuân (1946): Trên đường di chuyển từ Hà Nội qua Sơn Tây, Phú Thọ, để trở lại chiến khu Việt Bắc trong những ngày đầu có chiến tranh với Pháp, Hồ Chí Minh đã nghỉ lại ở nhà ông Hoàng Văn Nguyên ở xóm Đồi, xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ từ ngày 4 tháng 3 năm 1947 đến 18 tháng 3 năm 1947. Thời gian ở đây, Hồ Chí Minh lấy bí danh là Xuân trong các giấy tờ giao dịch.
- Trần Thắng Lợi (1949): Hồ Chí Minh dùng bút danh Trần Thắng Lợi viết bài “Đảng Ta” đăng trên Tạp Chí Sinh Hoạt Nội Bộ số 13, tháng 1 năm 1949.
- Trần Lực (1949): Bút danh Trần Lực được Hồ Chí Minh dùng trong các năm 1949 - 1958 và 1961. Trần Lực đã viết gần 70 bài báo và các tác phẩm ngắn như “Giấc Ngủ 10 Năm”, “Liên Xô Vĩ Đại”, “Đạo Đức Cách Mạng”…
- Tân Trào (1954): Bút danh Tân Trào Hồ Chí Minh ký dưới bài “Giải Phóng Đài Loan”, đăng trên báo Nhân Dân, số 218, ngày 25 – 27 tháng 8 năm 1954.
- Nguyễn Tâm (1957): Bút danh Nguyễn Tâm viết bài “Quyển Nhật Ký Trong Ngục của Bác”. Bài này Hồ Chí Minh viết nhân dịp sinh nhật của ông, 19 tháng 5 năm 1957.
- Thu Giang (1959): Hồ Chí Minh ký bút danh Thu Giang trong bài “Bác Đến Thăm Côn Minh” trên báo Nhân Dân, ngày 12 tháng 4 năm 1959.
>> Xem thêm: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
Ý nghĩa của tên Hồ Chí Minh
Tên gọi Hồ Chí Minh mới đầu được Bác sử dụng như một bí danh. Ngày 13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc quay lại Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế phản xâm lược Việt Nam (một hội đoàn được chính Bác tổ chức ra trước đó) để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam và lực lượng Đồng minh, qua đó tìm kiếm sự ủng hộ cho cuộc cách mạng ở trong nước. Lúc này, cái tên Hồ Chí Minh đã lần đầu tiên đã được Bác chính thức sử dụng trong các giấy tờ cá nhân. Chỉ ít ngày sau đó, ngày 29/8/1942, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Quốc dân Đảng bắt giữ và giam cầm hơn một năm. Tập thơ “Nhật ký trong tù” cũng được ra đời chính trong thời gian này. Từ đó, cái tên Hồ Chí Minh được sử dụng thường xuyên hơn.
Về lý do tại sao Bác sử dụng danh xưng Hồ Chí Minh, đơn giản là bởi Bác rất am hiểu văn hóa Trung Quốc và thông thạo tiếng Trung. Trong ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, chữ "Hồ" có nghĩa là "râu" với hàm ý chỉ người lớn tuổi. Chính vì thế, Bác dùng chữ "Hồ" trong tên gọi của mình là để chỉ sự giản dị, gần gũi, đồng thời có thể tránh được sự theo dõi của mật thám.
Bác dùng danh xưng Hồ Chí Minh với hàm ý muốn nói về 1 người giản dị như bao người Việt Nam yêu nước khác, nhưng lại tràn đầy ý chí và lòng quyết tâm đi theo con đường sáng, con đường cách mạng vô sản chân chính đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được Bác Hồ tên thật là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Bác Hồ tên thật là gì? Tên thật của Bác Hồ là gì?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Lịch bốc thăm vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là ngày nào?
- Sinh năm 2000 mệnh gì, tuổi con gì, hợp màu gì?
- Điểm ưu tiên là gì? Có được cộng vào điểm đại học 2021 không?
- Sinh năm 2001 mệnh gì, là tuổi con gì, hợp màu gì?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Sinh năm 1999 mệnh gì, tuổi con gì, hợp màu gì?