HR là gì? Các vị trí trong ngành và những điều bạn nên biết về HR

Ngành nhân sự, hay còn gọi là HR đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong một doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về ngành HR và các vị trí trong ngành, mời bạn cùng tham khảo bài viết tổng hợp sau đây!

1HR là gì? Vai trò của HR trong doanh nghiệp

HR (Human resources hoặc human resource) chỉ những người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm cho tất cả những công việc liên quan đến nhân lực trong một doanh nghiệp.

Những nhiệm vụ này bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trả lương và đảm bảo chính sách phúc lợi cho nhân viên. Đồng thời, lãnh đạo bộ phận nhân sự có nhiệm vụ thực hiện các hình thức kỷ luật, sa thải và chấm dứt hợp đồng lao động,...

HR là gì? Vai trò của HR trong doanh nghiệp

2Các vị trí trong ngành HR

Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)

Giám đốc nhân sự là vị trí cao nhất trong ngành HR, là một trong các vị trí giám đốc cấp cao giám sát toàn bộ các khía cạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định, xây dựng chiến lược để đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.

Vị trí này thường có ở những doanh nghiệp quy mô lớn.

Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)

Trưởng phòng nhân sự (HR manager)

Trưởng phòng nhân sự là người lên kế hoạch, xây dựng, điều phối các hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Họ giám sát việc tuyển dụng, tham gia với các giám đốc cấp cao trong việc ra quyết định. Họ đóng vai trò cầu nối giữa những lãnh đạo quản lý doanh nghiệp và các nhân viên cấp dưới.

Trưởng phòng nhân sự (HR manager)  

Quản trị hành chính nhân sự (HR admin)

Nhiệm vụ của quản trị hành chính nhân sự thường bao gồm: Quản lý và sắp xếp các hồ sơ nhân viên, cập nhật dữ liệu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp (ví dụ: khi có nhân viên nghỉ bệnh hoặc nghỉ sinh) cũng như chuẩn bị các tài liệu về nhân sự.

Ngoài ra, nhân viên quản trị hành chính nhân sự cũng hỗ trợ việc chuẩn bị các hoạt động liên quan như hội thảo hay hội chợ việc làm.

Quản trị hành chính nhân sự (HR admin)

Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)

Giống như tên gọi, vị trí chuyên viên tuyển dụng đảm nhiệm các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp, bao gồm tìm kiếm và tiếp cận những ứng viên tiềm năng, đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa người ra quyết định tuyển dụng và ứng viên, cũng như giám sát toàn bộ quá trình tuyển dụng nhân sự.

Chuyên viên tuyển dụng

Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)

Chuyên viên đào tạo và phát triển là người lên kế hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn để phát triển các kỹ năng và kiến thức của nhân sự trong doanh nghiệp.

Chuyên viên đào tạo và phát triển

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B - Compensations and Benefits Specialist)

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi chịu trách nhiệm đảm bảo lợi ích và giám sát việc bồi thường, quản lý các dữ liệu về tiền lương, phúc lợi của nhân viên cũng như việc đánh giá hiệu suất làm việc hàng năm. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần luôn cập nhật thông tin về các quy định, luật mới về phúc lợi của người lao động.

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B - Compensations and Benefits Specialist)

3Thuận lợi và khó khăn trong ngành HR

Ngành HR có những thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi

  • Được tiếp xúc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau có thể nâng cao kỹ năng chuyên môn và kiến thức về các ngành khác.
  • Có vai trò tiên phong trong việc giúp đỡ sự nhân viên, đào tạo nhân tài để một tổ chức hay một công ty phát triển lâu dài.
  • Nhận được nhiều tình cảm từ nhiều phòng ban khác nhau khi những đề xuất và chính sách của HR đưa ra trực tiếp tác động đến nhân viên về mặt lợi ích đi lên và công ty đạt được hiệu quả.
  • Là vị trí có nhiều cơ hội để rèn luyện bản thân về cách quản lý, đánh giá nhân viên và đưa ra những ý tưởng trong các kế hoạch và cả về kỹ năng trình bày ý kiến với người khác.

Thuận lợi

Khó khăn

  • Khó khăn lớn nhất là luôn phải giữ cân bằng giữa mọi nhân viên trong công ty, ở các phòng ban, vị trí. Cân bằng lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
  • Đòi hỏi luôn có sự khéo léo và đầy kiên nhẫn cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề phải thật hiệu quả.
  • Chấp nhận nghe những phàn nàn từ nhân viên hay sếp.
  • Gặp những vấn đề như tranh cãi, nghỉ việc của những nhân viên khác, áp lực tìm người mới. Áp lực từ cấp trên khi phải tiết kiệm trong những khoản chi phí, vui vẻ ngay cả khi không hài lòng.

Khó khăn

4Lộ trình thăng tiến ngành nhân sự

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc sinh viên mới ra trường bạn có thể đảm nhiệm các vị trí phổ biến trong ngành HR như: HR Admin, Vị trí tuyển dụng, Vị trí tính lương,… để tích lũy kinh nghiệm, thể hiện bản thân và vươn lên những vị trí cao hơn. Nếu đã có một cơ số kinh nghiệm nhất định, bạn có thể thử sức ở những vị trí trưởng phòng hoặc giám đốc.

Lộ trình thăng tiến ngành nhân sự

Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn HR là gì? Các vị trí trong ngành và những điều bạn nên biết về HR. Mong rằng từ những thông tin trên sẽ giúp bạn tìm được một công việc ưng ý!

Bạn đang xem: HR là gì? Các vị trí trong ngành và những điều bạn nên biết về HR

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết