Mẹo phòng và trị bệnh cước chân tay vào mùa đông thật đơn giản

Cứ mùa đông tới là tôi lại bị cước chân tay. Các ngón chân, ngón tay của tôi cứ đỏ hết nên, đau rát thật khó chịu. Vậy làm sao để phòng và trị cước chân tay khi trời lạnh? Chào bạn, chúng tôi đã đọc câu hỏi thắc mắc của bạn, vì vậy chúng tôi sẽ chia sẻ thêm cho bạn bài viết "Mẹo trị bệnh cước chân tay vào mùa đông thật đơn giản" giúp bạn có thể phòng tránh hiệu quả bệnh cước chân tay.

Thời tiết Miền Bắc vào mùa đông thường rất lạnh khiến nhiều người hay bị bệnh cước chân tay, nhất là những người thường xuyên phải lao động ngoài trời, hoạt động chân tay tiếp xúc với cái lạnh nhiều. Vậy nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh cước chân tay như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cước chân tay

Chân tay bị cước là do vùng da bên ngoài bị tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh và bị kích thích trong một khoảng thời gian dài cũng có thể do tuần hoàn máu kém hoặc người có tính chịu lạnh kém làm cho vùng da sinh co thắt, rối loạn tuần máu dẫn đến sự thiếu oxy nên gây ra tổn thương mô. 

Biểu hiện của bệnh cước tay

Biểu hiện của bệnh cước tay

Triệu chứng của bệnh cước chân tay

Bệnh cước chân tay có một số triệu chứng cơ bản như sau:

  • Các ngón chân, ngón tay bị đỏ hết lên, có cảm giác rất ngứa, rát khó chịu.
  • Những vùng bị cước có khi còn xuất hiện thêm các mụn nước, để lâu có thể gây nhiễm trùng dẫn đến bị lở loét.

Biểu hiện của bệnh cước chân

Biểu hiện của bệnh cước chân

Cách phòng tránh bệnh cước chân tay

Phòng bệnh cước chân tay vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần giữ ấm chân tay bằng cách đi tất, đeo găng tay để giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài trời. Tuy nhiên với những người có tính chịu lạnh kém thì dù có đi tất hay đeo găng tay cũng không làm cơ thể ấm hơn được. Chính vì thế các bạn có thể sử dụng thêm thiết bị sưởi ấm hỗ trợ như túi chườm đa năng, bồn massage ngâm chân hay ủng sưởi ấm chân để hỗ trợ thêm, giúp phòng tránh bệnh cước chân tay cực kỳ hiệu quả. 

Túi chườm đa năng Thiên Thanh giữ nhiệt lâu từ 5 - 6 tiếng mới hết nóng.

Túi chườm đa năng Thiên Thanh giữ nhiệt lâu từ 5 - 6 tiếng mới hết nóng

Túi chườm đa năng có tác dụng sưởi ấm đôi bàn chân và bàn tay hiệu quả, khi chân tay tiếp xúc với hơi ấm sẽ giúp làm ấm toàn bộ cơ thể và giúp da mềm hơn nên không bị cước chân tay.

Bồn massage ngâm chân thường sử dụng nước nóng để massage sẽ cung cấp độ ẩm cho da, đồng thời dưới đáy chậu còn có thêm đèn hồng ngoại giúp lưu thông máu tốt nên không bị co thắt da, khiến da luôn mềm mại.

Bồn ngâm massage chân Max-641C thúc đẩy vòng tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết tốt.

Bồn ngâm massage chân Max-641C thúc đẩy vòng tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết tốt

Ủng ủ ấm chân sử dụng lớp lông mịn ở bên trong vừa giữ nhiệt, vừa có chức năng massage theo phương pháp hiện đại giúp giữ cho đôi chân của bạn luôn khỏe mạnh, lưu thông máu tốt, không bị nứt nẻ.

Ủng làm ấm đôi chân FWS hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau ngày dài làm việc căng thẳng

Ủng làm ấm đôi chân FWS hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau ngày dài làm việc căng thẳng

Ngoài ra, bạn còn có thể phòng bệnh cước chân tay theo những cách sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, da....
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp nhiều với các chất tẩy rửa như nước rửa bát, bột giặt, nước lau nhà... mà lên đeo găng tay để bảo vệ trước khi tiếp xúc.
  • Không nên tiếp xúc với nước quá lạnh. Nếu bị cước, khi tắm nên sử dụng các loại sữa tắm có tác dụng làm mềm da, giữ ẩm cho da để làm giảm đi cơn ngứa.
  • Thường xuyên tập thể dục để giúp cho việc lưu thông máu dễ dàng hơn.
  • Trước khi đi ngủ lên ngâm chân, tay vào nước ấm có gừng khoảng 15 - 30 phút.
  • Hạn chế uống nhiều rượu bia, thuốc lá.

Cách chữa cước chân tay

  • Lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước và thêm chút muối. Sau đó ngâm chân và tay vào khoảng 30 phút. Ngày nào cũng làm như vậy, sau một thời gian sẽ đỡ dần và khỏi hẳn.
  • Thoa một chút dung dịch rượu anh đào (loại nhẹ) lên vùng chân, tay bị cước để làm dịu đi cơn ngứa, rát và dùng sau một thời gian sẽ hết.
  • Gừng tươi thái lát mỏng, sau đó dùng sát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm 1 đến 2 lần. Làm liên tục trong vòng 1 tuần.

Với mục tiêu "Luôn giành khó khăn phiền phức về mình để thỏa mãn khách hàng" , chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để cung cấp cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất.

Bạn đang xem: Mẹo phòng và trị bệnh cước chân tay vào mùa đông thật đơn giản

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết