Trứng ngỗng có tác dụng gì? Bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào, cần lưu ý gì?

Theo quan niệm của nhiều người, ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ bổ sung canxi, giúp cho thai nhi phát triển thông minh, khỏe mạnh. Vậy trứng ngỗng có tác dụng gì, bà bầu ăn trứng ngỗng có thực sự tốt không? Hãy cùng META tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây nhé!

Theo quan niệm của nhiều người, ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ bổ sung canxi, giúp cho thai nhi phát triển thông minh, khỏe mạnh.

Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, kích cỡ to hơn trứng gà và trứng vịt, được cho rằng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao.

Để biết trứng ngỗng có tác dụng gì, bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không thì trước hết, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng như thế nào. Cụ thể, giá trị dinh dưỡng trong 100gr trứng ngỗng như sau:

  • 13gr protein
  • 14,2 gam lipid
  • 71mg canxi
  • 210mg phosphor
  • 16mg magie
  • 3,2mg sắt
  • 360mcg vitamin A
  • 0,15mg vitamin B1
  • 0,3mg vitamin B2
  • 0,1mg vitamin PP

Trứng ngỗng có kích thước lớn hơn trứng gà, trứng vịt

Trứng ngỗng có tác dụng gì?

Hiện nay, chưa có cơ sở khoa học chứng minh ăn trứng ngỗng tốt hơn trứng gà, thậm chí một số vitamin và khoáng chất trong trứng gà có hàm lượng cao hơn trong trứng ngỗng. Có điều, với thành phần dinh dưỡng như trên thì trứng ngỗng cũng là một thực phẩm bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. 

Một số lợi ích của trứng ngỗng:

  • Cung cấp protein: Lượng protein trong trứng ngỗng khá dồi dào, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ phát triển cơ bắp. 
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin và khoáng chất có trong trứng ngỗng giúp hệ miễn dịch được tăng cường, khả năng phòng chống một số bệnh của cơ thể tốt hơn.
  • Tốt cho máu: Thành phần sắt trong trứng ngỗng giúp bổ sung sắt cho cơ thể, đây là nguyên tố rất cần thiết cho bà bầu, giúp bổ máu, hỗ trợ chữa chứng thiếu máu do thiếu sắt.
  • Làm đẹp da: Cũng giống như trứng gà, bạn có thể sử dụng lòng trắng trứng ngỗng để làm mặt nạ dưỡng da. Lượng albumin sẵn có trong trứng ngỗng giúp tăng độ đàn hồi cho làn da, hỗ trợ điều trị một số vấn đề cho da như mụn, nám. 

Trứng ngỗng mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? Ăn khi nào?

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?

Có thể thấy, trong trứng ngỗng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các bà bầu có thể sử dụng thêm trứng ngỗng để bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé trong thai kỳ và cho bữa ăn thêm đa dạng.

Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn trứng ngỗng quá thường xuyên vì ăn nhiều quá bất kỳ thực phẩm nào đều không hẳn là tốt. Hơn nữa, thành phần lipid trong trứng ngỗng có hàm lượng khá lớn, các bà bầu được chẩn đoán có nguy cơ tiền sản giật nên hạn chế ăn.

Trứng ngỗng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu

Bầu mấy tháng ăn trứng ngỗng?

Theo kinh nghiệm từ những người đi trước truyền lại, bà bầu có thể ăn trứng ngỗng từ tháng thứ ba của thai kỳ. Lúc này, thai kỳ đã ổn định hơn, thai nhi cũng cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển khỏe mạnh. Còn trong 3 tháng đầu, đây là thời điểm nhiều bà bầu thường ốm nghén, việc ăn uống gặp khó khăn. Do đó, ăn trứng ngỗng có thể gây khó tiêu do hàm lượng chất dinh dưỡng trong trứng ngỗng cao. 

Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là phù hợp?

Trứng ngỗng khá to (kích thước gần bằng 3 quả trứng gà ta), lại có hàm lượng dinh dưỡng cao, vì vậy, bà bầu chỉ nên bổ sung 1-2 lần một tuần chứ không nên ăn thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Mỗi lần số lượng sử dụng là 1 quả.

Cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu

Giống như các loại trứng khác, bạn có thể chế biến trứng ngỗng bằng cách luộc, chiên, kho, làm bánh. Các bà bầu lưu ý nên ăn trứng đã chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Trứng ngỗng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau cho bà bầu

Lưu ý khi ăn trứng ngỗng

Khi ăn trứng ngỗng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Trong trứng ngỗng có hàm lượng lipid và cholesterol khá cao, đây là những chất không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều. Những người bị béo phì, thừa cân, mắc bệnh tim mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, tiểu đường nên hạn chế ăn trứng ngỗng.
  • Phụ nữ có thai cũng không nên sử dụng trứng ngỗng thường xuyên bởi nó làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ. Ăn trứng ngỗng khi mang thai không nên quá 3 lần/tuần. Đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng khác là yếu tố quan trọng nhất chứ không chỉ phụ thuộc vào một nguồn dinh dưỡng. 
  • Hơn nữa, trứng ngỗng khó tìm hơn trứng gà hay trứng vịt, do đó cũng không nhất thiết phải tìm ăn bằng được loại trứng này. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung dinh dưỡng qua một khẩu phần ăn đa dạng thức ăn theo mùa cùng các loại trứng gà, trứng vịt như thông thường. 

Không nên ăn trứng ngỗng quá nhiều

Trên đây là những thông tin về trứng ngỗng, giúp bạn biết trứng ngỗng có tác dụng gì, bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không. META hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Bạn đang xem: Trứng ngỗng có tác dụng gì? Bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào, cần lưu ý gì?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết