ECG là gì? Cách xem ECG cơ bản
ECG là gì? Cách xem ECG cơ bản như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy. Nào hãy cùng theo dõi bài viết bạn nhé.
Xem nhanh nội dung
ECG là gì?
ECG là từ viết tắt của Electrocardiogram trong tiếng Anh có nghĩa là điện tâm đồ hay điện tim. Đây chính là đồ thị ghi lại những thay đổi của dòng điện trong tim trên một đơn vị thời gian.
Hoạt động co bóp của tim là nhờ sự điều khiển của một hệ thống dẫn truyền của cơ tim. Dòng điện của tim tuy nhỏ (chỉ tầm 1 phần nghìn volt) nhưng hoàn toàn có thể dò được thông qua các điện cực đặt trên tay, chân, ngực của người bệnh và chuyển tới máy ghi điện. Tại đây, dòng điện sẽ được khuếch đại và ghi lại trên giấy đồ thị.
Hoạt động đo điện tâm đồ không hề gây tổn hại đến sức khỏe của người được đo. Giá thành của nó cũng tương đối thấp và được coi là một trong những xét nghiệm cơ bản, thường quy trong công tác khám chữa bệnh.
Khi nào cần đo ECG?
Đo ECG được chỉ định đối với các trường hợp như:
- Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao
- Người tăng huyết áp
- Người rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu)
- Người bị đái tháo đường
- Người hút thuốc lá, có cơn đau thắt ngực, đánh trống ngực, khó thở
- Người có tiền sử ngất hoặc đã nhập viện câp cứu vì ngất bởi bất kỳ nguyên nhân nào
- Người chuẩn bị phẫu thuật
Ngoài ra, đo ECG cũng là một xét nghiệm thường quy để theo dõi sức khỏe định kỳ. Trên thực tế, có rất nhiều bệnh lý tim mạch được phát hiện một cách tình cờ qua xét nghiệm đo điện tâm đồ ngay cả khi người đó không có các triệu chứng đau ngực, khó thở, hồi hộp...
Phân tích ECG cơ bản
Điện tâm đồ bình thường là không có các bất thường về nhịp điệu, tốc độ, hoặc trục. Ngoài ra, cấu hình của sóng P, QRS đầy đủ, và sóng T trong giới hạn bình thường.
Cách xem kết quả điện tâm đồ cơ bản như sau:
Đặc điểm sóng P
- Dương ở D1 và D2
- Nhìn rõ nhất ở D2, V1
- Có thể hai pha ở V1
- Rộng < 3 ô nhỏ (< 12 ms)
- Cao < 2,5 ô nhỏ (< 2,5 mV)
- Dương ở D1, D2, aVL, aVF, V3, V4, V5, V6.
- Âm ở aVR.
- Thay đổi ở D3, aVL, V1, V2.
Đoạn PR
- PR (PQ): 12 – 20 ms.
- Thời gian 0,12 – 0,20s.
- Dài: Block AV cấp I.
- Ngắn: hội chứng tiền kích thích.
Đặc điểm phức bộ QRS
- Rộng không quá 12 ms (3 ô nhỏ).
- Thời gian < 0,10s.
- Sokolow = (SV1 + RV5) < 35mm.
- R/S < 1 ở V1, V2; R/S > 1 ở V5,V6.
- Ở chuyển đạo trước tim phải (V1): S >> R.
- Ở chuyển đạo trước tim trái (V5,6): cao không quá 25 mm.
- Ở chuyển đạo trái có thể có sóng Q do khử cực vách liên thất nhưng: sâu không quá 2mm và rộng không quá 1mm.
Bất thường QRS
- Rộng quá: Block phân nhánh; nhánh, nhịp ngoại tâm thu...
- Cao quá: Phì đại thất.
- Dày thất phải: Trục phải (>110 độ); R >>S ở V1, V2; S sâu ở V5-6
- Dày thất trái: Trục trái (< 0 độ); R cao ở V5,6 (>= 25mm); S sâu ở V1-2; chỉ số Sokolow-Lyon (SV1 + RV5 hoặc RV6) >= 35mm.
Sóng Q
- Bình thường: Hình thành do khử cực vách liên thất từ trái qua phải; <1mm rộng; < 2mm sâu.
- Bệnh lý: Tế bào cơ Tim bị chết (hoại tử) -> khử cực từ trong ra ngoài bề mặt tim tại vị trí hoại tử -> sóng Q bệnh lý vùng đối chiếu.
Đoạn ST
- ST bình thường là đẳng điện.
- Thay đổi liên quan đến tổn thương mới cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim; phì đại thất; thuốc digoxin.
- Có thể chênh lên; chênh xuống...
- Các hình dạng khác nhau, các vị trí khác nhau cho phép chẩn đoán bệnh.
Sóng T
- Không đối xứng. Sườn lên thoai thoải, sườn xuống dốc hơn.
- Đỉnh tròn.
- Dương ở D1, D2, aVL, V2, V3, V4, V5, V6.
- Âm ở aVR.
- Thay đổi ở D3, aVF, V1.
- Thường cùng chiều QRS.
- Cao nhất ở V3-V4.
- Không có tiêu chuẩn giới hạn độ cao.
Bất thường T
- Do bệnh động mạch vành
- Phì đại thất
- Block nhánh
- Digoxin...
Đoạn QT
- QT: 0,35 – 0,45 ms
Các giá trị cho thấy kết quả điện tâm đồ gồm có: Nhịp tim, tần số, đoạn PR (Q) và vấn đề dẫn truyền, trục điện tim QRS, mô tả sóng P, mô tả phức bộ QRS, mô tả đoạn ST và T, mô tả bất thường về rối loạn nhịp nếu có. Cuối cùng đưa ra kết quả điện tâm đồ.
Giới thiệu một số máy đo ECG chất lượng
Máy theo dõi 5 thông số huyết áp, SPO2, nhiệt độ, đường huyết, ECG TD-2300
Máy theo dõi 5 thông số huyết áp, SPO2, nhiệt độ, đường huyết, ECG TD-2300 có thiết kế nhỏ gọn, độ linh hoạt cao. Thiết bị được phát triển bởi thương hiệu TaiDoc đảm bảo chất lượng. Máy cho khả năng đo 5 thông số gồm huyết áp, SPO2, Nhiệt độ, Đường huyết, và ECG.
Các thông số được hiển thị rõ ràng trên màn hình LCD 7 inch TFT có màu nền cho người dùng tiện theo dõi. Máy trang bị công nghệ quản lý cảnh báo Nellcor Sat Seconds thông minh cùng tính năng kết nối dữ liệu Bluetooth tiện lợi.
Đặc biệt sản phẩm có thể dùng được cho trẻ em, người lớn.
Sản phẩm này đang được bán với giá 85.000.000 đồng và được bảo hành 12 tháng.
Máy đo huyết áp bắp tay và điện tâm đồ Beurer BM95
Beurer BM95 có màn hình LCD lớn, hiển thị đủ các thông tin như huyết áp tối đa (tâm thu), huyết áp tối thiểu (tâm trương), chỉ số đo nhịp tim... Đặc biệt là chiếc máy này còn có bộ nhớ dành cho 2 người sử dụng với 60 kết quả trên mỗi người, phù hợp để chăm sóc sức khỏe cho cả 2 người. Sản phẩm này có thể được sử dụng tại nhà hoặc tại các phòng khám, cơ sở y tế.
Hiện giá bán của sản phẩm là 3.275.000 đồng và được bảo hành 36 tháng.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được ECG là gì, cách xem ECG cơ bản. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: ECG là gì? Cách xem ECG cơ bản
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Dây mini band là gì? Các bài tập với dây kháng lực mini band hiệu quả nhất
- Vitamin D có tác dụng gì? Tác dụng của vitamin D với sức khỏe & sắc đẹp
- Dây ngũ sắc tập gym là gì? Hướng dẫn các bài tập với dây ngũ sắc đơn giản, hiệu quả
- 4 Bài tập thể dục nhịp điệu tại nhà đơn giản, dễ tập, hiệu quả nhất
- 6 bài tập giảm mỡ lưng cho nữ giúp giảm béo lưng hiệu quả tại nhà
- Điện tâm đồ (điện tim) là gì? Đo điện tim để làm gì?