6 cách khử tĩnh điện mùa đông, mùa hanh khô hiệu quả nhất

Bạn đã bao giờ gặp hiện tượng tĩnh điện, chạm vào đồ vật mà bị giật tanh tách, đặc biệt khi mùa đông tới hoặc thời tiết hanh khô chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hiện tượng này và cách khử tĩnh điện mùa đông hiệu quả nhất nhé!

Tĩnh điện là gì?

Trên bề mặt đồ vật sẽ có sự tích tụ các điện tích. Khi 2 vật tiếp xúc với nhau, điện tích sẽ dịch chuyển từ vật này qua vật kia dẫn đến sự dư thừa điện tích dương trên 1 vật và thừa điện tích âm trên vật còn lại, dẫn đến việc mất cân bằng điện tích. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tĩnh điện.

Tĩnh điện là gì?

Đối với con người, cơ thể con người là một bộ máy điện hóa đặc biệt có thể tạo ra một lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây tê khi vô tình ma sát với 1 vật nào đó. Vì vậy, khi chải tóc, mặc quần áo hay chạm vào tay nắm cửa bằng kim loại, chạm vào chăn… bạn sẽ nghe thấy tiếng nổ lách tách hoặc có tia lửa lóe lên, cảm giác hơi tê tay. Đặc biệt, hiện tượng này xảy ra nhiều và cảm nhận rõ nhất vào mùa đông hay khi thời tiết hanh khô. Tại sao vậy? META sẽ chia sẻ tới bạn ngay dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tĩnh điện

“Thủ phạm” gây ra tĩnh điện chính là độ ẩm (hơi nước) trong không khí sụt giảm. Nước chính là một chất dẫn điện tốt, nó sẽ đưa các electron di chuyển ra khỏi cơ thể con người trước khi chúng tích tụ lại quá nhiều, gây nên hiện tượng tĩnh điện. Vào mùa đông hay thời tiết khô hanh, độ ẩm trong không khí thấp nên bạn sẽ thường gặp phải hiện tượng này hơn vào mùa hè.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tĩnh điện

Có nhiều thắc mắc về việc người bị nhiễm tĩnh điện có nguy hiểm không? Câu trả lời là không. Bởi dòng điện do quá trình tĩnh điện tạo ra rất nhỏ, không ảnh hưởng đến cơ thể hay sức khoẻ, cũng không đến mức gây sốc, giật tê đối với người bị tác động. Mặc dù không gây ảnh hưởng với sức khỏe nhưng tĩnh điện lại khiến bạn cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt như: Tóc dựng ngược một cách kỳ quặc, kéo và mặc quần áo khó khăn hơn… Vậy làm thế nào để khử tĩnh điện mùa đông và thời tiết hanh khô hiệu quả nhất? Dưới đây META sẽ chia sẻ tới bạn một số biện pháp để khắc phục hiện tượng này.

Cách khử tĩnh điện mùa đông, mùa hanh khô

Tăng cường độ ẩm cho không khí

Vào mùa đông, không khí trở nên khô hơn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tĩnh. Vì thế để hạn chế hiện tượng này, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm (máy phun sương tạo độ ẩm) để bổ sung hơi nước để tăng độ ẩm không khí.

Tăng cường độ ẩm cho không khí

Thiết bị này sẽ khuếch tán các phân tử nước dạng siêu mịn ra môi trường vì thế sẽ tái tạo và cân bằng độ ẩm trong không khí một cách tự nhiên. Không chỉ giúp khử hiện tượng tĩnh điện, thiết bị này còn giúp bạn không cảm thấy khô da, đau họng do cơ thể bị mất nước nữa. Đặc biệt, một số dòng máy tạo ẩm còn được trang bị thêm bộ phận lọc không khí, giúp không khí trong phòng được lọc sạch bụi bẩn nên rất tốt cho sức khỏe.

Chọn chất liệu quần áo ít tĩnh điện

Những trang phục có chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon sẽ gây hiện tượng tĩnh điện rất cao. Vì vậy, bạn nên sử dụng quần áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton. Nếu quần áo vẫn bị tĩnh điện, bạn có thể chà xát quần áo bằng giấy thơm sấy quần áo hoặc xịt một chút keo xịt tóc.

Chọn chất liệu quần áo ít tĩnh điện

Không đi giày dép bằng chất liệu cao su

Cao su là chất liệu cách điện mạnh, làm tăng khả năng tĩnh điện khi vô tình đi qua tấm thảm bằng len, ni lông… Vì vậy, thay vì bạn đi giày dép bằng cao su, bạn nên chọn những đồ dùng này làm bằng chất liệu da. Nếu có thể bạn nên đi chân trần trong nhà.

Không đi giày dép bằng chất liệu cao su

Xoa kem dưỡng ẩm cho da thường xuyên

Việc thoa kem dưỡng ẩm cho da khi thời tiết hanh khô không chỉ giúp da đẹp hơn mà còn là phương pháp tránh gây tĩnh điện hiệu quả. Vì thế bạn hãy chú ý thoa lotion lên người khi bước ra khỏi phòng tắm và trước khi mặc quần áo, hoặc thỉnh thoảng thoa lên da tay nhé!

Xoa kem dưỡng ẩm cho da thường xuyên

Ngăn ngừa tĩnh điện khi giặt quần áo

Trong quá trình giặt quần áo, bạn áp dụng bí quyết này sẽ giúp quần áo mềm hơn mà có thể ngăn chặn được việc tích điện và sự hình thành tĩnh điện đấy.

Bạn cho khoảng 1/4 cốc muối nở vào lồng giặt của máy giặt trước khi khởi động máy. Muối nở sẽ tạo nên một rào chắn giữa các điện tích âm và dương nên hạn chế được hiện tượng tĩnh điện trên quần áo.

Ngăn ngừa tĩnh điện khi giặt quần áo

Sử dụng giấy sấy quần áo khi dùng máy sấy quần áo

Giấy sấy quần áo (giấy thơm quần áo hay Dryer sheet) là một loại giấy thường được dùng trong quá trình sấy khô quần áo. Sử dụng giấy thơm quần áo không những giúp quần áo của bạn thơm tho, mềm mại mà còn có thể cân bằng điện tích trên quần áo khi sấy. Vì vậy, khi cho đồ vào máy sấy quần áo, bạn nên cho thêm 1 vài tờ Dryer sheet vào cùng để hạn chế hiện tượng tĩnh điện hình thành.

Sử dụng giấy sấy quần áo khi dùng máy sấy quần áo

Nếu không có giấy Dryer sheet thì bạn có thể cho một mảnh vải ẩm vào thời điểm 10 phút cuối của chu trình sấy và điều chỉnh nhiệt độ sấy ở mức thấp nhất. Sau khi sấy quần áo xong, bạn nên lấy ra và giũ quần áo cho phẳng phiu, ngừa hình thành tĩnh điện.

Trên đây, META.vn đã chia sẻ tới bạn các thông tin về hiện tượng tĩnh điện mùa đông, mùa khô hanh và 6 cách khắc phục những khó chịu do hiện tượng này gây ra. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích với bạn.

Bạn đang xem: 6 cách khử tĩnh điện mùa đông, mùa hanh khô hiệu quả nhất

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết