Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường không?
Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường không? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Tụt huyết áp có nên uống nước đường, ăn đồ ngọt không? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Xem nhanh nội dung
Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường không?
Tụt huyết áp uống trà đường được không? Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người đặt ra. Theo quan niệm của không ít người, cứ hễ bị tụt huyết áp là lập tức uống ngay một cốc nước đường. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị tụt huyết áp sau khi được cho uống đường thì tình trạng này còn trầm trọng hơn. Vậy thực hư câu chuyện này như thế nào?
Theo các chuyên gia, tụt huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu người đó bị huyết áp thấp, hạ huyết áp do hạ đường huyết thì có thể cho họ uống một cốc nước đường hoặc ăn chút đồ ngọt để ổn định huyết áp.
Tuy nhiên nếu hạ huyết áp do các nguyên nhân khác mà lại lạm dụng uống quá nhiều nước đường hoặc ăn nhiều đồ ngọt thì có thể vô tình khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Khi huyết áp tụt nên uống gì? Cách xử lý khi bị tụt huyết áp chuẩn nhất
Huyết áp tụt uống gì là chuẩn nhất? Cách xử lý tụt huyết áp như thế nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo dưới đây để có được câu trả lời bạn nhé.
Khi gặp người bị tụt huyết áp, bạn cần xác định người đó có bị tiền sử tiểu đường không. Nếu không thì cần loại bỏ khả năng bị hạ đường huyết và tập trung sơ cứu hạ huyết áp.
Các bước tiến hành sơ cứu cho người bệnh như sau:
- Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống bề mặt phẳng, dùng gối kê đầu và chân. Lưu ý nên kê chân cao hơn so với đầu.
- Sau đó, bạn cho bệnh nhân uống một cốc nước trà gừng ấm, nước, cafe, chè đặc... hoặc thức ăn đậm muối. Những đồ uống và thức ăn đậm muối sẽ giúp cơ thể họ dễ chịu trở lại. Trong trường hợp không có sẵn những thức ăn, đồ uống như vậy thì nên cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc để giúp kích thích nhịp tim, nâng chỉ số huyết áp tạm thời. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bệnh nhân ăn một chút socola để giúp bảo vệ thành mạch máu, giữ huyết áp ổn định hơn.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho bệnh nhân uống thuốc điều trị huyết áp thấp nếu cần thiết.
- Trong trường hợp bệnh nhân tỉnh táo, có dấu hiệu cải thiện hơn thì đỡ họ ngồi dậy từ từ, đồng thời cần nhắc họ cử động chân tay trước khi ngồi dậy. Còn nếu thấy bệnh nhân không có dấu hiệu đỡ hơn, bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
>>> Xem thêm:
- Đo huyết áp tay nào & Tư thế đo huyết áp chuẩn mới cho kết quả chính xác
- Đọc đúng chỉ số trên máy đo huyết áp điện tử phòng tránh đột quỵ
- Huyết áp kẹp: Những điều cần biết về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được tụt huyết áp có nên uống nước đường, ăn đồ ngọt không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng.
Bạn đang xem: Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt, uống nước đường không?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 6 cách khử tĩnh điện mùa đông, mùa hanh khô hiệu quả nhất
- Cách uống nước đúng cách, đúng giờ để đẹp da và khỏe mạnh
- Bao nhiêu độ là sốt ở người lớn, trẻ em? Sốt cao, sốt nhẹ là bao nhiêu độ?
- Ăn chuối nhiều có tốt không? Một ngày nên ăn mấy quả chuối?
- Tụt huyết áp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu tụt huyết áp
- Tại sao người già, người lớn tuổi không nên ăn nhiều mỡ?