Tụt huyết áp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu tụt huyết áp

Tụt huyết áp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu tụt huyết áp như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Bị tụt huyết áp là gì?

Bị tụt huyết áp hay còn gọi là hạ huyết áp, huyết áp thấp chính là hiện tượng huyết áp giảm đột ngột dưới 90/60 mmHg, nghĩa là huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.

Chứng hạ huyết áp còn được chia làm nhiều loại, cụ thể như:

  • Hạ huyết áp tư thế đứng: Tức là hiện tượng hạ huyết áp đột ngột khi bạn đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm.
  • Hạ huyết áp sau khi ăn: Thường xảy ra từ 1 đến 2 giờ sau khi ăn và chủ yếu ở người lớn tuổi.
  • Huyết áp thấp do tín hiệu não bị lỗi (Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh).
  • Huyết áp thấp do tổn thương hệ thần kinh (Teo nhiều hệ thống kèm theo hạ huyết áp tư thế đứng).

Tụt huyết áp là gì

Tụt huyết áp có nguy hiểm không? Dấu hiệu tụt huyết áp là gì?

Dưới đây là một số triệu chứng tụt huyết áp để bạn tham khảo:

  • Choáng váng đầu óc
  • Chóng mặt
  • Hồi hộp, tim đập nhanh
  • Nặng hơn có thể là gây lơ mơ, lú lẫn hoặc ngất xỉu, thậm chí mất ý thức...

Tụt huyết áp có nguy hiểm không? Khu huyết áp đột ngột giảm, não và các cơ quan khác trong cơ thể sẽ không nhận đủ lượng máu cùng các dưỡng chất nên có thể gây ra hiện tượng thiếu máu não, chết não, nguy hiểm tới tính mạng.

Đặc biệt nếu giảm huyết áp đột ngột khi đang làm việc, đang lái xe hay di chuyển thì vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây nên chấn thương, gây tai nạn cho chính người bị giảm huyết áp hoặc cho những người khác.

Chứng giảm huyết áp là một chứng bệnh nguy hiểm, vậy nên nếu có các dấu hiệu giảm huyết áp, người bệnh cần được phát hiện sớm để có cách sơ cứu đúng cách, tránh gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

Dấu hiệu tụt huyết áp

Nguyên nhân gây tụt huyết áp là gì?

Trên thực tế có khá nhiều nguyên nhân gây tụt huyết áp, ví dụ như:

  • Khi cơ thể bị mất quá nhiều nước do mồ hôi, tiêu chảy cấp, nôn ói hay chảy máu ồ ạt... khiến cho thể tích dịch tuần hoàn giảm cũng là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tụt.
  • Ngoài ra, nguyên nhân thường gặp nữa đó chính là do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị huyết áp cao hay nhóm thuốc lợi tiểu. Các nhóm thuốc giãn mạch trong quá trình điều trị cao huyết áp cũng có thể là nguyên nhân khiến huyết áp giảm nếu sử dụng liều không đúng.
  • Những người khỏe mạnh cũng có thể bị giảm huyết áp đột ngột sau khi tắm nước nóng, xông hơi hoặc tắm hơi.
  • Người cao tuổi bị biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường cũng dễ bị hạ huyết áp thể đứng.'
  • Ngoài ra còn có một số trường hợp tụt huyết áp do suy tim nặng, sốc nhiễm trùng, sốc phản vệ, do thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc do thai kỳ gây ra.

Cách chữa tụt huyết áp, cách xử lý tụt huyết áp

Khi thấy người bị tụt huyết áp, cần phải hết sức bình tĩnh, từ từ dìu người bệnh ngồi hoặc nằm xuống bề mặt phẳng rồi dùng gối kê cao đầu và chân cho họ sao cho chân cao hơn đầu.

Sau đó, cho người bệnh uống các loại nước có tính ấm như trà gừng, chè đặc... hoặc thức ăn mặn để họ thấy dễ chịu trở lại. Trong trường hợp không có những thức uống đó, có thể cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc.

Tiếp đến, hãy cho bệnh nhân ăn một chút socola để bảo vệ thành mạch máu và giữ huyết áp ổn định.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để cho bệnh nhân uống thuốc tăng huyết áp.

Nếu thấy bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện thì đỡ họ ngồi dậy và nhắc họ cử động chân tay trước khi ngồi. Còn nếu không thấy đỡ khi đã sơ cứu, cần đưa họ đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Nguồn tham khảo: Medlatec.vn, vinmec.com

Tụt huyết áp là gì

>>> Xem thêm:

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết tụt huyết áp là gì, nguyên nhân, dấu hiệu tụt huyết áp như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng.

Bạn đang xem: Tụt huyết áp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu tụt huyết áp

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết