Ngày 2/9 là ngày gì, có được nghỉ không? Ý nghĩa ngày 2/9
Ngày 2/9 là ngày gì, có được nghỉ không? Ý nghĩa ngày 2/9 như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để tìm câu trả lời bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
Ngày 2/9 là ngày gì? Mùng 2 tháng 9 có được nghỉ không?
Ngày mùng 2 tháng 9 Dương lịch là một trong những ngày lễ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn với mỗi người dân Việt Nam. Ngày 2/9 cũng là một trong những ngày nghỉ lễ (nghỉ có hưởng lương) được Nhà nước quy định.
Vậy ngày 2.9 là ngày gì? Ngày 2.9 chính là Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây chính là ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử để khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - một trong các tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.
Bối cảnh lịch sử ra đời ngày 2/9
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã cử đồng chí Lê Đức Thọ đón Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội và nghỉ tại thôn Phú Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ).
Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về ở căn gác số 48, Hàng Ngang và hằng ngày đến làm việc tại nhà số 12 phố Ngô Quyền - trụ sở của Chính phủ lâm thời lúc bấy giờ. Trong các ngày 28 và 29 tháng 8, Hồ Chí Minh đã dành phần lớn thời gian của mình để viết ra bản Tuyên ngôn độc lập.
Sau ngày 19 tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cộng sự của Người đã bàn bạc việc chọn ngày ra mắt quốc dân để đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
Sáng sớm ngày 2/9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ dồn về phía Ba Đình. Những biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng các thứ tiếng Việt Anh, Pháp, Hoa, Nga chăng ngang đường phố. Ý chí của Nhân dân được biểu lộ trên các dòng chữ: "Nước Việt Nam của người Việt Nam", "Độc lập hay là chết", "ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh". Lễ đài bằng gỗ đơn sơ được dựng lên giữa quảng đường Ba đình, các đội tự vệ vũ trang cùng những đơn vị Quân Giải phóng đội mũ ca lô, quân phục nghiêm trang, hàng ngũ thẳng tắp đứng trước lễ đài. Những chiến sĩ cách mạng đã từng anh dũng chiến đấu ở Bắc Sơn, Vũ Nhai, đã lập nên các chiến công Nà Ngần, Phai Khắt, vừa cùng Nhân dân vùng dậy cướp chính quyền, giờ đây vẫn nắm chắc tay súng bảo vệ nền Độc lập mới ra đời.
Hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp Nhân dân, nét mặt hân hoan phấn khởi chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng giờ này, nhiều cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Muôn triệu trái tim hồi hộp hướng về Hà Nội, đợi chờ.
Đúng 14 giờ, Hồ Chủ tịch và các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Hàng chục vạn bàn tay nắm chặt giơ lên ngang tai, biểu thị lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đã trang trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân loại trên thế giới, bắt đầu từ nay Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy."
Ý nghĩa Ngày Quốc khánh 2/9
Ngày 2/9 như một mốc son chói lọi, như một “chứng nhân lịch sử” dù thời gian đã trôi qua nhưng những chiến tích vẻ vang của dân tộc vẫn còn mãi với thời gian, với bản tuyên ngôn bất hủ mà lớp lớp thế hệ sau này sẽ không thể nào quên.
Ngày 2.9.1945 là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây chính là dịp để mỗi người dân Việt Nam bao gồm cả đồng bào trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, về đất nước. Là dịp để mỗi chúng ta cùng nhau tưởng nhớ đến những công lao, hi sinh to lớn của các thế hệ đi trước, những người đã quên mình hi sinh vì sự tự do, độc lập của dân tộc. Ngày 2/9 cũng là dịp để các thế hệ sau cùng nhìn lại chặng đường gian khổ và hào hùng của dân tộc, từ đó trau dồi, trang bị thêm kiến thức, trí và lực để tiếp tục xây dựng, bảo vệ tổ quốc ngày một vững mạnh, phát triển hơn nữa.
Ngày nay, cứ tới dịp 2/9, đường phố nơi nơi đều ngập tràn cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chúc mừng. Đây chính là một ngày hội lớn, một ngày lễ lớn của toàn dân tộc.
Ngày 2.9.2021 được nghỉ mấy ngày?
Từ năm 2021, khi Luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực, thì dịp 2/9, người lao động cả nước sẽ được nghỉ 2 ngày gồm ngày 2/9 (Dương lịch) và 1 ngày liền trước hoặc liền sau.
Ngày 2/9/2021 rơi vào thứ Năm, như vậy, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 4 ngày (từ thứ 5 ngày 2/9 đến hết Chủ nhật ngày 5/9/2021).
Ngày 2.9.2021 là ngày gì?
Không chỉ là Ngày Quốc khánh, ngày hội của dân tộc, ngày 2/9/2021 còn có một sự kiện khá đặc biệt, thu hút được sự quan tâm của rất đông người hâm mộ trái bóng tròn cả nước. Vào ngày 2.9.2021, đội tuyển bóng đá nam Việt Nam sẽ có trận đấu với Saudi Arabia trong khuân khổ vòng loại thứ 3 World Cup 2022.
Đây cũng chính là lần đầu tiên đội tuyển Quốc gia Việt Nam lọt vào tới vòng loại thứ 3 khu vực châu Á, chính vì thế, chắc chắn người hâm mộ cả nước sẽ đặc biệt quan tâm tới trận đấu này.
Ngày 2 tháng 9 là cung gì?
Ngày 2 tháng 9 thuộc cung Xử Nữ hay còn gọi là Trinh Nữ. Đây là cung thứ 6 trong 12 cung hoàng đạo, cung Xử Nữ thuộc nguyên tố Đất, sao chiếu mạng là sao Thủy.
Dưới đây là một số đặc điểm của cung Xử Nữ:
- Cung xử nữ hợp màu gì: gam màu nhạt hoặc bạc, những vật liệu lung linh (trắng, vàng, xanh lá cây, nâu, màu tía phớt xanh)
- Hoa: cỏ roi ngựa, lan dạ hương.
- Kim loại: thuỷ ngân.
- Động vật: chó, chim nhạn.
- Bộ phận cơ thể: dạ dày, nội tạng
- Con số may mắn: Số 2, 5 và 7
- Cung Xử Nữ hợp với cung nào nhất: Kim Ngưu, Ma Kết
- Hợp làm bạn: Song Tử, Nhân Mã
- Cung tương khắc: Song Ngư, Thiên Bình
- Đá may mắn: đá Xacdonic, ngọc bích, ngọc lục bảo, đá topaz, kim cương và ngọc trai.
Những người thuộc cung Xử Nữ là mẫu người dành cả thanh xuân để quan tâm đến người khác nhưng luôn khắt khe với chính bản thân trước khi định làm điều gì. Họ luôn cẩn trọng, chú ý tới từng chi tiết dù là nhỏ nhất.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được ngày 2/9 là ngày gì, có được nghỉ không cũng như ý nghĩa ngày 2/9 là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Ngày 2/9 là ngày gì, có được nghỉ không? Ý nghĩa ngày 2/9
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Thơ về ngày Quốc Khánh 2/9 hay, ý nghĩa nhất
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày gì? Ngày 2/9/1945 có sự kiện gì?
- Ngày 22/8 là ngày gì? Ngày 22 tháng 8 là cung gì?
- Ngày 14/8 là ngày gì? Ngày 14 tháng 8 có ý nghĩa gì?
- Ngày Quốc khánh Việt Nam Google Doodle có gì đặc biệt?
- Lời chúc mừng ngày lễ Quốc khánh 2/9 hay, ảnh Quốc khánh 2/9 đẹp