Tinh dầu (essential oil) là gì? Mùi tinh dầu nào dễ chịu nhất?
Trong những ngày đông giá lạnh hay những lúc mệt mỏi, đốt chút tinh dầu trong phòng sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp, dễ chịu hơn. Vậy tinh dầu là gì mà có tác dụng lớn đến thế? Mùi tinh dầu nào là dễ chịu nhất? Hãy cùng META tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Trong những ngày đông giá lạnh hay những lúc mệt mỏi, đốt chút tinh dầu trong phòng sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp, dễ chịu hơn.
Tinh dầu (essential oil) là gì? Mùi tinh dầu nào dễ chịu nhất?
Tinh dầu (essential oil) là gì?
Tinh dầu (essential oil) là một từ chúng ta thường hay được nghe nhắc đến tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về sản phẩm này. Vậy tinh dầu (essential oil) là gì?
Tinh dầu (tiếng Anh là essential oil) là một chất lỏng được chiết xuất từ những bộ phận nhất định của các loài thực vật, ví dụ như lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây... Các bộ phận này được tách chiết thông qua phương pháp tách chiết dung môi, giúp lưu giữ lại tối đa hương thơm, hương vị và “nhựa sống” của loại thực vật đó.
Có thể nói rằng, tinh dầu chính là sự hội tụ tất cả những gì tinh túy nhất của nhiều loài cây khác nhau, hòa quyện mang đến cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời. Sức sống, sự thanh khiết, ôn hòa tỏa ra từ tinh dầu được cho là mạnh hơn 50 -100 lần so với những loại thảo dược sấy khô thông thường.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, bằng các phương pháp chưng cất đặc biệt như chưng cất hơi nước, chiết tách, tổng hợp... con người đã làm ra các mùi hương khác nhau từ các loại thực vật trong thiên nhiên. Thậm chí, các loại tinh dầu ngày nay không chỉ được tách từ một loại cây mà có thể là sự hòa trộn từ 50 đến 500 loài thực vật khác nhau.
Đa số các loại tinh dầu nguyên chất đều có dạng dung dịch không màu, nhưng cũng có một số loại có màu vàng hoặc hổ phách rất đẹp mắt. Tinh dầu nguyên chất thường có xu hướng thay đổi nhanh chóng từ trạng thái lỏng hoặc rắn sang khí ở nhiệt độ phòng, do vậy chúng rất dễ bay hơi và mùi thơm có xu hướng phai nhanh hơn các loại tinh dầu kém chất lượng. Tuy nhiên, tinh dầu nguyên chất có mùi thơm rất mạnh, độ lan tỏa cao và hương thơm dễ chịu hơn nhiều so với các loại tinh dầu hóa học kém chất lượng. Vậy, mùi tinh dầu nào là dễ chịu nhất?
>>> Tham khảo thêm: Có nên sử dụng máy khuếch tán tinh dầu? Lợi ích của thiết bị này với gia đình?
Mùi tinh dầu nào dễ chịu nhất?
Mùi hương của tinh dầu là một trong những yếu tố quyết định để lựa chọn tinh dầu ngoài tác dụng trị liệu tốt cho sức khỏe. Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng tinh dầu, hãy thử lựa chọn một số loại tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, cơ bản và có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn cùng gia đình.
Tinh dầu sả chanh (lemongrass)
Tinh dầu sả chanh (lemongrass) là một trong những loại tinh dầu có mùi thơm dễ chịu và được nhiều người yêu thích nhất. Với mùi chanh thoang thoảng hòa quyện cùng hương sả, tinh dầu sả chanh có tác dụng sát khuẩn, khử mùi mạnh nên vừa có thể thanh lọc không khí, chữa bệnh ngoài da, trị bệnh hô hấp, vừa có thể giảm đau đầu, làm dịu cảm xúc, thư giãn tinh thần hiệu quả. Ngoài ra, người ta cũng thường xuyên sử dụng tinh dầu sả chanh để xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng trong phòng. Tinh dầu sả chanh có màu hơi ngả vàng, là lựa chọn hoàn hảo cho không gian phòng khách, phòng ngủ cũng như phòng làm việc.
>>> Tham khảo:
- 6 bước làm tinh dầu sả đuổi muỗi, đề phòng cảm cúm mùa đông
- Tinh dầu sả chanh có tác dụng gì với sức khỏe và làm đẹp?
Tinh dầu bạc hà (peppermint)
Tinh dầu bạc hà (peppermint) được chiết xuất từ những lá bạc hà nguyên chất 100%, từ lâu đã nổi tiếng với mùi hương thơm mát dễ chịu, giúp tỉnh táo tinh thần, tạo cảm giác năng động vui vẻ. Tinh dầu bạc hà giúp tinh thần tỉnh táo, trị buồn nôn, đau bụng, hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, tăng năng lượng làm việc, giảm căng thẳng mệt mỏi… và đuổi côn trùng, đuổi chuột rất tốt. Tinh dầu bạc hà nguyên chất là lựa chọn hợp lý tạo mùi hương thơm mát dễ chịu cho không gian phòng khách.
Khi dùng để trị bệnh về da, bạn nên pha tinh dầu bạc hà với dầu nền theo tỉ lệ 1%, có thể nhỏ vào khăn tay để làm dịu cơn nhức đầu, buồn nôn, say tàu xe... Thành phần chính của tinh dầu bạc hà là menthol, không độc nhưng cần tránh tiếp xúc với mắt cũng như không được dùng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
>>> Tham khảo thêm: Các loại tinh dầu có tác dụng đuổi muỗi
Tinh dầu bưởi (grapefruit)
Tinh dầu bưởi grapefruit được chiết xuất từ vỏ của quả bưởi hồng grapefruit Ấn Độ có mùi hương tươi mát, dịu ngọt giúp tăng cảm giác tích cực, vui vẻ và hứng khởi trong cuộc sống. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tích cực trong việc khử mùi không khí, tạo hương thơm mát dễ chịu, giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc hiệu quả. Hương bưởi giúp thanh lọc không khí, cho không gian trong lành, gần gũi với thiên nhiên, phù hợp cho cả người già, trẻ em và những người mới ốm dậy, đang cần phục hồi. Bạn có thể dùng tinh dầu vỏ bưởi để xông, tắm, gội đầu và massage giúp thư giãn tinh thần, thoải mái, kích thích mọc tóc.
Tinh dầu oải hương (lavender)
Hoa oải hương là một trong những loại hoa được rất nhiều người yêu thích bởi màu tím mộng mơ và mùi hương rất êm dịu. Cũng như những bông hoa oải hương, tinh dầu oải hương lavender có mùi thơm ngọt, hương gỗ, nhẹ và ấm. Nó mang tới mùi hương của sự trầm lắng sâu sắc và có tác dụng tuyệt vời trong việc thư giãn, giúp giấc ngủ ngon, hỗ trợ điều trị trầm cảm... và đặc biệt, tinh dầu hoa oải hương có tác dụng làm đẹp da rất hiệu quả. Người ta thường nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương vào bồn tắm, máy khuếch tán tinh dầu hoặc nhỏ lên gối để giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
>>> Xem thêm: Tinh dầu oải hương có tác dụng gì?
Tinh dầu ngọc lan tây (ylang ylang)
Tinh dầu hoa ngọc lan tây từ lâu đã nổi tiếng là loại tinh dầu mang mùi hương thơm ngọt ngào, nữ tính và rất dễ chịu do thuộc nhóm Hoa, nhóm có mùi hương truyền thống được sử dụng nhiều nhất trong nước hoa. Mùi thơm của tinh dầu ylang ylang được biết đến với tác dụng tuyệt vời để làm dịu, giảm căng thẳng, stress, buồn nôn, đau đầu, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng sự lãng mạn cho cặp đôi... và kích thích mọc tóc. Giống như các loại tinh dầu khác, tinh dầu ngọc lan tây được sử dụng để xông thơm phòng, treo xe, nhỏ vào bồn tắm hoặc pha với dầu nền để massage dưỡng da.
Tinh dầu phong lữ (geranium)
Tinh dầu hoa phong lữ được chiết xuất từ những bông hoa phong lữ xinh đẹp, với mùi hương rất riêng biệt và mạnh mẽ, đây là một trong những loại tinh dầu có mùi hương dễ chịu được cánh mày râu rất yêu thích. Tinh dầu phong lữ geranium có mùi hương đặc trưng thiên về tông ngọt ngào, ấm áp giúp cân bằng cảm xúc, giảm căng thẳng thần kinh, trầm uất, tăng tuần hoàn máu, chữa bỏng, làm lành nhanh các vết thương và chăm sóc da. Đặc biệt mùi hương phong lữ có thể phối trộn phù hợp với hầu hết các mùi hương tinh dầu khác.
>>> Tham khảo thêm: 5+ Máy khuếch tán tinh dầu cao cấp được đánh giá cao nhất hiện nay
Tinh dầu gỗ hồng (rosewood)
Tinh dầu gỗ hồng rosewood thuộc nhóm Gỗ, có mùi hương ấm áp đặc trưng của cây gỗ hồng. Tinh dầu gỗ hồng là một trong những loại tinh dầu có giá trị kinh tế cao, bởi chúng được chiết xuất từ gỗ cây Aniba rosaeodora. Tác dụng trị liệu của tinh dầu gỗ hồng gồm giảm căng thẳng, stress, giảm đau đầu, buồn nôn, đau nhức cơ thể, trị mụn, làm đẹp da... Thông thường, tinh dầu gỗ hồng sẽ được dùng xông thơm phòng hoặc pha loãng với dầu nền để dưỡng da, massage và tắm.
Tinh dầu hoa nhài (jasmine)
Hoa nhài là loại hoa quen thuộc với rất nhiều người Việt Nam. Những bông hoa nhài trắng tinh khôi kết hợp với mùi thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng, tinh tế, thanh lịch nhưng không kém phần ngọt ngào. Được chiết xuất từ những bông hoa nhài nguyên chất nhất, tinh dầu hoa nhài được biết đến là loại tinh dầu có mùi hương dễ chịu, không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần, tạo mùi thơm tinh tế cho không gian mà còn có tác dụng làm đẹp da rất hiệu quả.
>>> Có thể bạn muốn biết: [Tổng hợp] Những lỗi thường gặp ở máy khuếch tán tinh dầu và cách khắc phục
Tinh dầu quế (cinnamon)
Tinh dầu quế cinnamon được chiết xuất từ vỏ quế nguyên chất. Loại tinh dầu này gây ấn tượng mạnh với mùi hương ấm ngọt dễ chịu, giúp thanh lọc không khí, xua tan mùi ẩm mốc trong phòng và đuổi ruồi, muỗi, côn trùng... tránh xa khỏi khu vực sống của con người. Ngoài ra tinh dầu quế còn rất nhiều công dụng khác như hỗ trợ giảm cân, giữ ấm cơ thể…
Xem thêm: Tinh dầu quế có tác dụng gì? Cách sử dụng tinh dầu quế
Lưu ý cho người mới sử dụng tinh dầu
Bởi mỗi loại tinh dầu thiên nhiên đều có tính chất, yếu tố kích thích hoặc an thần nhất định, vì vậy, nếu bạn vừa mới làm quen với thế giới tinh dầu thì việc sử dụng hợp lý và theo hướng dẫn cụ thể là điều vô cùng cần thiết:
- Để đảm bảo an toàn, tránh các tác dụng phụ có hại trong quá trình dùng tinh dầu, bạn nên tìm mua những loại tinh dầu nguyên chất của các thương hiệu có uy tín, đảm bảo chất lượng.
- Tinh dầu nguyên chất có khả năng kích ứng cao, do đó nên được pha loãng cùng với dầu nền/dầu dẫn như dầu dừa, dầu oliu, dầu jojoba… với tỉ lệ theo hướng dẫn.
- Trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra liệu tinh dầu có gây dị ứng không bằng cách thoa một lượng nhỏ vào cổ tay hoặc sau tai rồi đợi sau 24 giờ sau kiểm tra lại.
- Tinh dầu không nên dùng trực tiếp vào những vùng cơ thể nhạy cảm như mắt, tai và mồm cũng như không nên dùng chúng trực tiếp vào vùng da đang bị viêm hoặc kích ứng.
- Tinh dầu thiên nhiên cũng không nên được tiêu thụ trực tiếp qua đường tiêu hóa, chỉ một số ít loại như tinh dầu chanh, cam, húng quế và bạc hà đạt chuẩn có thể dùng để chế biến đồ ăn/uống với liều lượng cực nhỏ.
- Nên sử dụng các loại máy xông tinh dầu, máy khuếch tán tinh dầu để gia tăng hiệu quả của chúng.
-
Những nhóm người tuyệt đối không nên tiếp xúc với essential oil mà chưa có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ và chuyên gia trị liệu hương thơm bao gồm
>>> Tham khảo thêm: Cách sử dụng máy khuếch tán tinh dầu hiệu quả
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn có thể chọn được một loại tinh dầu mà bạn yêu thích và sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Bạn đang xem: Tinh dầu (essential oil) là gì? Mùi tinh dầu nào dễ chịu nhất?
Chuyên mục: Máy y tế
Các bài liên quan
- Hít dầu gió nhiều có tốt không? Dầu gió có tác dụng gì?
- Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ cơ thể đúng cách
- Máy phun sương có tác dụng gì? Công dụng của máy phun sương trong đời sống
- Top 5 giường y tế đa năng điều khiển bằng điện, nâng hạ bệnh nhân tự động
- So sánh giường y tế có 1 tay quay, 2 tay quay
- Hướng dẫn làm tinh dầu bơ làm đẹp đơn giản