Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là bao nhiêu?
Thông qua quá trình chuyển hóa mà năng lượng được tạo ra không ngừng trong cơ thể con người. Sự cân bằng thân nhiệt là điều kiện quan trọng để men tham gia vào chính quá trình chuyển hóa được hoạt động bình thường. Chính vì thế, theo dõi nhiệt độ cơ thể sẽ giúp bạn sớm phát hiện được những dấu hiệu bất thường và có hướng điều trị kịp thời nhất.
Theo dõi nhiệt độ cơ thể sẽ giúp bạn sớm phát hiện được những dấu hiệu bất thường và có hướng điều trị kịp thời nhất. Vậy nhiệt độ bình thường của cơ thể người là bao nhiêu, nhiệt độ thế nào là bất thường? Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này để có được câu trả lời nhé!
Tìm hiểu nhiệt độ bình thường của cơ thể người
Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là bao nhiêu?
Một cơ thể khỏe mạnh thường sẽ duy trì nhiệt độ trong một phạm vi hẹp bằng cách sử dụng các cơ chế cân bằng thân nhiệt. Phạm vi bình thường của nhiệt độ cơ thể là từ 36 đến 37,5°C. Nhiệt độ cơ thể thường được đo ở 3 vị trí sau:
- Ở trực tràng: Trong điều kiện bình thường, nhiệt độ đo ở trực tràng với độ sâu chuẩn là 5 đến 10cm sẽ dao động trong khoảng từ 36,3 đến 37,1°C.
- Ở miệng: Nhiệt độ đo ở miệng sẽ thấp hơn ở trực tràng 0,2 đến 0,6°C.
- Ở nách: Nhiệt độ đo ở nách thường thấp hơn trực tràng 0,5 đến 1°C. Kết quả đo ở nách có dao động nhiều hơn so với đo ở trực tràng, tuy nhiên vị trí này thường thuận tiện nhất để theo dõi thân nhiệt của con người.
Yếu tố nào ảnh hưởng tới nhiệt độ cơ thể con người?
Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới nhiệt độ của cơ thể, ví dụ như:
Tuổi tác và vị trí đo
Do trung khu điều hòa thân nhiệt của trẻ em chưa hoàn chỉnh nên trẻ em thường sẽ có thân nhiệt cao hơn người lớn. Người già kém vận động nên nhu cầu chuyển hóa và hấp thu thấp nên thân nhiệt của họ thường sẽ thấp hơn người trẻ.
Bên cạnh đó, cứ sau khoảng 10 năm, nhiệt độ cơ thể con người lại có một chút thay đổi và thường sẽ giảm dần theo tuổi. Vì thế mới có sự khác biệt giữa thân nhiệt của người già với trẻ nhỏ.
Ngoài ra, vị trí đo nhiệt độ khác nhau cũng làm kết quả khác nhau.
Bạn có thể tham khảo bảng thân nhiệt bình thường ở các vị trí đo khác nhau theo từng độ tuổi theo "Tổ chức Y tế Thế Giới" dưới đây:
Nhiệt độ (°C) | 0 đến 2 tuổi | 3 đến 10 tuổi | 11 đến 65 tuổi | Trên 65 tuổi |
Đo ở miệng | 36,4 đến 38°C | 35,5 đến 37,5°C | 36,4 đến 37,5°C | 35,7 đến 36,9°C |
Đo ở hậu môn | 36,6 đến 38°C | 36,6 đến 38°C | 37 đến 38,1°C | 36,2 đến 37,3°C |
Đo ở nách | 34,7 đến 37,3°C | 35,8 đến 36,7°C | 35,2 đến 36,8°C | 35,5 đến 36,3°C |
Đo ở tai | 36,4 đến 38°C | 36,1 đến 37,7°C | 35,8 đến 37,6°C | 35,7 đến 37,5°C |
Thân nhiệt | 36,4 đến 37,7°C | 36,4 đến 37,7°C | 36,8 đến 37,8°C | 35,8 đến 37,1°C |
Chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ
Thân nhiệt sau ngày rụng trứng có thể tăng hơn trước ngày rụng trứng khoảng 0,3 đến 0,5°C. Ngoài ra, những tháng cuối thai kỳ, thân nhiệt của bà bầu cũng có thể tăng thêm 0,5 đến 0,8°C.
Đây cũng chính là lý do mà nhiều chị em thường sử dụng nhiệt kế điện tử để theo dõi thân nhiệt nhằm tránh thai hoặc thụ thai theo ý muốn.
Vận cơ
Nhiệt độ trực tràng có thể lên đến 38,5 đến 40°C khi bạn lao động thể lực nặng hoặc lên đến 41°C khi vận cơ quá mức và kéo dài.
Nhịp sinh học
Thân nhiệt thường sẽ tăng nhẹ vào sáng sớm, giảm tối thiểu vào buổi đêm khi đang ngủ và đạt tối đa vào buổi chiều. Nhiệt độ cơ thể có thể thay đổi từ 0,5 đến 1°C trong ngày.
Bệnh lý
Một số bệnh lý có thể làm tăng thân nhiệt như nhiễm trùng, cường giáp hoặc u tuyến thượng thận... Còn giảm thân nhiệt có thể gặp trong bệnh tả khi cơ thể giá lạnh hoặc suy giáp...
Nhiệt độ thế nào là bất thường cần đi khám?
Khi bạn cảm nhận thân nhiệt của mình tăng lên, đồng thời có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, nóng bừng thì bạn nên sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ. Dưới đây sẽ là những trường hợp thân nhiệt tăng mà bạn cần đi khám ngay:
Trẻ em dưới 3 tháng tuổi
Bạn có thể cho bé nằm sấp, sau đó thoa một chút dầu bôi trơn vào phần cuối nhiệt kế. Tiếp theo, bạn nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào hậu môn của bé cho đến khi không còn nhìn thấy phần đầu bạc của nhiệt kế nữa. Giữ nhiệt kế trong khoảng 2 phút (với nhiệt kế thủy ngân) và 1 phút (với nhiệt kế điện tử) là được.
Nếu nhiệt độ đo được là 38°C hoặc cao hơn thì bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
Trẻ em dưới 4 tuổi
Với trẻ dưới 4 tuổi, bạn có thể kẹp nhiệt kế ở nách để đo nhiệt độ. Nếu nhiệt độ của bé từ 37,2°C trở lên thì được coi là sốt.
Các trường hợp sốt cao cần đi khám:
- Trẻ em từ 3 đến 6 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể lên đến 38,9°C kèm theo các biểu hiện như cáu gắt bất thường, khó chịu.
- Trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể trên 38,9°C kéo dài hơn một ngày, không có triệu chứng khác.
- Trẻ em từ 2 đến 4 tuổi: Nhiệt độ cơ thể lên đến 38,9°C kéo dài hơn 3 ngày kèm theo biểu hiện cáu gắt bất thường, khó chịu hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.
Trẻ em trên 4 tuổi
Với các bé từ 4 tuổi trở lên, bạn có thể đo nhiệt độ ở miệng để có kết quả chuẩn xác nhất. Nếu nhiệt độ đo ở miệng của bé từ 37,8°C trở lên là sốt. Cần đi khám bác sĩ khi nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao 38,9°C kèm theo biểu hiện khó chịu, kéo dài hơn 3 ngày hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.
Người lớn
Nếu người lớn sốt liên tục 39,4°C hoặc sốt liên tục trong 3 ngày, không đáp ứng thuốc điều trị cần đi khám ngay.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được nhiệt độ bình thường của cơ thể người là bao nhiêu. Hãy luôn lắng nghe cơ thể để phát hiện được những thay đổi nhằm có được hướng xử lý kịp bằng cách trang bị những chiếc nhiệt kế điện tử tại gia đình.
Bạn đang xem: Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là bao nhiêu?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Tắm đêm có tốt không? Tắm khuya, tắm muộn có tác hại gì?
- Tế bào gốc là gì? Ứng dụng tế bào gốc trong y học và thẩm mỹ
- Quả đào tiên có tác dụng gì? Quả đào tiên có ăn được không?
- Cách trị nám bằng lá tía tô thế nào? Lá tía tô có trị nám được không?
- Hiện tượng hắt xì hơi (nhảy mũi) theo giờ, liên tục nói lên điều gì?