Rau ngổ (rau ngò ôm) có tác dụng chữa bệnh gì?

Rau ngổ (rau ngò ôm) là một loại rau có nhiều tác dụng với sức khỏe và được sử dụng nhiều trong bữa ăn của người Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn xem rau ngổ có tác dụng gì nhé!

Rau ngổ (rau ngò ôm) có tác dụng chữa bệnh gì?

Cây rau ngổ là cây gì?

Cây rau ngổ (hay ngò ôm) là một loại rau thơm mọc ở vùng nhiệt đới thuộc họ Mã đề. Các tỉnh miền Nam gọi là rau om hay rau ôm. Tại các tỉnh miền Trung, rau này còn được gọi là ngổ hương, các tên gọi khác là ngổ thơm, ngổ om, mò om hoặc ngổ điếc... 

Cây rau ngổ thuộc dạng cây thân thảo, mọc bò, thân rỗng, giòn, dài khoảng 20 - 30cm, có nhiều lông, mùi rất thơm. Mặt lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân, phần lá càng gần thân càng nhỏ lại, mép lá có răng cưa nhỏ và thưa. Hoa của cây rau ngổ gần như không cuống, mọc đơn độc ở nách lá. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt, có vân mạng.

Rau ngổ là cây gì, có tác dụng gì?

Cây ngò ôm thích hợp với thời tiết nóng ẩm nên mọc nhiều nhất trong vùng Đông Nam Á, đặc biệt là những nơi nhiều nước như trong ruộng lúa. Chúng thường mọc nổi trên mặt nước nhưng vẫn có thể trồng trên cạn nếu đáp ứng đủ nhu cầu nước cho cây, khi đó rau mọc thành bụi nhỏ. Rau ngổ được sử dụng nhiều trong ẩm thực Việt Nam và cũng có thể dùng như một cây cảnh trong hồ cá cảnh hoặc bể thủy sinh. Ngò ôm dễ bị lẫn với ngổ trâu mà miền Nam gọi là ngổ cộng thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi hay ngập nước.

Các nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học của ngò ôm khá đa dạng. Chúng có 93% nước, 2,1% protein, 1,2% glucide, 2,1% cellulose, vitamin B, C và nhiều chất có ích khác. Vì vậy, cây ra ngổ thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để trị nhiều bệnh khác nhau. Cụ thể rau ngổ có tác dụng gì với sức khỏe, hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé!

Cây rau ngổ trị bệnh gì?

Rau ngổ trị bệnh gì?

Theo Đông y, rau có vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tiêu thũng và chỉ dưỡng. Ngoài việc được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày như một loại rau gia vị giúp làm tăng sự hấp dẫn cho món ăn thì rau ngổ cũng được sử dụng như một loại thảo dược để điều trị một số bệnh. 

Cây rau ngổ thường được sử dụng trong điều trị bệnh sỏi thận, nó có tác dụng trong việc giảm các cơn co thắt cơ trơn, giúp máu tuần hoàn và lọc máu tốt hơn. Ngoài ra, trong điều trị sỏi thận, cây rau ngổ giúp giãn mạch máu, có lợi cho đường tiểu, giảm triệu chứng tiểu khó, tiêu dắt... Người ta thường dùng rau ngổ kết hợp với các loại cây như mã đề, râu ngô... để phát huy tốt nhất hiệu quả làm tiêu sỏi thận. 

Bên cạnh đó, rau ngổ còn có tác dụng lợi tiểu, sát khuẩn đường ruột... nên cũng thường được sử dụng để trị bệnh đái dầm, tiểu ra máu, tiểu không tự chủ... cực kỳ có lợi với những bệnh nhân bị các chứng như viêm đường tiết niệu, tiểu rắt, phì đại tiền liệt tuyến, vôi hóa tiền liệt tuyến, đau tức bụng dưới... 

Qua một số nghiên cứu và thử nghiệm cho thấy, một số chất trong rau ngổ (như nevadensin,…) có khả năng chống lại các tế bào ung thư, kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu khối u... đặc biệt là với một số bệnh như ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến...

Đối với trường hợp ngoài da có các vết thương, viêm sưng, rau ngổ có tác dụng kháng khuẩn, kháng viên, tiêu trùng nên có thể giã nát và đắp vào vết thương. Đặc biệt, người bị thương do rắn cắn cũng có thể kết hợp sử dụng rau ngổ với với kiến cò, vừa đắp vừa uống cho đến khi vết thương liền và không đau nhức.

Ngoài những tác dụng chủ yếu trên, rau ngổ cũng chữa được một số bệnh nhẹ khác như: Chảy nước mũi, ho, cảm sốt, viêm sưng tấy, ho lâu ngày do viêm phế quản, nổi ban đỏ... 

Lưu ý khi sử dụng rau ngổ

Lưu ý khi chữa bệnh bằng rau ngò ôm

Khi sử dụng rau ngổ bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Rau ngổ thường mọc ở sát đất ẩm nên tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, côn trùng, giun, sán... vì vậy, trước khi sử dụng, bạn hãy ngâm rửa rau với nước muối, thuốc tím hoặc các loại máy rửa rau chuyên dụng… để phòng tránh bị ngộ độc. Khi chế biến rau ngổ, nhiệt độ phải đạt đến 40 - 45oC mới có thể diệt được trứng giun, sán có thể còn sót lại trong lá cây.
  • Mặc dù các tác dụng phụ của rau ngổ chưa được tài liệu khoa học chuyên khoa nào chứng minh nhưng để cẩn thân thì bạn tốt nhất không nên sử dụng quá nhiều, quá thường xuyên.
  • Khi sử dụng rau ngổ để điều trị bệnh cảm, ho, sốt... cho trẻ em, tốt nhất cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước.
  • Nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng lạ nào, gây khó chịu sau khi dùng rau ngổ, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chuẩn đoán.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng chữa bệnh của cây rau ngổ (hay cây ngò om).

Bạn đang xem: Rau ngổ (rau ngò ôm) có tác dụng chữa bệnh gì?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết