Mâm cúng giao thừa miền Nam & Cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất

Mâm cúng giao thừa ở mỗi vùng miền của Việt Nam đều có sự khác biệt và đặc trưng riêng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về mâm cúng giao thừa miền Nam và cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất các bạn nhé!

Mâm cúng giao thừa ở mỗi vùng miền của Việt Nam đều có sự khác biệt và đặc trưng riêng.

Mâm cúng giao thừa miền Nam

Mâm cúng giao thừa miền Nam

Mâm cúng giao thừa vào dịp Tết Nguyên Đán là đại diện cho một bữa cơm ấm cúng để tiễn đưa các vị thần linh đã chăm sóc và bảo vệ gia đình trong suốt năm qua. Đồng thời, cúng giao thừa cũng như là một buổi lễ để tiếp đón các vị thần mới sẽ đến và gắn bó với gia đình trong năm mới sắp tới. Chính vì vậy, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, trang nghiêm để mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình trong năm mới.

Khác với miền Bắc và miền Trung, miền Nam thường có khí hậu khá khô và nắng nóng hơn, do đó mà mâm cúng giao thừa của người miền Nam thường chuộng các món nguội hơn. Một số món ăn đặc trưng trong mâm cúng giao thừa miền Nam là:

Bên cạnh những món chính kể trên, mâm cúng giao thừa của người miền Nam cũng có các món lễ vật khác như bày mâm ngũ quả, hoa tươi, trầu cau, muối, nước sạch, gạo, ly trà, bánh mứt, vàng mã…

Cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất

Cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất

Giống với đại đa số các khu vực khác, cúng giao thừa miền Nam cũng thường thực hiện nghi thức cúng giao thừa ngoài trời và cúng giao thừa trong nhà.

Cúng giao thừa miền Nam trong nhà

Với nghi lễ cúng giao thừa trong nhà, gia chủ cần thực trước khi tiến hành cúng ngoài trời. Sau khi đã chuẩn bị mâm cúng giao thừa và mọi đồ cúng đầy đủ, gia chủ sẽ bắt đầu tiến hành nghi lễ vào thời khắc kết thúc năm cũ, tức là vào 12h đêm vào ngày 30 Tết hay 30 tháng Chạp, hoặc 29 Tết nếu năm đó không có ngày 30.

Gia chủ tiến hành cầu khấn các vị thần linh, bạn nên khấn và cầu các vị thần trông nhà cửa gia đình là thần Thổ Công để cho phép ông bà tổ tiên về nhà chơi Tết cùng với con cháu. Cúng giao thừa luôn là nghi thức truyền thống quan trọng nhất trong năm của người Việt, do vậy, các bạn phải chuẩn bị mọi thứ tươm tất và kỹ lưỡng nhất để bày tỏ lòng thành kính và sự tôn trọng với những vị thần nhé.

Cúng giao thừa miền Nam ngoài trời

Khi cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ sẽ tiến hành thắp hương, cầu khấn các vị thần một cách trang nghiêm và cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình.

Gia chủ chờ cho đến khi cúng xong, lúc nhang sắp tàn thì hãy tiến hành đốt các giấy tờ vàng mã. Thông thường, bàn cúng giao thừa ngoài trời miền Nam không cần dọn dẹp ngay mà gia chủ có thể để đến sáng hôm sau.

Trên đây là mâm cúng giao thừa miền Nam, cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết!

Bạn đang xem: Mâm cúng giao thừa miền Nam & Cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất

Chuyên mục: Quà tặng & Lời chúc

Chia sẻ bài viết