Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) có tác dụng, tác hại gì? Cách sử dụng thế nào?
Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) là loài cây mọc hoang nhưng lại có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Vậy tác dụng của cây cỏ mực là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) là loài cây mọc hoang nhưng lại có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh.
Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) có tác dụng, tác hại gì? Cách sử dụng thế nào?
Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) là cây gì?
Cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi, tên tiếng Anh là false daisy, danh pháp Eclipta prostrata L.), thuộc họ Cúc (Asteraceae), ngoài ra, cây còn có nhiều tên khác như hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên... Theo Đông y, cỏ mực không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay...
Theo các phân tích và nghiên cứu của y học phương Tây, cây cỏ mực chứa tinh dầu, tanin, chất đắng, alcaloid, các dẫn chất thiophen, như dithienyl acetylen ester, α terthienyl, terthienyl aldehyd ecliptal, các chất wedelolacton, stigmasterol, sitosterol, daucosterol; saponin: ecliptasaponin A, B, C.
Đặc điểm, cách nhận biết cây cỏ mực
Cây cỏ nhọ nồi là loài thân thảo, thân tròn màu lục hoặc đỏ tía, có lông cứng, cao độ 40 cm. Lá mọc đối hình mác. Cụm hoa màu trắng, mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu, quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt. Ở Việt Nam, cây cỏ mực (nhọ nồi) được tìm thấy tại hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 1500m. Dưới đây là một số hình ảnh để bạn có thể nhận biết về cây cỏ nhọ nồi:
Tác dụng của cây cỏ mực (cây nhọ nồi)
Có thể thấy, cây cỏ mực có nhiều tinh dầu và các thành phần hóa học đặc biệt, vậy cụ thể cây cỏ mực có tác dụng gì? Theo Đông y, các bộ phận trên mặt đất của cây cỏ mực như hoa, lá, thân... thường được sử dụng làm nguyên liệu điều chế thuốc. Các thầy thuốc có thể dùng cây tươi, hoặc cây khô tùy theo yêu cầu của bài thuốc. Nếu dùng khô, trước khi cây ra hoa, cắt lấy bộ phận trên mặt đất, phơi khô. Khi dùng, rửa sạch, để ráo nước, cắt đoạn 3 - 5 cm, phơi khô. Tùy theo yêu cầu có thể sao qua hoặc sao cháy để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc. Nhìn chung, các tác dụng chủ yếu của cây nhọ nồi là:
- Người Ấn Độ xua thường sử dụng cỏ nhọ nồi để hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến gan, vàng da và làm thuốc bổ tổng quát, giảm các triệu chứng choáng váng, đau răng, khó tiêu và giúp lành vết thương.
- Tại Trung Quốc, cây nhọ nồi được dùng làm chất cầm máu và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, gan to, vàng da, đau lưng.
- Tại Việt Nam, cây cỏ mực từng được nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi, các nghiên cứu cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực cơ tử cung... Vị thuốc này còn được dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị chứng gan to, gan nhiễm mỡ, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương... hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh lý khác. Ngoài những tác dụng này, cỏ nhọ nồi còn được biết đến với tác dụng xua đuổi, tiêu diệt côn trùng như muỗi, ruồi.
Những tác dụng của cây cỏ mực là rất tích cực, tuy nhiên, cũng có nhiều câu hỏi băn khoăn không biết loại cây này có tác hại gì không? Thực tế thì đến nay vẫn chưa có một khẳng định rõ ràng nào về tác hại của cây nhọ nồi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo rằng việc sử dụng cây nhọ nồi cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, bởi sử dụng cây cỏ mực quá nhiều có thể dẫn đến các phản ứng như kích ứng dạ dày, nôn mửa...
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực
Khi sử dụng cây cỏ mực (nhọ nồi), bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để không làm ảnh hưởng sức khỏe:
- Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng cỏ mực bởi các nhà khoa học cho rằng nhọ nồi có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể mẹ bầu như tụt huyết áp và rối loạn đông máu nên có thể làm sinh non, sảy thai. Bà bầu sử dụng nhọ nồi còn đối diện nguy cơ tiền sản giật, có thể gây tử vong cho mẹ và bé.
- Nhọ nồi có thể gây ngứa và khô âm đạo.
- Người viêm đại tràng mạn tính, đại tiện phân lỏng, sôi bụng không nên dùng cỏ nhọ nồi.
- Với các bệnh lá lách, gan, thận, tiểu đường… bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
- Người bị tiêu chảy không nên dùng cỏ mực.
- Sử dụng quá liều có thể gây kích ứng dạ dày, nôn mửa.
Cách sử dụng cây cỏ mực
Có khá nhiều cách sử dụng cây cỏ mực như phơi khô, nấu lấy nước uống hay giã nát để đắp... Tùy theo những bệnh lý, tổn thương mà bạn muốn điều trị sẽ có những cách sử dụng khác nhau. Dưới đây là một số cách sử dụng cây cỏ mực đơn giản và phổ biến nhất trong dân gian:
- Dùng cây cỏ mực trị sốt cao, trúng thử, sốt xuất huyết: Bạn lấy 50 - 100gr lá tươi cỏ nhọ nồi rửa sạch, giã vắt lấy dịch uống hoặc sắc uống.
- Dùng lá nhọ nồi trị sốt xuất huyết, sốt phát ban: Bạn kết hợp cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 12gr, sắc uống.
- Dùng cây nhọ nồi chữa rong kinh, rong huyết: Lấy cỏ nhọ nồi kết hợp với sinh địa, hoài sơn, mỗi vị 16gr, đương quy, thỏ ty tử, bạch thược, ích mẫu, mỗi vị 12gr, hương phụ 10gr, sắc uống, ngày một thang.
- Dùng cây cỏ nhọ nồi chữa chảy máu cam, đại, tiểu tiện ra máu: Bạn lấy cỏ nhọ nồi cùng với trắc bách diệp, huyết dụ, đều sao cháy, đồng lượng 12gr, sắc uống, ngày một thang.
- Lá cỏ mực chữa động thai ra máu: Dùng cỏ nhọ nồi, ngải cứu, trắc bách diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 16gr, củ gai , cành tía tô, mỗi vị 12gr. Sắc uống, ngày một thang.
- Nhọ nồi chữa tóc bạc sớm: Rửa sạch một nắm cỏ nhọ nồi vừa đủ, nấu cô đặc thành cao rồi cho thêm một lượng vừa phải nước gừng và mật ong, nấu cho cô đặc lại lần nữa. Sau đó, bạn cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi dùng, bạn lấy 1 - 2 muỗng canh, hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo để uống 2 lần/ngày.
- Lá cỏ mực chữa chứng tưa lưỡi ở trẻ: Giã nát một ít lá nhọ nồi và lá hẹ để lấy nước cốt hòa với chút mật ong sau đó chấm lên lưỡi của bé, làm 2 giờ/lần sẽ giảm tưa lưỡi ở trẻ.
- Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày: Rửa sạch 200-300 gr cỏ nhọ nồi, xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Mỗi sáng nên uống 1 ly 200 - 250ml.
Trên đây là những tác dụng mà cây cỏ mực đem lại, hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về vị thuốc dân gian dễ tìm, dễ sử dụng này.
Bạn đang xem: Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) có tác dụng, tác hại gì? Cách sử dụng thế nào?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Số điện thoại các Trung tâm y tế, Trạm y tế tại TPHCM
- Xin lỗi là gì? Ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống?
- Tết Trung Nguyên là gì? Tết Trung Nguyên diễn ra vào ngày nào?
- Danh sách cửa hàng Vinmart Hà Nội, hệ thống siêu thị Vinmart tại Hà Nội
- Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 có được uống thuốc hạ sốt không?
- CEO là gì? Làm CEO là làm gì? Học gì để làm CEO?