Ngành Kế toán - Kiểm toán học những gì? Các khối xét tuyển và trường đào tạo Kế toán tốt
Ngành Kế toán - Kiểm toán phù hợp với các bạn yêu thích công việc tính toán và có triển vọng nghề nghiệp cao. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngành Kế toán - Kiểm toán: Tổ hợp xét tuyển, trường đào tạo cùng cơ hội việc làm cho sinh viên theo ngành này trong bài sau nhé!
Ngành Kế toán - Kiểm toán phù hợp với các bạn yêu thích công việc tính toán và có triển vọng nghề nghiệp cao. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu ngành Kế toán - Kiểm toán: Tổ hợp xét tuyển, trường đào tạo cùng cơ hội việc làm cho sinh viên theo ngành này trong bài sau nhé!
Xem nhanh
1Ngành Kế toán - Kiểm toán là gì?
Kế toán - Kiểm toán vốn là hai khái niệm khác nhau với những công việc đặc thù và khác biệt. Tuy nhiên, 2 ngành này có tính chất không thể tách rời.
- Kế toán là ngành đảm nhiệm quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức. Kế toán là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận và nhiều tổ chức khác.
- Kiểm toán là quá trình kiểm tra và xác nhận tính trung thực, độ chính xác của những số liệu trên, từ đó có thể bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
2Kế toán - Kiểm toán tuyển sinh khối nào?
Ở từng trường đào tạo, khối tuyển sinh sẽ không giống nhau. Thế nên bạn phải tìm hiểu thông tin chi tiết về trường mình muốn tham gia xét tuyển.
Dưới đây là những khối tuyển sinh ngành Kế toán - Kiểm toán tiêu biểu của nhiều trường Đại học:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa).
- Khối C01 (Toán, Văn, Lý).
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh).
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh).
3Các trường đào tạo Kế toán - Kiểm toán
Bởi vì Kế toán - Kiểm toán là một công cụ đắc lực để quản lý kinh tế của các doanh nghiệp nên hầu hết các trường Đại học trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam đều có chương trình đào tạo về ngành học này.
Dưới đây là một số gợi ý trường Đại học đào tạo ngành Kế toán - Kiểm toán để bạn tham khảo:
Miền Bắc
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Học viện Tài chính.
- Đại học Thương mại.
- Đại học Công đoàn.
- Đại học Điện lực.
- Đại học Thăng Long.
- Đại học Ngoại thương (Cơ sở phía Bắc).
- Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội.
Miền Trung
- Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
- Đại học Quy Nhơn.
- Đại học Duy Tân.
- Đại học Nha Trang.
- Đại học Kình tế Nghệ An.
Miền Nam
- Đại học Kinh tế TP. HCM.
- Đại học Tôn Đức Thắng.
- Đại học Ngân hàng TP. HCM.
- Đại học Tài chính - Marketing.
- Đại học Sài Gòn.
- Đại học Mở.
- Đại học Hoa Sen.
- Đại học Văn Lang.
- Đại học Nguyễn Tất Thành.
- Đại học Kinh tế - Tài chính.
- Đại học Cần Thơ.
4Kế toán - Kiểm toán học những gì?
Sinh viên lựa chọn ngành học Kế toán - Kiểm toán sẽ được trang bị khối kiến thức về thu thập, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính,...
Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng phối hợp và thực hiện công việc theo nhóm, các kỹ năng chuyên môn cần thiết như: Phân tích tài chính, kỹ năng đàm phán, thương lượng,...
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, người học còn được trang bị thêm các kỹ năng như kỹ năng về ngoại ngữ, kỹ năng tin học và một số kỹ năng khác.
5Kế toán - Kiểm toán gồm các khối ngành nào?
Đối với chương trình học ở từng hệ đào tạo và tùy vào mục đích, thời gian đào tạo thì chương trình đào tạo chuyên ngành của ngành này cũng khác nhau.
- Chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp đào tạo sâu về kế toán quản trị, kế toán tài chính và thường có liên quan đến công việc kế toán nội bộ của công ty,... Các môn học của chuyên ngành này như: Kế toán tài chính, Pháp luật và doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán hay Tài chính doanh nghiệp,...
- Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán có đặc trưng là sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá, báo cáo tài chính. Chuyên ngành này có phạm vi khá rộng, bao gồm: Kiểm toán hiệu quả, Kiểm toán về thông tin,...
Các môn học phổ biến thường gặp ở chuyên ngành này là: Kiểm toán căn bản, Kiểm toán báo cáo tài chính, Luật doanh nghiêp, Các thị trường và định chế tài chính,...
- Chuyên ngành Kế toán công học về quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán, am hiểu về tài chính công,...
6Học Kế toán - Kiểm toán sau này làm nghề gì?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực ngành Kế toán - Kiểm toán không ngừng tăng lên.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể cân nhắc các công việc và vị trí như sau:
- Chuyên viên phân tích tài chính.
- Chuyên viên kế toán, kiểm toán.
- Nhân viên môi giới chứng khoán.
- Kiểm soát viên.
- Thủ quỹ.
- Nhân viên tư vấn tài chính.
- Nhân viên quản lý dự án.
- Nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.
Nếu bạn trang bị đủ các văn bằng và kiến thức chuyên ngành cần thiết, bạn có thể thử mình ở các vị trí như:
- Giảng viên, nghiên cứu sinh.
- Thanh tra kinh tế.
- Kế toán trưởng.
- Giám đốc tài chính.
7Một số lưu ý khi theo học Kế toán - Kiểm toán
Khi theo học ngành Kế toán - Kiểm toán, bạn trẻ cần phải có những tố chất như tính cẩn trọng, tỉ mỉ, trung thực, trách nhiệm, khả năng tổ chức và làm việc dưới áp lực lớn.
Bên cạnh đó, khi theo học ngành này, bạn nên trau dồi vốn ngoại ngữ của mình nhiều hơn để nắm bắt những cơ hội tốt, được vào làm việc ở các công ty lớn, công ty nước ngoài,...
Ngoài ra bạn cũng nên đầu tư cho bản thân kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm quản lý, làm quen với các con số,... để có thể thành công và phát triển tốt trong ngành Kế toán - Kiểm toán.
Nguồn tham khảo và tổng hợp: tuyensinhso.vn. Ngày cập nhật: 16/09/2021.
Chúc bạn sớm tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!.
Bạn đang xem: Ngành Kế toán - Kiểm toán học những gì? Các khối xét tuyển và trường đào tạo Kế toán tốt
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Công thức lượng giác lớp 10 có bảng công thức đầy đủ và chi tiết nhất
- Công thức tính diện tích tam giác vuông, cân, thường, đều đầy đủ nhất
- Công thức tính diện tích hình chữ nhật dễ hiểu nhất có ví dụ đơn giản
- Các khối thi đại học và tổ hợp môn thi - xét tuyển năm 2021
- Cách tính điểm thi đại học 2021 theo kết quả thi THPT và học bạ