Xác định nhiệt độ sốt của trẻ và cách xử lý
Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát, việc bảo vệ sức khỏe là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bảo vệ trẻ bằng cách xác định được nhiệt độ và xử lý kịp thời khi trẻ bị sốt.
Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát, việc bảo vệ sức khỏe là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ em còn non nớt, sức đề kháng yếu nên rất dễ bị sốt hay virus xâm nhập. Biết được các biểu hiện sốt ở trẻ và cách xử lý sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn để bảo vệ bé yêu nhà mình.
>>> Tham khảo thêm: Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là bao nhiêu?
Xác định nhiệt độ sốt của trẻ và cách xử lý
Biểu hiện sốt ở trẻ
Thân nhiệt được kiểm soát bởi vùng hạ đồi của não. Vùng hạ đồi điều chỉnh thân nhiệt cơ thể bằng cách cân bằng giữa việc tạo nhiệt của các cơ, gan với sự mất nhiệt qua da, phổi. Sốt xảy ra khi vùng hạ đồi làm tăng thân nhiệt. Sốt thường là do đáp ứng của hệ miễn dịch đối với các tác nhân nhiễm khuẩn như vi khuẩn hoặc virus.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý, là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Điều quan trọng khi trẻ bị sốt là phải xác định được nguyên nhân để có phương án can thiệp kịp thời. Trẻ em bị sốt thường do nhiều nguyên nhân:
- Sốt do virus.
- Sốt do nhiễm trùng.
- Sốt do tiêm chủng.
- Sốt do mọc răng.
Trong đó, sốt virus là phổ biến và nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ.
Dấu hiệu nhận biết sốt virus ở trẻ em
- Sốt cao: Cách nhận biết sốt virus ở trẻ em so với những bệnh đường hô hấp khác là trẻ sốt cao trên 39 độ C, thậm chí có thể sốt lên 41 độ C. Đây là triệu chứng điển hình nhất của sốt virus. Sốt cao thường xuất hiện sau 3 - 5 ngày khởi phát bệnh và giảm dần. Trong cơn sốt, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng các loại thuốc hạ sốt thông thường.
- Đau người: Bên cạnh sốt cao, đau cơ bắp, đau toàn thân, đau đầu... là triệu chứng của sốt virus ở trẻ em bên cạnh sốt cao. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc.
- Rối loạn tiêu hóa: Trong một số trường hợp, trẻ bị sốt virus kèm rối loạn tiêu hóa với đặc điểm đi phân lỏng, có chất nhày, không có máu. Rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện cùng lúc hoặc muộn hơn vài ngày sau khi sốt.
- Phát ban: Phát ban thường xuất hiện 2 - 3 ngày sau sốt và tự lặn sau đó mà không để lại sẹo.
- Viêm long đường hô hấp: Ho, chảy nước mũi, hắt hơi, xuất hiện hạch ở đầu cổ, nôn nhiều... là những biểu hiện sốt virus ở trẻ em mà bố mẹ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên các bệnh lý hô hấp do vi khuẩn cần điều trị kháng sinh, còn sốt virus có thể khỏi mà không cần kháng sinh. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám để phát hiện đúng bệnh, từ có đó biện pháp điều trị phù hợp.
Sốt ảnh hưởng gì đến trẻ?
Tích cực:
Khi bị sốt, hệ miễn dịch trong cơ thể tăng cường hoạt động, kích thích khả năng đáp ứng miễn dịch và tiêu diệt kháng nguyên gây bệnh.
Chính vì vậy, khi cho trẻ tiêm chủng, nếu trẻ lên cơn sốt mà phải dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sẽ dẫn đến giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ.
Tiêu cực:
Sốt cũng có những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể. Sốt cao làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng quá mẫn, gây sốc, tăng tiêu hủy, dẫn đến giảm kẽm và sắt trong máu.
Ngoài ra, sốt còn khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn chất điện giải, gây ra co giật, rất nguy hiểm đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Đối tượng bị sốt cao có thể gặp phải các tổn thương thần kinh khác, chẳng hạn như mê sảng, lú lẫn, suy kiệt, mệt mỏi, suy tim, chán ăn, suy hô hấp...
Cách dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cho bé an toàn, chính xác
Đo nhiệt độ ở nách
Nách được xem là vị trí đo thân nhiệt chính xác và phổ biến nhất ở trẻ. Bạn có thể dùng nhiệt kế điện tử (đầu mềm hoặc đầu cứng) hoặc nhiệt kế thủy ngân để tiến hành đo nhiệt độ ở nách cho trẻ như sau:
Lưu ý: Khi tiến hành đo nhiệt độ ở nách cho trẻ, cần lau khô nách trẻ trước khi đo, để tránh mồ hôi, bụi bẩn làm ảnh hưởng đến nhiệt độ đo được.
- Dùng nhiệt kế thủy ngân: Bạn cần vẩy mạnh nhiệt kế theo hướng từ trên xuống, để cho cột thủy ngân tuột xuống vạch 35 độ C. Đặt phần đầu nhiệt kế vào vị trí hõm của nách bé, đồng thời mặt số nhiệt kế quay vào phía trong người trẻ. Giữ và kẹp tay trẻ sát thân bé trong vòng 5 phút, rồi đọc kết quả.
- Dùng nhiệt kế điện tử: Bạn chỉ cần bấm nút mở, rồi tiến hành đặt nhiệt kế điện tử vào phần hõm nách của bé. Giữ và kẹp tay bé vào sát thân cho đến khi nào nghe tiếng "bíp bíp" từ nhiệt kế, rồi lấy ra đọc kết quả.
Ưu điểm đo nhiệt độ ở nách:
- Dễ thao tác, cho độ chính xác cao.
- Chi phí mua nhiệt kế tương đối rẻ.
- Sử dụng phổ biến ở mọi lứa tuổi, vì vị trí đo nhiệt an toàn.
Nhược điểm đo nhiệt độ ở nách:
- Thường vị trí đo nhiệt độ ở nách từ 37.5 độ C trở lên được xem là trẻ đã bị sốt.
- Thời gian đo nhiệt độ khá lâu (nhiệt kế thủy ngân tầm 4 - 5 phút, nhiệt kế điện tử khoảng 2 - 3 phút) nên khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc.
- Cần thực hiện đúng trình tự để có được kết quả đo chính xác.
- Dùng nhiệt kế thủy ngân sẽ khó đọc kết quả, vì các vạch thường thường mờ và nhỏ.
>>> Cha mẹ cần biết: 5 cách đo nhiệt độ cho trẻ bạn cần biết!
Đo nhiệt độ cho trẻ ở miệng
Đo nhiệt độ ở miệng cũng giúp bạn xác định được thân nhiệt của trẻ hiện giờ là bao nhiêu? Bạn có thể dùng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử để tiến hành đo theo các bước sau:
Lưu ý:
- Cần rửa đầu nhiệt kế với nước lạnh và xà phòng, đảm bảo sạch và lau chùi khô trước khi sử dụng.
- Chỉ nên áp dụng với trẻ từ 4 - 5 tuổi trở lên.
- Tránh đo nhiệt độ ở miệng cho trẻ sau khi ăn, uống trong vòng 30 phút.
Dùng nhiệt kế thủy ngân: Cầm và vẩy mạnh nhiệt kế để cột thủy ngân xuống dưới vạch 35 độ C. Đặt đầu nhiệt kế dưới lưỡi của trẻ và dặn trẻ giữ ngậm bằng môi. Đảm bảo môi được giữ kín xung quanh nhiệt kế, khoảng 3 phút lấy ra đọc kết quả.
Dùng nhiệt kế điện tử: Mở máy và đặt đầu nhiệt kế ở vị trí dưới lưỡi của trẻ. Bảo trẻ ngậm kín môi xung quanh nhiệt kế, đợi khi nào có tiếng "bíp bíp" rồi lấy kết quả ra đọc.
Ưu điểm đo nhiệt độ ở miệng:
- Mang lại độ chính xác cao, ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác trong quá trình đo.
- Chi phí mua nhiệt kế rẻ.
- Thường nhiệt độ đo được 38 độ C trở lên được xác định là trẻ bị sốt.
Nhược điểm đo nhiệt độ ở miệng:
- Khó thực hiện đối với trẻ nhỏ tuổi, vì gây nguy hiểm nếu trẻ không biết cách ngậm nhiệt kế.
Đo nhiệt độ cho trẻ tại hậu môn
Để tiến hành đo thân nhiệt cho trẻ ở hậu môn, hay được gọi là trực tràng, bạn có thể dùng nhiệt kế điện tử hoặc thủy ngân đều được.
Lưu ý:
- Vệ sinh đầu nhiệt kế.
- Thoa chất bôi trơn, hoặc lượng nhỏ Vaseline vào đầu nhiệt kế.
Dùng nhiệt kế thủy ngân: Vẩy nhiệt kế để cột thủy ngân di chuyển xuống phía dưới vạch 35 độ C. Đặt trẻ nằm sắp hoặc nằm ngửa, rồi đưa nhẹ đầu nhiệt kế vào phần hậu môn cho đến khi không thấy phần đầu bạc của nhiệt kế nữa (phần đầu bạc khoảng 0.6 đến 1.3cm). Giữ khoảng 2 - 3 phút rồi lấy ra đọc kết quả.
Dùng nhiệt kế điện tử: Bật máy và tiến hành các bước lần lượt như việc dùng nhiệt kế thủy ngân. Tuy nhiên, sau khi nghe tiếng "bíp bíp" thì bạn lấy nhiệt kế ra đọc kết quả.
Ưu điểm đo nhiệt độ ở hậu môn:
- Có thể thực hiện với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.
- Độ chính xác cao, ít bị nhiễu.
- Thường đo nhiệt độ ở hậu môn từ 38 độ C trở lên là xác định trẻ bị sốt.
- Chi phí mua nhiệt kế rẻ.
Nhược điểm đo nhiệt độ ở hậu môn:
- Làm trẻ cảm thấy khó chịu.
- Cần thẩn trọng, vì đưa nhiệt độ không đúng cách sẽ dễ làm tổn thương phần hậu môn.
- Thời gian cho kết quả hơi lâu hơn.
- Cảm giác hơi mất vệ sinh.
Đo nhiệt độ cho trẻ ở tai
Phương pháp đo nhiệt độ ở tai cũng rất phổ biến, nhưng bạn cần sử dụng nhiệt kế điện tử hồng ngoại thay vì 2 loại nhiệt kế phổ biến như thủy ngân và điện tử thông thường.
Lưu ý:
- Không nên dùng phương pháp này đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Các bệnh lý ở tai và ống tai sẽ không làm ảnh hưởng đến kết quả đo nhiệt độ. Tuy nhiên, cần vệ sinh ráy tai trước khi đo nhiệt kế.
- Đợi khoảng 15 phút sau khi trẻ đi từ ngoài trời lạnh, rồi mới tiến hành đo thân nhiệt.
Trước tiên, bạn cần đặt trẻ ở tư thế ngồi thẳng đứng. Khi đưa phần đầu nhiệt kế vào bên trong lỗ tai, bạn kéo vành tai ra ngoài một chút rồi bấm nút máy đo. Giữ khoảng 2 - 3 giây rồi lấy ra đọc kết quả.
Ưu điểm đo nhiệt độ ở tai:
- Thời gian đo nhanh, ít gây ảnh hưởng đến trẻ.
- Độ chính xác cao, an toàn.
- Nhiệt độ đo ở tai từ 38 độ C trở lên nghĩa là trẻ bị sốt.
Nhược điểm đo nhiệt độ ở tai:
- Chi phí mua nhiệt kế khá cao nhưng có độ bền tốt.
Đo nhiệt độ cho bé ở trán
Cách đo nhiệt độ ở trán cũng rất phổ biến mà kết quả lại có rất nhanh chóng và chính xác. Bạn cần dùng đến nhiệt kế hồng ngoại đo trán với cách đo như sau:
Đưa phần đầu dò cách giữa trán của bé cách khoảng 1 - 3cm rồi bấm nút, sau đó mới áp vào trán của trẻ. Kết quả sẽ có sau khoảng 1 - 3 giây.
Ưu điểm đo nhiệt độ ở trán:
- Thời gian đo nhanh, dễ thực hiện, không làm ảnh hưởng đến trẻ.
- An toàn cao, có thể đo lúc bé đang ngủ.
- Nhiệt độ đo được ở trán từ 37.5 độ C trở lên nghĩa là trẻ bị sốt.
- Máy sẽ có cảnh báo sốt cao cho phụ huynh biết.
Nhược điểm đo nhiệt độ ở trán:
- Chi phí mua nhiệt kế cao
Mức nhiệt độ sốt ở trẻ và cách xử lý
Nhiệt độ bình thường của trẻ: Trong khoảng 36,5 độ C - 37,2 độ C (nhiệt độ được cặp nách).
Trẻ sơ sinh có thể bị hạ thân nhiệt ngay cả khi vào mùa hè, từ đó trẻ dễ bị các bệnh như viêm phổi. Do đó, cần cho trẻ nằm trong phòng thoáng, nhiệt độ phòng 28 - 30 độ C (lớn hơn 25 độ C), đủ ánh sáng. Không quấn trẻ quá kỹ dễ làm cho trẻ sốt, viêm da, và viêm phổi,...
Nếu nhiệt độ của trẻ lớn hơn 37,5 độ C: Cho trẻ nằm trong phòng thoáng, nới lỏng quần áo, dùng khăn ấm chườm cho trẻ ở các vị trí bao gồm: trán, nách, bẹn. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ.
Nếu lớn hơn 38,5 độ C đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.
Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 36 độ C ủ ấm tích cực cho trẻ bằng chăn hoặc bằng phương pháp da kề da.
Nhiệt độ bình thường ở các vùng khác nhau trên cơ thể trẻ:
- Đo hậu môn: Thân nhiệt trẻ sơ sinh từ 36,6 - 38 độ C.
- Nếu đo ở tai: Thân nhiệt trẻ sơ sinh từ 35,8 - 38 độ C.
- Đo ở miệng: Thân nhiệt trẻ sơ sinh từ 35,5 - 37,5 độ C.
- Đo ở nách: Thân nhiệt trẻ sơ sinh từ 34,7 - 37,3 độ C.
Để đảm bảo nhiệt độ cơ thể luôn trong trạng thái trao đổi bình thường, tốt nhất thân nhiệt của trẻ sơ sinh phải luôn duy trì ở mức từ 36 - 37°C. Nếu thân nhiệt chênh lệch với mức này, hoặc tăng thêm 1oC hoặc giảm xuống 1oC đều rất nguy hiểm.
Bình thường, nhiệt độ đo được ở khoang miệng luôn thấp hơn so với nhiệt độ ở hậu môn từ 0,3 - 0,5oC. Trong khi đó, nhiệt độ ở nách và cổ cũng luôn thấp hơn so với khoang miệng từ 0,3 - 0,5oC.
Lưu ý khi đo nhiệt độ cho bé
- Để có kết quả chính xác về nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý những điều sau khi đo nhiệt độ cho trẻ:
- Cho bé mặc quần áo vừa phải, không quá dày hay quá mỏng. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh không để bé vận động nhiều.
- Chỉnh nhiệt độ phòng ở mức trung bình.
- Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, đo nhiệt độ ở mông sẽ phản ánh đúng nhất về thân nhiệt của bé. Việc đo nhiệt độ tại miệng chỉ phù hợp với các bé từ 4 - 5 tuổi.
Hiện nay, nhiều mã nhiệt kế điện tử không những chỉ có chức năng đo thân nhiệt mà còn được nhà sản xuất trang bị thêm chức năng đo sữa, đo nước tắm cho bé... rất tiện lợi, tích hợp 2 chế độ đo trán và đo tai cho các cha mẹ dễ dàng kiểm tra thân nhiệt của con mình.
Bạn đang xem: Xác định nhiệt độ sốt của trẻ và cách xử lý
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?