Khối ngành kiến trúc là gì, học ở đâu? Cơ hội việc làm khi theo ngành Kiến trúc
Nhiều bạn học sinh có niềm đam mê theo đuổi ngành kiến trúc với ước mơ sẽ tạo ra những công trình kiến trúc, xây dựng tuyệt mỹ. Hãy xem ngay các thông tin cần thiết về khối ngành Kiến trúc và cơ hội việc khi tốt nghiệp dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé!
Xem nhanh
1Ngành Kiến trúc là gì?
Ngành kiến trúc là ngành học có vai trò thiết kế những công trình kiến trúc phục vụ cho đời sống con người. Theo đó, kiến trúc sư sẽ tạo những bản thiết kế về không gian, cấu trúc của một công trình đảm bảo ứng dụng tốt, an toàn và mang tính thẩm mỹ.
Kiến trúc sư đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo chất lượng về thiết kế và xây dựng các đô thị, công trình, nhà ở, nội thất cho xã hội. Vì vậy, cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên ngành kiến trúc vô cùng rộng mở.
2Ngành Kiến trúc tuyển sinh khối nào?
Ngành Kiến trúc xét tuyển 2 khối gồm:
1. Khối V:
- Khối V00: Toán - Lý - Vẽ hình họa mỹ thuật.
- Khối V01: Toán - Văn - Vẽ hình họa mỹ thuật.
- Khối V02: Toán - Anh - Vẽ mỹ thuật.
- Khối V03: Toán - Hóa - Vẽ mỹ thuật.
- Khối V05: Văn - Lý - Vẽ mỹ thuật.
- Khối V06: Toán - Địa - Vẽ mỹ thuật.
- Khối V07: Toán - Tiếng Đức - Vẽ mỹ thuật.
- Khối V08: Toán - Tiếng Nga - Vẽ mỹ thuật.
- Khối V09: Toán - Tiếng Nhật - Vẽ mỹ thuật.
- Khối V10: Toán - Tiếng Pháp - Vẽ mỹ thuật.
- Khối V11: Toán - Tiếng Trung - Vẽ mỹ thuật.
2. Khối H:
- Khối H00: Ngữ văn - Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1 - Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2.
- Khối H01: Toán - Ngữ văn - Vẽ.
- Khối H02: Toán - Vẽ Hình họa mỹ thuật - Vẽ trang trí màu.
- Khối H03: Toán - Khoa học tự nhiên - Vẽ Năng khiếu.
- Khối H04: Toán - Tiếng Anh - Vẽ Năng khiếu.
- Khối H05: Ngữ văn - Khoa học xã hội - Vẽ Năng khiếu.
- Khối H06: Ngữ văn - Tiếng Anh - Vẽ mỹ thuật.
- Khối H07: Toán - Hình họa - Trang trí.
- Khối H08: Ngữ văn - Lịch sử - Vẽ mỹ thuật.
3Các trường đào tạo ngành Kiến trúc
Miền Bắc
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Xây dựng
- Đại học Phương Đông
- Đại học Nguyễn Trãi
- Đại học Hòa Bình
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Đại Nam
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Hàng hải
- Đại học Chu Văn An
Miền Trung
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Đại học Kiến trúc TP. HCM (Cơ sở Đà Lạt)
- Đại học Khoa học Huế
- Đại học Yersin Đà Lạt
- Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
- Đại học Xây dựng Miền Trung
Miền Nam
- Đại học Kiến trúc TP. HCM
- Đại học Bách khoa – ĐHQG TP. HCM
- Đại học Công nghệ TP. HCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Văn Lang
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Giao thông vận tải Phân hiệu TP. HCM
- Đại học Việt Đức
- Đại học Kiến trúc TP. HCM (Cơ sở Cần Thơ)
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An
- Đại học Bình Dương
4Ngành Kiến trúc học những gì?
Sinh viên ngành Kiến trúc sẽ được trang bị kiến thức cùng kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật, trong đó có những môn học về cấu tạo kiến trúc, kỹ thuật thi công, kỹ thuật hạ tầng nhà ở, đô thị, khả năng lĩnh hội nghệ thuật kiến trúc,...
Ngoài ra, sinh viên còn được phát triển các kiến thức về sử dụng các phần mềm cần thiết (Autocad, Photoshop, PowerPoint, Coreldraw,...) cùng kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch,...
5Ngành Kiến trúc gồm các khối ngành nào?
Ngành Kiến trúc có phân nhánh khá rộng với các nhóm ngành đa dạng. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ các nhóm ngành cụ thể của ngành Kiến trúc để có thể đưa ra sự lựa chọn thích hợp nhất nhé!
Quy hoạch xây dựng
Kiến trúc sư quy hoạch được đào tạo về các lĩnh vực như: quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị.
Quy hoạch vùng là lĩnh vực phức tạp, kiến trúc sư sẽ xây dựng hệ thống phân bố dân cư, hệ thống các đô thị chính, khu công nghiệp, các khu kinh tế đặc thù,... Kiến trúc sư quy hoạch đô thị sẽ là người bố trí, sắp đặt, tổ chức hệ thống không gian đô thị để tạo nên thẩm mỹ của đô thị. Chuyên ngành thiết kế đô thị sẽ hướng đến đối tượng là vật thể của cảnh quang như những quảng trường rộng lớn, một tuyến phố đi bộ, một công viên vui chơi giải trí,...
Thiết kế nội thất
Như tên gọi, đây là lĩnh vực chuyên về thiết kế nội thất. Mỗi lĩnh vực nội thất có một yêu cầu, phong cách khác nhau, kiến trúc sư nội thất phải có sự tinh tế, khéo tay, tư duy với các đối tượng cụ thể. Hơn nữa, ngoài kiến thức văn hoá và xã hội, thiết kế nội thất còn đòi hỏi phải giỏi về mỹ thuật.
Thiết kế công trình kiến trúc
Thiết kế công trình kiến trúc thường được nhiều người lựa chọn. Khi thiết kế, kiến trúc sư sẽ vẽ ra sơ đồ hoạt động và tổ chức các không gian tương ứng với những hoạt động ấy, rồi chọn bộ khung cho các không gian. Nhà ở, siêu thị, cửa hàng, cơ quan, trường học, nhà ga, rạp hát, bảo tàng,... là đối tượng thiết kế của kiến trúc sư công trình.
Kỹ sư công trình
Chuyên ngành này không đề cao thẩm mỹ mà chú trọng vào tính toán và kỹ thuật công trình để đảm bảo sự bền vững qua thời gian và hệ thống hoạt động trơn tru. Có thể kể đến như cầu đường, kênh rạch,... là đối tượng của kỹ sư công trình.
Thiết kế cảnh quan
Chuyên ngành này phù hợp với người yêu thích thiên nhiên cùng các không gian ngoài trời. Thiết kế cảnh quan phối hợp các lĩnh vực khác nhau để đưa ra giải pháp về cây trồng, vấn đề cấp thoát nước hay điêu khắc để trang trí cho cảnh vật,...
6Học Kiến trúc ra trường làm gì?
Kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển nên nhu cầu nhân lực ngành kiến trúc cao để phục vụ việc thiết kế công trình, đô thị cảnh quan, quy hoạch khu dân cư, khu đô thị, thiết kế nội thất,... Kiến trúc sư có thể chọn theo đuổi các khối ngành kiến trúc khác nhau. Việc tham gia theo dõi thi công sẽ giúp cho những kiến trúc sư mới ra trường có thêm kinh nghiệm thực tế.
Sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc, các bạn trẻ có thể lựa chọn những nghề nghiệp phù hợp với sở thích, sở trường của mình ở nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là một số công việc dành cho sinh viên ngành Kiến trúc, như:
- Kiến trúc sư thiết kế.
- Quy hoạch xây dựng trong hệ thống phân bố dân cư, khu công nghiệp.
- Sắp đặt, tổ chức hệ thống không gian đô thị.
- Kiến trúc sư thiết kế, sắp xếp nội thất.
- Kiến trúc sư thiết kế công trình, tạo hình dáng mới cho đô thị,...
7Một số lưu ý khi theo học ngành Kiến trúc
Ngành Kiến trúc là một ngành học thiên về năng khiếu, yêu cầu bạn phải có năng khiếu về hội họa, óc sáng tạo và khả năng tư duy. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi bạn ở tính kiên trì cao hơn thảy những ngành nghề khác.
Vẽ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, đặc biệt là ở các môn khoa học. Nếu bạn nghĩ Vẽ có thể bù lại cho các môn như Toán học giúp bạn thông minh, nhanh nhạy hay Văn học giúp bạn mơ mộng và luôn tràn đầy cảm xúc thì bạn hãy bỏ ý định thi khối V hoặc cố gắng luyện chúng lại thật tốt nhé!
Đặc biệt, muốn học Kiến trúc, bạn cần có khả năng cảm thụ nghệ thuật, không chỉ riêng Mỹ thuật, mà nhìn chung biết càng nhiều về nghệ thuật càng tốt. Bởi lẽ, đó là chiếc chìa khóa giúp bạn cảm thụ cái đẹp, hình thành tư duy sáng tạo tốt hơn!
Để học ngành Kiến trúc chắc chắn là chúng ta cần có niềm đam mê với môn vẽ. Bạn có thể thể luyện vẽ từ khi còn học cấp 3, hơn nữa nên học thêm ở các trung tâm để có những am hiểu nhất định về mỹ thuật.
Ngoài các môn chuyên ngành, trong quá trình học bạn nên trau dồi thêm kỹ năng mềm cùng ngoại ngữ để giúp ích cho công việc và có nhiều cơ hội hơn sau khi ra trường.
Nguồn tham khảo và tổng hợp: Trang tin tức của Hutech. Ngày cập nhật: 06/08/2021.
Hy vọng với các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành kiến trúc, nơi đào tạo cùng như cơ hội việc khi tốt nghiệp khối ngành này. Nếu có ý kiến đóng góp, hãy bình luận bên dưới để mọi người cùng thảo luận nhé!
Bạn đang xem: Khối ngành kiến trúc là gì, học ở đâu? Cơ hội việc làm khi theo ngành Kiến trúc
Chuyên mục: Tra cứu thông tin