Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron HEM-7121

Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-7121 sử dụng công nghệ cảm biến Intellisense thế hệ thứ hai 2014 mới hoàn toàn tự động, giúp đo huyết áp nhanh chóng, chính xác, tiện dụng. Là dòng sản phẩm cải tiến trong năm 2014 của model cũ Omron HEM-7117, máy đo huyết áp cổ tay Omron HEM-7121 sử dụng cảm biến đời mới nhất của hãng Omron, cho độ chính xác tuyệt đối khi đo huyết áp ở bắp tay.

Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-7121 là một trong những sản phẩm máy đo huyết áp điện tử sử dụng công nghệ Intellisense mới. Máy đo tự động, cho kết quả chính xác cao, có đèn chỉ dẫn cách quấn vòng bít đúng, cảnh báo nhịp tim bất thường khi đo. Máy có biểu tượng báo huyết áp cao hiển thị sau quá trình đo giúp người bệnh biết được mức huyết áp và uống thuốc kịp thời. Dưới đây là những thông tin hướng dẫn sử dụng máy an toàn bạn nên tham khảo trước khi sử dụng nhé.

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron HEM-7121 cho kết quả đo chính xác

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron HEM-7121 cho kết quả đo chính xác

Phần 1: Thông tin an toàn cho người sử dụng

Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng máy. Hỏi ý kiến bác sỹ trong các trường hợp sau: Khi mang thai, bị loạn nhịp tim, bị chứng xơ cứng động mạch hoặc có vấn đề về lưu lượng máu xấu hoặc rối loạn tuần hoàn máu.

Thận trọng

  • Không để máy cho trẻ em hoặc người không có khả năng biểu cảm tự sử dụng.
  • Không sử dụng máy cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài việc đo huyết áp.
  • Không tháo rời máy hoặc vòng bít.
  • Không bơm hơi vòng bít quá 299Hg.
  • Không sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị khác phát ra điện từ trường gần máy. Điều này có thể làm cho máy hoạt động không đúng.
  • Không sử dụng máy trong khi đang ngồi trên xe hơi (hoặc máy bay).

Sử dụng bộ đổi điện AC

  • Không sử dụng bộ đổi điện nếu máy hoặc dây điện bị hư.
  • Không cắm hoặc rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện khi tay đang ướt.
  • Chỉ dùng bộ đổi điện chính hãng được thiết kế cho máy này. Nếu dùng bộ đổi điện không phù hợp. Không dùng nguồn điện đa chiều.

Sử dụng pin

  • Nếu dung dịch pin chảy bị dính vào da hoặc quần áo, rửa ngay với nhiều nước sạch.
  • Chỉ sử dụng pin 4 kiềm (alkaline) “AA” hoặc mangan với máy. Không sử dụng các loại pin khác.
  • Không lắp sai các điện cực pin.
  • Ngay khi pin cũ đã hết điện. Thay cả 4 pin cùng lúc. Không sử dụng pin mới và cũ cùng lúc.
  • Tháo pin nếu không sử dụng máy trong thời gian 3 tháng hoặc hơn.

Phần 2: Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-7121 tại nhà

1. Những điểm cần lưu ý trước khi đo huyết áp.

  • Không cử động người và nói chuyện trong khi đo.
  • Tránh đo huyết áp khi đang căng thẳng.
  • Nên quấn vòng bít sát da tay hoặc chỉ trên lớp áo mỏng.
  • Hít thở sâu 5 tới 6 lần trước khi bắt đầu đo.
  • Tránh ăn, uống, tập thể dục ít nhất 30 phút trước khi đo huyết áp.
  • Nghỉ 15 phút trước khi đo.
  • Không nên đo huyết áp liên tục trong thời gian ngắn.
  • Nên đo huyết áp vào cùng một thời điểm mỗi ngày cùng với một máy đo và lưu lại kết quả đo.
  • Ngồi đúng tư thế.
  • Ngồi trên ghế với bàn chân đặt trên mặt nền phẳng và đặt cánh tay lên bàn sao cho vòng bít ở ngang với tầm tim bạn.

Lưu ý: Cởi áo bó ở phần cánh tay bạn.

2. Các bộ phận của máy

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron HEM-7121

A. Màn hình
B. Phím Start/Stop
C. Phím bộ nhớ

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron HEM-7121

D. Khoang chứa pin
E. Giắc cắm bộ đổi điện AC (mua thêm)
F. Giắc cắm ống dẫn khí

Máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron HEM-7121

G. Vòng bít
H. Phích cắm ống dẫn khí
I. Ống dẫn khí
J. Mũi tên đánh dấu

3. Cách sử dụng

Cách lắp/thay pin

  • Tháo nắp đậy pin.
  • Lắp pin “AA” vào khoang chứa pin sau đó đóng nắp đậy pin lại.

Lưu ý:

  • Nếu biểu tượng báo pin yếu xuất hiện trên màn hình, thay tất cả 4 pin cùng lúc.
  • Kết quả đo liên tục được lưu trong bộ nhớ thậm chí sau khi thay pin.
  • Pin đã thay có thể có tuổi thọ ngắn hơn.
  • Bỏ pin đã sử dụng vào đúng nơi quy định.

Cách quấn vòng bít

  • Xắn phần áo ở cánh tay cần đo. Không quấn vòng bít trên lớp áo dầy.
  • Lồng tay vào vòng bít.
  • Mép cuối của vòng bít phải cách khuỷu tay từ 1 tới 2 cm. Phần đánh dấu (mũi tên ở dưới ống dẫn khí) nằm ở chính giữa mặt trong cánh tay.
  • Dán miếng dính để cố định vòng bít.

Lưu ý:

  • Khi đo ở cánh tay phải, ống dẫn khí sẽ nằm ở bên cạnh khuỷu tay. Cẩn thận không đặt tay lên trên ống dẫn khí.
  • Huyết áp giữa tay phải và tay trái có thể khác nhau và vì kết quả đo huyết áp tay phải và tay trái cũng khác nhau nhiều, hãy hỏi ý kiến bác sỹ của bạn nên đo tay nào.

Tư thế đo đúng

  • Bạn nên đo ở nơi yên tĩnh, tư thế ngồi thư giãn, nhiệt độ phòng đo thoải mái, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không tắm, uống rượu bia hoặc cà phê, hút thuốc, tập thể dục hoặc ăn 30 phút trước khi đo huyết áp.
  • Ngồi trên ghế với bàn chân để trên nền nhà phẳng.
  • Vòng bít ở vị trí ngang tim.

Cách đo huyết áp

Sau khi vòng bít bắt đầu bơm hơi, ấn và giữ phím START/STOP cho tới khi máy vơm hơi cao hơn huyết áp âm thu dự kiến của bạn từ 30 tới 40 mmHg.

Lưu ý:

  • Máy sẽ không bơm hơi quá 299 mmHg.
  • Không nên bơm hơi quá mức cần thiết.
  • Để dừng hoặc hủy quá trình đo, ấn phím START/STOP để tắt máy và xả khí trong vòng bít.
  • Giữ nguyên tư thế trong suốt quá trình đo, không cử động, nói chuyện.
  • Đợi 2-3 phút trước khi tiếp tục đo huyết áp. Thời gian đợi giữa các lần đo để mạch máu trở lại trạng thái bình thường trước khi tiến hành đo.

Không nên tự chẩn đoán kết quả đo và điều trị. Hãy theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Chỉ dẫn quấn vòng bít đúng

Biểu tượng “chỉ dẫn quấn vòng bít đúng” sẽ xuất hiện khi vòng bít quấn lỏng. Ngay cả khi biểu tượng này hiển thị, kết quả đo huyết áp vẫn được thực hiện.

Lưu ý: Kết quả đo này KHÔNG chính xác vì vòng bít đã quấn không đúng. Hãy quấn lại vòng bít cho đúng và đo lại. Khi biểu tượng OK hiển thị là vòng bít đã được quấn đúng, kết quả đo chính xác và đáng tin cậy.

Sau khi đo xong: Tháo vòng bít ra, ấn phím START/STOP để tắt máy. Máy sẽ tự động lưu kết quả đo vào bộ nhớ và tự động tắt sau 2 phút.

Thông tin quan trọng:

Nếu huyết áp tâm thu hoặc tâm trương cao nằm ngoài phạm vi cho phép, biểu tượng nhịp tim sẽ nhấp nháy khi kết quả đo được hiển thị. Nghiên cứu gần đây cho thấy các giá trị dưới đây được xem là huyết áp cao khi đo huyết áp tại nhà.

  • Huyết áp tâm thu (HA tối đa): Trên 135 mmHg
  • Huyết áp tâm trương (HA tối thiểu): Trên 85 mmHg

Máy đo huyết áp này có tính năng phát hiện nhịp tim không đều. Nhịp tim không đều có thể ảnh hưởng tới kết quả đo. Nếu kết quả đo bị ảnh hưởng bởi nhịp tim không đều nhưng kết quả có giá trị, kết quả sẽ hiển thị cùng với biểu tượng báo nhịp tim không đều. Nếu nhịp tim không đều làm cho kết quả đo không có giá trị, kết quả không hiển thị.

Nếu biểu tượng nhịp tim không đều xuất hiện thường xuyên, hãy hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin về nhịp tim của bạn.

Nếu bạn cử động trong quá trình đo, biểu tượng báo sẽ xuất hiện trên màn hình. Giữ nguyên tư thế và đo lại.

4. Cách sử dụng chức năng bộ nhớ

  • Máy tự động lưu giữ 30 bộ kết quả đo. Nếu bộ nhớ đầy, máy sẽ tự động xóa kết quả cũ nhất để lưu kết quả mới.
  • Số bộ nhớ xuất hiện 1 giây trước khi nhịp tim được hiển thị. Bộ nhớ kết quả mới nhất là 1.

Lưu ý:

  • Nếu huyết áp tâm thu hoặc tâm trương cao hơn mức bình thường cho phép, biểu tượng báo nhịp tim không đều sáng khi kết quả đo được hiển thị.
  • Kết quả chỉ dẫn vòng bít sẽ xuất hiện cùng với kết quả đo.
  • Xem kết quả đo lưu trong bộ nhớ.
  • Ấn vào biểu tượng bộ nhớ để xem lại kết quả đo lưu trong bộ nhớ.
  • Khi biểu tượng bộ nhớ xuất hiện, ấn phím MEMORY. Sau đó giữ phím xuống, ấn tiếp phím START/STOP cùng lúc trong khoảng hơn 3 giây.

Lưu ý: Bạn không thể xóa từng phần các kết quả đã lưu trong bộ nhớ.

Nếu biểu tượng nhịp tim không đều xuất hiện thường xuyên, hãy hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin về nhịp tim của bạn.

Nếu bạn cử động trong quá trình đo, biểu tượng báo sẽ xuất hiện trên màn hình. Giữ nguyên tư thế và đo lại.

Phần 3: Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục

Bảng 1:

Nguyên nhân Cách xử lý
Phát hiện nhịp tim không đều Tháo vòng bít ra. Đợi 2 - 3 phút và đo lại. Lặp lại các bước ở phần cách đo huyết áp. Nếu biểu tượng này vẫn liên tục xuất hiện, hãy liên hệ với bác sĩ để hỏi thêm thông tin.
Cử động người trong quá trình đo Đo lại và lặp lại các bước ở phần đo huyết áp.
Vòng bít không được quấn đúng Quấn vòng bít đúng. Xem phần cách quấn vòng bít
Pin yếu

Bạn nên thay tất cả các pin mới trước khi hết pin. Xem phần cách lắp và thay pin.

Phích cắm ống dẫn khí bị tuột Lắp phích cắm ống dẫn khí vào cho chắc. Xem phần cách quấn vòng bít
Vòng bít bị rò rỉ khí

Thay vòng bít mới. Xem lại phần phụ kiện mua thêm

Cử động người khi đo và vongfbits không được bơm hơi đủ
 

Đo lại. Giữ nguyên tư thế và không nói chuyện trong khi đo. Xem phần cách đo huyết áp

Nếu "E2" lại xuất hiện, bơm hơi vòng bít bằng tay cho tới khi giá trị áp suất cao hơn kết quả đo trước của bạn 30 tới 40 mmHg. Xem phần cách đo huyết áp.
Vòng bít bơm hơi quá 299mmHg khi bơm hơi bằng tay Không bơm hơi vòng bít quá 299 mmHg. Xem phần cách đo huyết áp
Cử động người trong quá trình đo Đo giữ lại nguyên tư thế và không nói chuyện trong khi đo
Áo có thể ảnh hưởng tới vòng bít Kéo tay áo lên để không bị ảnh hưởng tới vòng bít. Xem phần cách quấn vòng bít
 Máy bị lỗi

Liên hệ với nhà phân phối hoặc đại lý của Omron

Bảng 2:

Hiện tượng Nguyên nhân
Kết quả hiển thị quá thấp hoặc quá cao
 
 
Vòng bít không được quấn đúng
Cử động hoặc nói chuyện trong khi đo
Tay áo làm ảnh hưởng tới vòng bít
Áp suất vòng bít không tăng
 
Ống dẫn khí không được cắm chặt vào máy
Khí trong vòng bít bị rò rỉ
Vòng bít xả hơi quá nhanh Vòng bít bị lỏng
Không thể đo hoặc kết quả quá cao hoặc quá thấp Vòng bít không được bơm đủ hơi
Màn hình không hiển thị khi bạn ấn phím
 
Hết pin
Lắp pin sai cục
Các vấn đề khác

Ấn phím START/STOP

Nếu sự cố tiếp tục xảy ra, thay pin mới

Nếu máy vẫn không khắc phục được, liên hệ với đại lý hoặc nhà phân phối OMRON

Phần 4: Cách bảo quản máy bền

  • Để bảo vệ máy tránh hỏng hóc, bạn cần tránh những điều sau:
  • Không để máy ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc trực tiếp dưới ánh nắng.
  • Không gập vòng bít hoặc ống dẫn khí chặt.
  • Không tháo rời máy.
  • Không va chạm mạnh hoặc làm rung máy. Không làm rơi máy.
  • Không vệ sinh máy bằng dung dịch hòa tan. Chỉ lau máy bằng vải khô, mềm.
  • Dùng vải mềm, ẩm và xà phòng để vệ sinh vòng bít.
  • Không giặt hoặc ngâm vòng bít vào nước.
  • Không tự sửa máy. Nếu xảy ra hỏng hóc, đưa máy tới trung tâm bảo hành của nhà sản xuất.
  • Nên đưa máy đi kiểm tra 2 năm 1 lần để đảm bảo được các tính năng và độ chính xác của máy không bị sai lệch.
  • Rút phích cắm ống dẫn khí ra khỏi giắc cắm.
  • Gập nhẹ ống dẫn khí vào phía trong vòng bít.

Lưu ý:

Không cất máy trong các trường hợp sau:

  • Nếu máy bị ướt
  • Những nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao, có ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Những nơi va đập mạnh, làm rung máy.

Phần 5: Tại sao nên mua máy đo huyết áp tại nhà?

1. Khi nào cần đo huyết áp

Từ 30-40 tuổi trở lên nên thường xuyên đo huyết áp, khoảng 1 tháng 1 lần. Nếu thấy huyết áp cao dù chỉ một chút thôi cũng cần đo nhiều lần hơn, ví dụ mỗi tháng 2-4 lần. Trường hợp có bệnh cao huyết áp thật sự, nên đo huyết áp nhiều lần hơn và tốt nhất nên đo hằng ngày. Nếu thấy cần thiết, bác sỹ có thể yêu cầu đo 2-3 lần/ngày hoặc nhiều lần hơn nữa. Chỉ nên dùng một loại máy đo huyết áp để theo dõi thường xuyên.

Vì phải đo nhiều lần như vậy nên mỗi gia đình cần có một máy đo huyết áp cho việc kiểm tra huyết áp.

Hiện nay, có nhiều loại máy đo huyết áp điện tử chạy bằng pin hoặc điện rất tiện cho người sử dụng và cho kết quả chính xác.

2. Tại sao nên đo huyết áp tại nhà?

Khi bác sỹ đo huyết áp cho bạn có thể gây ra lo lắng cho bản thân bạn và có thể gây ra cao huyết áp hay còn gọi là hội chứng “Áo choàng trắng”. Các trạng thái có thể khác nhau đều ảnh hưởng tới huyết áp của bạn, kết quả đo huyết áp một lần không đủ cho việc chẩn đoán một cách chính xác mà phải đo nhiều lần.

Huyết áp luôn dao động liên tục thay đổi với mỗi nhịp tim tùy thuộc vào sự vận động của tim và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và trạng thái tinh thần khác nhau. Theo như biểu đồ chỉ ra dưới đây, huyết áp đo được buổi sáng khác với buổi tối và dao động trong cả ngày. Tuy nhiên, bạn nên đo huyết áp đều đặn ở cùng một thời điểm mỗi ngày và ghi lại kết quả. Hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin dựa trên các kết quả ghi lại.

>>> Tham khảo thêm: Tại sao nên có 1 chiếc máy đo huyết áp tại nhà?

Quý Khách có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron HEM-7121 tại đây để in và lưu trữ

Trên đây là hướng dẫn sử dụng và cách đo huyết áp với máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron HEM-7121. Nếu Quý khách có nhu cầu tìm hiểu và mua máy đo huyết áp bắp tay, vui lòng truy cập webite: META.vn hoặc liên hệ theo số điện thoại sau để được tư vấn hỗ trợ miễn phí:

Với mục tiêu “Luôn giành khó khăn phiền phức về mình để thỏa mãn khách hàng”. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý khách!

Ngoài ra, Quý Khách hàng có thể tham khảo thêm cách sử dụng của máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-7120, một sản phẩm chất lượng khác tới từ thương hiệu sản xuất thiết bị sức khỏe nổi tiếng này.

Bạn đang xem: Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp bắp tay tự động Omron HEM-7121

Chuyên mục: Máy y tế

Chia sẻ bài viết