Đi bộ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng có '2 điều nên làm, 3 việc cần nhớ'
Bệnh nhân tiểu đường nên đi bộ thế nào là tốt nhất: 1 giờ sau ăn, đi bộ kết hợp chạy bộ nhẹ nhàng, kiểm tra đường huyết trước khi đi bộ, không tập quá sức...
Đi bộ là một trong những phương pháp tập luyện hiệu quả nhất để tăng cường sức khỏe. Theo tờ Stylecraze, chỉ cần dành 30 phút đi bộ mỗi ngày, bạn sẽ ngủ ngon hơn vì bạn sẽ cảm thấy thư giãn, không bị căng thẳng hay áp lực. Đồng thời, huyết áp ổn định, tăng sức mạnh cơ bắp, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn.
Đi bộ cũng được coi là bài tập rất có lợi cho người tiểu đường, đặc biệt là sau bữa ăn. Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật): Việc vận động hợp lý không chỉ có thể làm tăng độ nhạy insulin, mà còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa glucose. Hơn nữa, tập thể dục đúng cách còn giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường như suy tim, suy thận...
Bác sĩ Li Aiguo.
Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường là một đối tượng đặc biệt. Không nên tập quá sức vì sẽ nguy hại sức khỏe, tập quá nhẹ thì hiệu quả giảm đường huyết không cao.
Dưới đây là những điều mà bệnh nhân tiểu đường cần nhớ khi đi bộ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2 điều người tiểu đường nên làm khi đi bộ
1. Đi bộ sau bữa ăn 1 giờ
1 giờ sau ăn là khoảng thời gian mà người tiểu đường có thể đi bộ, vì lúc này dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn. Việc đi bộ sẽ giảm đáng kể nguy cơ tăng đường huyết, giảm áp lực sản xuất insulin của tuyến tụy. Hơn nữa, đi bộ sau bữa ăn sẽ khiến tay chân và vai đều phải hoạt động mạnh, tạo điều kiện cho các cơ trong cơ thể tham gia vào việc hạ đường huyết.
Thời lượng khuyến nghị của bài tập là khoảng 30 phút, thường không dưới 10 phút. Nên tập luyện không dưới 5 lần một tuần, thời gian tập tích lũy không dưới 150 phút.
2. Đi bộ kết hợp chạy bộ nhẹ nhàng
Chạy bộ không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà còn là một môn thể dục nhẹ nhàng tốt cho tim mạch và mạch máu não, giúp tăng cường chức năng tim phổi, cải thiện tuần hoàn máu.
Chạy bộ còn giúp hạn chế biến chứng tiểu đường, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị đái tháo đường trước khi bắt đầu chạy bộ. Việc này nhằm kiểm tra thể trạng của bạn phù hợp hay không.
1 giờ sau ăn là khoảng thời gian mà người tiểu đường có thể đi
bộ, vì lúc này dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn.
3 việc người tiểu đường nên nhớ trong quá trình chạy bộ
1. Nhất định phải kiểm tra lượng đường trong máu trước khi tập
Do đường huyết của bệnh nhân tiểu đường rất dễ tăng cao sau bữa ăn nên nếu bệnh nhân bị mất kiểm soát đường huyết thì càng nên tránh vận động càng tốt, vì lúc này tập thể dục có thể gây ra một số tác hại, cũng như chấn thương. Bệnh nhân có thể tiếp tục tập luyện khi đường huyết ổn định.
Chạy bộ không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà còn
là một môn thể dục nhẹ nhàng tốt cho tim mạch và mạch máu
não.
2. Không được tập quá sức
Người bệnh tiểu đường không nên quá gắng sức, hãy cố gắng lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp với bản thân, việc tập quá nặng sẽ làm tiêu hao năng lượng quá mức gây tụt đường huyết nhanh, đồng thời tăng biến chứng tiểu đường.
3. Luôn quan sát cơ thể trong khi tập
Trong khi tập luyện chúng ta nên theo dõi tình trạng của cơ thể mình, nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết do tiêu hao quá nhiều năng lượng sẽ có cảm giác mệt mỏi, yếu ớt, đau đầu... lúc này cần nghỉ ngơi ngay để tránh chấn thương, ngất xỉu.
Bên cạnh việc tập thể dục, bệnh nhân tiểu đường cũng nên kiểm
soát chế độ ăn uống, điều chỉnh thói quen làm việc và nghỉ
ngơi.
Cần thay đổi nhiều thói quen khác nhau để đường huyết thực sự ổn định, tránh hàng loạt tổn thương cho tim mạch, thận, mắt do đường huyết dao động quá lớn.
Bạn đang xem: Đi bộ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng có '2 điều nên làm, 3 việc cần nhớ'
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày trong 5 tháng, cô gái chứng kiến sự thay đổi chưa từng thấy
- Những người đi bộ kiểu này có nguy cơ tử vong thấp hơn 35%, sống thọ hơn 15-20 năm
- Công dụng bất ngờ của việc đi giật lùi
- 4 thói quen ăn sáng cực kỳ gây hại cho đường huyết, tăng các biến chứng bệnh tiểu đường
- Hơn 5 triệu người Việt mắc tiểu đường: 5 dấu hiệu chứng tỏ đường huyết đang tăng
- Đều đặn làm 4 việc này hàng ngày sẽ khiến lượng đường huyết tăng mất kiểm soát